Thông tư 43/2015/TT-BTNMT về báo cáo hiện trạng môi trường

Thông tư 43/2015/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường về báo cáo hiện trạng môi trường, bộ chỉ thị môi trường và quản lý số liệu quan trắc môi trường

Cơ quan ban hành: Bộ Tài nguyên và Môi trường Số công báo: Đã biết 
Số hiệu: 43/2015/TT-BTNMT Ngày đăng công báo: Đã biết 
Loại văn bản: Thông tư Người ký: Nguyễn Minh Quang
Ngày ban hành: 29/09/2015 Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật
Áp dụng: Đã biết  Tình trạng hiệu lực: Đã biết 
Lĩnh vực: Tài nguyên-Môi trường

Tóm tắt Thông tư 43/2015/TT-BTNMT

Báo cáo hiện trạng môi trường và Bộ chỉ thị môi trường

– Các đánh giá trong báo cáo hiện trạng môi trường được quy định tại Thông tư 43/2015/TT-BTNMT

+ Đánh giá mức độ hoàn thành các chỉ tiêu về môi trường với các mục tiêu môi trường trong Kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội trong báo cáo hiện trạng môi trường.

+ Đánh giá chất lượng môi trường vùng, khu vực, tỉnh, thành phố đối với báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia; đánh giá chất lượng môi trường quận, huyện, xã đối với báo cáo hiện trạng môi trường của địa phương.

+ Đánh giá chất lượng môi trường giữa các năm và giữa các kỳ báo cáo.

+ Đánh giá các thông số môi trường, so sánh với quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn môi trường.

– Xây dựng bộ chỉ thị môi trường theo Thông tư số 43/2015-BTNMT

+ Tổng cục Môi trường giúp Bộ Tài nguyên và Môi trường xây dựng bộ chỉ thị môi trường quốc gia theo Khoản 2 Điều 132 Luật bảo vệ môi trường năm 2014. Định kỳ 05 năm một lần, Tổng cục Môi trường rà soát, trình Bộ TNMT xem xét sửa đổi, bổ sung bộ chỉ thị môi trường quốc gia.

+ Sở TNMT giúp UBND cấp tỉnh xây dựng bộ chỉ thị môi trường địa phương theo Khoản 3 Điều 132 Luật bảo vệ môi trường năm 2014 bảo đảm số lượng chỉ thị đạt tối thiểu 75% số lượng chỉ thị môi trường quốc gia và đủ 05 thành phần theo mô hình DPSIR.

Quản lý số liệu quan trắc môi trường

Số liệu quan trắc môi trường được Thông tư 43/2015/TT-BTNMT quy định như sau:

– Số liệu quan trắc môi trường gồm:

+ Kết quả quan trắc môi trường định kỳ, kết quả quan trắc môi trường liên tục của chương trình quan trắc môi trường quy định tại Khoản 2 Điều 19 Thông tư 43 Bộ Tài nguyên môi trường;

+ Báo cáo kết quả quan trắc môi trường, bao gồm: báo cáo kết quả quan trắc môi trường theo đợt và báo cáo tổng hợp năm (đối với quan trắc định kỳ); báo cáo kết quả quan trắc môi trường theo tháng, quý và năm (đối với quan trắc liên tục). Các báo cáo kết quả quan trắc phải bao gồm kết quả thực hiện QA/QC trong quan trắc môi trường.

– Thông tư 43/2015 quy định chương trình quan trắc môi trường:

+ Chương trình quan trắc môi trường quốc gia gồm chương trình quan trắc môi trường lưu vực sông và hồ liên tỉnh; vùng kinh tế trọng điểm; môi trường xuyên biên giới và chương trình quan trắc môi trường tại các vùng có tính đặc thù;

+ Chương trình quan trắc môi trường cấp tỉnh gồm các chương trình quan trắc thành phần môi trường trên địa bàn;

+ Chương trình quan trắc môi trường của khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, cụm công nghiệp, làng nghề và cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ gồm quan trắc chất phát thải và quan trắc các thành phần môi trường theo pháp luật.

Xem trước và tải xuống Thông tư 43/2015/TT-BTNMT

Giải đáp có liên quan

Mô hình DPSIR được hiểu thế nào?

Mô hình DPSIR là mô hình mô tả mối quan hệ tương hỗ giữa Động lực D (phát triển kinh tế – xã hội, nguyên nhân sâu xa của các biến đổi môi trường) – Sức ép – P (các nguồn thải trực tiếp gây ô nhiễm và suy thoái môi trường) – Hiện trạng – S (hiện trạng chất lượng môi trường) – Tác động – I (tác động của ô nhiễm môi trường đối với sức khỏe cộng đồng, hoạt động phát triển kinh tế – xã hội và môi trường sinh thái) – Đáp ứng – R (các đáp ứng của nhà nước và xã hội để bảo vệ môi trường).

Trình tự lập báo cáo hiện trạng môi trường bao gồm?

1. Đề xuất, trình phê duyệt chủ đề báo cáo đối với báo cáo chuyên đề về môi trường.
2. Xây dựng khung cấu trúc báo cáo.
3. Thu thập, tổng hợp, xử lý thông tin, số liệu.
4. Xây dựng dự thảo báo cáo.
5. Tham vấn các bên liên quan về dự thảo báo cáo.
6. Trình, phê duyệt báo cáo.
7. Cung cấp, công khai báo cáo.

Các cách thức tham vấn về dự thảo báo cáo?

Căn cứ trên tình hình thực tiễn, Tổng cục Môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường có thể lựa chọn một hoặc nhiều cách thức tham vấn sau:
a) Họp nhóm chuyên gia;
b) Hội thảo, lấy ý kiến các bên, các đơn vị có liên quan;
c) Xin ý kiến bằng văn bản.
2. Việc xin ý kiến bằng văn bản quy định tại điểm c Khoản 1 Điều này được thực hiện như sau:
a) Dự thảo báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia được gửi xin ý kiến các Bộ ngành, địa phương và các đơn vị có liên quan;
b) Dự thảo báo cáo hiện trạng môi trường địa phương được gửi xin ý kiến các Sở, ban ngành và các đơn vị có liên quan tại địa phương.

Liên hệ ngay với LVN Group

LVN Group là đơn vị Luật uy tín; chuyên nghiệp, được nhiều cá nhân và tổ chức đặt trọn niềm tin. Được hỗ trợ và đồng hành giải quyết khó khăn về mặt pháp lý của quý khách; là mong muốn của LVN Group. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của LVN Group; hãy liên hệ:

Hotline: 1900.0191

Xem thêm: Nghị quyết 68/2019/NQ-CP hỗ trợ NLĐ, NSDLĐ gặp khó khăn vì Covid-19

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com