Thông tư 16/2013/TT-BNNPTNT ban hành ngày 28/02/2013

Ngày 28/02/2013, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Thông tư 16/2013/TT-BNNPTNT. Thông tư này hướng dẫn thi hành một số nội dung về xác lập quyền đối với giống cây trồng, uỷ quyền quyền đối với giống cây trồng, giám định quyền đối với giống cây trồng và biểu mẫu về bảo hộ giống cây trồng.

Tình trạng pháp lý của Thông tư 16/2013/TT-BNNPTNT

Số hiệu: 16/2013/TT-BNNPTNT Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Người ký: Bùi Bá Bổng
Ngày ban hành: 28/02/2013 Ngày hiệu lực: 13/04/2013
Ngày công báo: 19/03/2013 Số công báo: Từ số 163 đến số 164
Tình trạng: Còn hiệu lực
Tình trạng pháp lý của Thông tư 16/2013/TT-BNNPTNT

Xem trước và tải xuống Thông tư 16/2013/TT-BNNPTNT

Nội dung chính của Thông tư 16/2013/TT-BNNPTNT

Giống cây trồng được biết đến rộng rãi là giống cây trồng thuộc một trong các trường hợp sau đây:

– Giống cây trồng mà vật liệu nhân giống hoặc vật liệu thu hoạch của giống đó được sử dụng một cách rộng rãi trên thị trường Việt Nam hoặc ở bất kỳ quốc gia thành viên UPOV nào tại thời gian nộp đơn đăng ký bảo hộ.

– Giống cây trồng được bảo hộ hoặc được công nhận lưu hành hoặc tự công bố lưu hành tại Việt Nam hoặc thuộc danh mục giống được phép sản xuất kinh doanh ở bất kỳ quốc gia thành viên UPOV nào.

– Giống cây trồng là đối tượng trong đơn đăng ký bảo hộ giống cây trồng mới hoặc đã nộp hồ sơ đăng ký cấp Quyết định lưu hành hoặc hồ sơ đề nghị tự công bố lưu hành tại Việt Nam hoặc vào Danh mục giống bất kỳ ở quốc gia thành viên UPOV nào, nếu các đơn này không bị từ chối.

Giống cây trồng được coi là không còn tính mới và không đủ điều kiện được đăng ký bảo hộ sau 12 tháng kề từ ngày giống được cấp quyết định lưu hành hoặc tự công bố lưu hành.

Có thể bạn quan tâm:

  • Có được sử dụng tên của sản vật nổi tiếng cho sản phẩm của mình?
  • Đăng ký bảo hộ giống cây trồng tại Việt Nam theo hướng dẫn mới nhất

Liên hệ ngay LVN Group

Trên đây là nội dung tư vấn về Thông tư 16/2013/TT-BNNPTNT hướng dẫn về bảo hộ quyền đối với giống cây trồng. Mọi câu hỏi về thủ tục pháp lý có liên quan. Quý khách vui lòng liên hệ LVN Group để được hỗ trợ, trả lời.

Gọi ngay cho chúng tôi qua hotline: 1900.0191.

Giải đáp có liên quan

Chọn tạo giống cây trồng là gì?

Chọn tạo giống cây trồng là quá trình lai hữu tính, gây đột biến hoặc áp dụng phương pháp khác để tạo các biến dị nhân tạo và chọn lọc tìm ra biến dị phù hợp với yêu cầu của sản xuất.

Hồ sơ cấp lại Bằng bảo hộ giống cây trồng gồm những gì?

Chủ bằng bảo hộ có đề nghị cấp lại Bằng bảo hộ nộp một (01) bộ hồ sơ cho Cục Trồng trọt. Hồ sơ gồm:
1. Tờ khai yêu cầu cấp lại Bằng bảo hộ làm theo mẫu tại Phụ lục 16 của Thông tư này;
2. Giấy uỷ quyền (nếu nộp hồ sơ thông qua uỷ quyền);
3. Bản sao chụp biên lai thu phí, lệ phí hoặc bản fax giấy tờ chứng minh đã chuyển tiền vào tài khoản của Cục Trồng trọt;
4. Bằng bảo hộ bị hỏng, rách, bẩn, phai mờ.

Những ai chịu phạm vi điều chỉnh của Thông tư 16/2013/TT-BNNPTNT?

Thông tư này áp dụng đối với:
– Tổ chức, cá nhân Việt Nam;
– Tổ chức, cá nhân nước ngoài là các đối tượng được quy định tại khoản 18 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com