Ngày 22/01/2015, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ra Thông tư số 01/2015/TT-BNNPTNT ban hành Danh mục bổ sung giống cây trồng được phép sản xuất kinh doanh ở Việt Nam. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 09/03/2015.
Tình trạng pháp lý của Thông tư 01/2015/TT-BNNPTNT
Số hiệu: | 01/2015/TT-BNNPTNT | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn | Người ký: | Lê Quốc Doanh |
Ngày ban hành: | 22/01/2015 | Ngày hiệu lực: | 09/03/2015 |
Ngày công báo: | 11/02/2015 | Số công báo: | Từ số 211 đến số 212 |
Tình trạng: | Còn hiệu lực |
Xem trước và tải xuống Thông tư 01/2015/TT-BNNPTNT
Nội dung chính của Thông tư 01/2015/TT-BNNPTNT
Kể từ 09/03/2015, thêm một số giống cây trồng được phép sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam. Điển hình như:
- Giống quýt PQ1 được phép sản xuất tại các tỉnh Bắc Trung Bộ.
- Giống chè TB14 được phép sản xuất tại các tỉnh Tây Nguyên.
- Giống ngô lai DK6818, PAC 339, PAC 999 Super, giống ngô nếp lai Fancy 111 được phép sản xuất tại các tỉnh trên cả nước…
Có thể bạn quan tâm:
- Đăng ký bảo hộ giống cây trồng tại Việt Nam theo hướng dẫn mới nhất
Liên hệ ngay LVN Group
Trên đây là nội dung tư vấn về Thông tư 01/2015/TT-BNNPTNT về Danh mục bổ sung giống cây trồng được phép sản xuất, kinh doanh ở Việt Nam. Mọi câu hỏi về thủ tục pháp lý có liên quan. Quý khách vui lòng liên hệ LVN Group để được hỗ trợ, trả lời.
Gọi ngay cho chúng tôi qua hotline: 1900.0191
Giải đáp có liên quan
Hiện nay có khoảng 63 giống lúa đang được trồng ở ĐBSCL, trong đó phổ biến nhứt là các giống OM1490, OMCS 2000, VNĐ 95-20, OM576, Jasmine 85, OM2517, OM 576, IR50404, IR 64, Khaw Dawk Mali, Hom Mali (Thái Lan), VD10, VD 20 (Đài Loan), Đài Thơm, Tài Nguyên, Nàng Hoa 9, Nàng Xuân, Trân Châu, Hương Lài, ST, OM 4900…
Giống cây trồng phải đảm bảo 4 tiêu chí. Đó là:
– Tính mới của giống cây trồng (Điều 159 Luật sở hữu trí tuệ)
– Tính khác biệt của giống cây trồng (Điều 160 Luật sở hữu trí tuệ)
– Tính đồng nhất của giống cây trồng (Điều 161 Luật sở hữu trí tuệ)
– Tính ổn định của giống cây trồng (Điều 162 Luật sở hữu trí tuệ)
Đăng ký bảo hộ giống cây trồng là thủ tục mà cá nhân, tổ chức cần thực hiện để hợp pháp hóa quyền sở hữu giống cây trồng. Và có thể công khai về quyền sở hữu giống cây trồng đó trên các phương tiện thông tin đại chúng.