1. Tội vu khống, làm nhục người khác ?

Luật sư ơi cho em hỏi. Ông bà nội em tuổi đã cao nên đã kêu cha và mẹ về ở cùng ( cha em là con trai út ), mới đầu cha mẹ em về ở thì không có gì nhưng sau này cô 5 của em không đồng ý cho cha mẹ em ở nữa, rồi có những lời lẽ thô tục chưởi cha mẹ em thậm chí còn chưởi ông bà nội em nữa.
Nào là chưởi mẹ em là con quỷ này quỷ nọ, về ở dành ăn ( trong khi đó cha mẹ em co nha riêng sự nghiệp vững vàng thu nhập ổn đinh), nói bỏ bùa ông bà nội em nên cha mẹ em nói gi ông bà nội em cũng nghe theo hết, mỗi khi 2 vợ chồng cô 5 em muốn chưởi là chưởi cha mẹ ông bà nội em mà la chưởi thậm tệ luôn dùng những lời lẽ xúc phạm cha mẹ em, bây giờ 3 người con của cô em lên facebook đăng chia sẻ biêu riếu gia đình nhà em nào là dùng bùa, nào la ác độc, mọi người hãy tránh xa nhà đó ra. Làm cho em gái của em nó đi học xấu hổ với bạn bè, lam cho mọi người nhìn gia đình em với cái nhìn bị coi thường.
Những lần vợ chồng cô 5 em chưởi bới vu khống bôi nhọ cha mẹ ông bà nội em điều có ghi âm ghi hình lại hết ?
Mong Luật sư của LVN Group giúp em cho em xin câu trả lời để em được hiểu rõ hơn. Em chân thành cảm ơn.
– Huỳnh Thanh Tùng

Luật sư trả lời:

Thứ nhất: Đối với hành vi chửi rủa mọi người gồm cả ông bà và cha mẹ bạn thì căn cứ vào mức độ vi phạm của người đấy như thế nào thì cơ quan có thẩm quyền có thể xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự. Nên những hành vi đấy còn phải được chứng minh, điều tra làm rõ. Nếu ở mức độ vi phạm nhẹ thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính về trật tự công cộng.

Căn cứ theo Điều 5 Nghị định 167/2013/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm về trật tự công cộng thì cô Năm có thể bị phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng.

Nếu mức độ nghiêm trọng hơn, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống, tâm thần của ông bà và cha mẹ bạn thì cơ quan có thẩm quyền có thể khởi tố cô Năm về tội làm nhục người kháctheo Điều 155 Bộ luật hình sự năm 2015.

“Điều 155. Tội làm nhục người khác

1. Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:

a) Phạm tội 02 lần trở lên;

b) Đối với 02 người trở lên;

c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

d) Đối với người đang thi hành công vụ;

đ) Đối với người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, chữa bệnh cho mình;

e) Sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội;

g) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân từ 11% đến 45%.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:

a) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân 46% trở lên;

b) Làm nạn nhân tự sát.

4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.”

Thứ hai: Đối với hành vi bịa đặt và cố ý lan truyền thông tin sai sự thật của người khác lên mạng xã hội như vậy thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội vu khống. Cô Năm biết rõ là bố mẹ bạn không bỏ bùa, không sống ác với ai mà cố tình phát tán ra cho nhiều người biết. Căn cứ theo Điều 156 Bộ luật hình sự năm 2015 quy định như sau:

“Điều 156. Tội vu khống

1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm:

a) Bịa đặt hoặc loan truyền những điều biết rõ là sai sự thật nhằm xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác;

b) Bịa đặt người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan có thẩm quyền.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 03 năm:

a) Có tổ chức;

b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

c) Đối với 02 người trở lên;

d) Đối với ông, bà, cha, mẹ, người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh cho mình;

đ) Đối với người đang thi hành công vụ;

e) Sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội;

g) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân từ 11% đến 45%;

h) Vu khống người khác phạm tội rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:

a) Vì động cơ đê hèn;

b) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân 46% trở lên;

c) Làm nạn nhân tự sát.

4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.”

Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại, gọi ngay số: 1900.0191 để được giải đáp.

 

2. Trách nhiệm trả tiền và tội làm nhục người khác?

Em có một người bạn, bạn đó tên H là ngưởi mua đồ quần áo cho bạn G, với số tiền là 1tr1. Tụi bạn chỉ nói chuyện qua facebook không có giấy tờ. mà bạn G không mua được và đã sử dụng thâm tiền của bạn H. bạn H biết và có cho bạn G 1 tháng để trả nợ 1tr1. Bạn G sau 1 tháng không trả được vì không có khả năng trả nợ. Cho em hỏi bạn G phải chiụ hình phạt như thế nào khi đưa ra tòa. bạn H có đang giữ những thông tin chửi bạn G nội dung nói bạn G là lừa đảo. bạn H phải chiệu hình phại như thế nào khi bạn G muốn đưa chuyện này ra tòa án ?
Cảm ơn!

Trả lời:

Điều 174. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản
1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;
b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
d) Tái phạm nguy hiểm;
đ) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
e) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;

Như vậy bạn G chỉ là sử dụng tiền là 1,1 tr của bạn H và sau một tháng không có khả năng trả nợ. Bạn G chỉ có nghĩ vụ trả tiền theo quy định của Bộ luật dân sự chứ không phải là bạn G phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản vi bạn G chẳng có dấu hiệu nào là vi phạm quy định của tội này cả. vì vậy bạn G chỉ chịu trách nhiệm dân sự là hoàn trả đầy đủ tền cho bạn H.

Trong trường hợp bạn H đòi tiền mà bạn G không trả thì bạn H có quyền khởi kiện ra Tòa để nhờ tòa giải quyết.

Bạn G chửi bạn H và bạn H đang giữ những thông tin mà bạn G chửi mình với nội dung là lừa đảo thì theo quy định của Bộ luật hình sự

Theo quy định tại Điều 121 Bộ luật hình sự về Tội làm nhục người khác thì:

Điều 155. Tội làm nhục người khác
1. Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:
a) Phạm tội 02 lần trở lên;
b) Đối với 02 người trở lên;
c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
d) Đối với người đang thi hành công vụ;
đ) Đối với người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, chữa bệnh cho mình;
e) Sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội;
g) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 31% trở lên
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:
a)Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân 46% trở lên
b) Làm nạn nhân tự sát.
4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Làm nhục người khác là hành vi xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của con người. Người phạm tội phải là người có hành vi (bằng lời nói hoặc hành động) xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác như lăng mạ, chửi rủa thậm tệ, … Tuy nhiên trong trường hợp này để xác định bạn G đã cấu thành tội làm nhục người khác chưa thì còn phải xem bạn H giữ những thông tin là bạn G đã chửi mình đủ cấu thành tôi phạm này chưa và Tòa án khi xét xử sẽ là cơ quan quyết định . Nếu chưa cấu thành tội phạm này thì bạn G chỉ phải chịu xử phạt theo quy định của Luật xử phạt vi phạm hành chính theo Điều 5 Nghị định 167/2013/NĐ-CP Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh trật tự an toàn xã hội.

“Điều 5. Vi phạm quy định về trật tự công cộng

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Có cử chỉ, lời nói thô bạo, khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác;…”

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với 1900.0191hoặc gửi qua email: Tư vấn pháp luật hình sự miễn phí qua Email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật LVN Group.

 

3. Có phạm tội làm nhục người khác không?

Kính chào Luật LVN Group, Tôi có một vấn đề mong các Luật sư của LVN Group giải đáp: Tôi có người yêu cũ và đã chia tay. Vừa rôi tôi có chia sẻ với các bạn tôi trên mạng xã hội về cuộc trò truyện của tôi và người yêu cũ. Nội dung cuộc trò truyện là: tôi và cô ấy đã quan hệ và có thai 2 lần. Hiện nay cô ấy khởi kiện tôi về hành vi xúc phạm danh dự của cô ấy. Xin hỏi Luật sư của LVN Group tôi có vi phạm không ?
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Người gửi: N.G

>> Luật sư tư vấn luật hình sự về tội làm nhục người khác, gọi: 1900.0191

 

Trả lời:

Điều 38. Quyền về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình
1. Đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình là bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo vệ.
2. Việc thu thập, lưu giữ, sử dụng, công khai thông tin liên quan đến đời sống riêng tư, bí mật cá nhân phải được người đó đồng ý, việc thu thập, lưu giữ, sử dụng, công khai thông tin liên quan đến bí mật gia đình phải được các thành viên gia đình đồng ý, trừ trường hợp luật có quy định khác.
3. Thư tín, điện thoại, điện tín, cơ sở dữ liệu điện tử và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của cá nhân được bảo đảm an toàn và bí mật.
Việc bóc mở, kiểm soát, thu giữ thư tín, điện thoại, điện tín, cơ sở dữ liệu điện tử và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của người khác chỉ được thực hiện trong trường hợp luật quy định.
4. Các bên trong hợp đồng không được tiết lộ thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình của nhau mà mình đã biết được trong quá trình xác lập, thực hiện hợp đồng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác

Như vậy, hành vi của bạn là chia sẻ với các bạn tôi trên mạng xã hội về cuộc trò truyện của tôi và người yêu cũ. Nội dung cuộc trò truyện là: tôi và cô ấy đã quan hệ và có thai 2 lần. Đây là những thông tin về đời tư cá nhân của bạn và bạn gái cũ. Bạn đã công bố thông tin này mà chưa được sự đồng ý của bạn gái; đồng thời từ những thông tin đó, nhân phẩm của bạn gái bạn bị xúc phạm. Nên đây là hành vi vi phạm quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tínquyền bí mật đời tư của bạn gái bạn.

Tùy vào mức độ hành vi của bạn mà bạn có thể phải chịu trách nhiệm theo các trường hợp như sau:

1. Xử phạt vi phạm hành chính:

Điểm a Khoản 1 Điều 5 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính, phòng chống bạo lực gia đình quy định:

Điều 5. Vi phạm quy định về trật tự công cộng

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Có cử chỉ, lời nói thô bạo, khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác

Như vậy, với hành vi này, bạn bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng.

2. Bồi thường thiệt hại cho bạn gái theo quy định tại Điều 592 Bộ Luật Dân sự 2015

Điều 592. Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm
1. Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm bao gồm:
a) Chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại;
b) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút;
c) Thiệt hại khác do luật quy định.
2. Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì mức tối đa cho một người có danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm không quá mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.

3. Nếu hành vi của bạn xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của bạn gái bạn thì bạn có thể bị truy cứu TNHS theo Điều 155 Bộ luật Hình sự 2015

Điều 155. Tội làm nhục người khác
1. Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:
a) Phạm tội 02 lần trở lên;
b) Đối với 02 người trở lên;
c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
d) Đối với người đang thi hành công vụ;
đ) Đối với người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, chữa bệnh cho mình;
e) Sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội;
g) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 31% trở lên
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:
a)Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân 46% trở lên
b) Làm nạn nhân tự sát.
4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

 

4. Lăng mạ, làm nhục người khác trên mạng xã hội bị xử lý như thế nào?

Chào Luật sư của LVN Group!, tôi và người yêu tôi là anh T yêu nhau 4 năm, do mâu thuẫn với nhau về tiền bạc nên tôi quyết định chia tay anh ta. Nhưng anh ta nhất quyết không chia tay mà còn dọa đưa những hình ảnh anh ta chụp lén khi chúng tôi quan hệ với nhau lên mạng xã hội. Tôi không tin và nhất quyết chia tay, sau đó anh T đã đưa những cái ảnh đó lên mạng facebook kèm theo những lời lẽ lăng mạ tôi thậm tệ. Tôi đã chụp lại bài đăng của anh ta làm bằng chứng.
Xin hỏi Luật sư của LVN Group, nếu tôi kiện thì anh ta phải chịu những tội gì và khung hình phạt như thế nào. Mặc dù anh T đã xóa bài nhưng danh dự và hình ảnh của tôi đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng ?
Xin cảm ơn Luật sư của LVN Group.

>> Luật sư tư vấn pháp luật Hình sự, gọi: 1900.0191

 

Luật sư tư vấn:

Hành vi lăng mạ, bôi nhọ, làm nhục người khác trên mạng xã hội là vi phạm pháp luật. Tùy theo mức độ vi phạm mà có thể xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Về xử phạt hành chính, căn cứ điểm g), khoản 3, Điều 102 Nghị định 15/2020/NĐ-CP

3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

g) Cung cấp, trao đổi, truyền đưa hoặc lưu trữ, sử dụng thông tin số nhằm đe dọa, quấy rối, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác;

h) Cung cấp, trao đổi, truyền đưa hoặc lưu trữ, sử dụng thông tin số nhằm quảng cáo, tuyên truyền hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục bị cấm;

Nếu hành vi lăng mạ, làm nhục người khác trên mạng xã hội một cách nghiêm trọng thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự với tội danh làm nhục người khác. Căn cứ khoản 1, điểm e) khoản 2 điều 155 Bộ luật Hình sự 2015:

1. Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:

e) Sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội;

Như vậy, với hành vi đăng ảnh, lăng mạ, xúc phạm danh dự và nhân phẩm của bạn thì tùy theo mức độ mà anh T bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi, nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại, gọi ngay số:1900.0191 để được giải đáp. Rất mong nhận được sự hợp tác!

5. Xử lý hành vi làm nhục và bắt giam người khác ?

Thưa Luật sư của LVN Group, vì nóng giận H đã nhắn tin miệt thị T và yêu cầu T mang số tiền là 50.000 đồng trả. Tôi và T đã đến nhà H trả số tiền trên, mẹ của H chỉ vào mặt tôi xúc phạm đến danh dự nhân phẩm của tôi, lao vào hành hung tôi và bắt giam tôi, trong trường hợp này tôi có thể kiện mẹ con H về hành vi nói trên không ?
Cảm ơn!

>> Luật sư tư vấn pháp luật Hình sự, gọi: 1900.0191

 

Trả lời:

1. Tội làm nhục người khác theo Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017)

Điều 155 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) quy định về tội làm nhục người khác như sau:

“1. Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:

a) Phạm tội 02 lần trở lên;

b) Đối với 02 người trở lên;

c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

d) Đối với người đang thi hành công vụ;

đ) Đối với người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, chữa bệnh cho mình;

e) Sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội;

g) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%…”

Theo đó, người phạm tội phải là người có hành vi (hành động) được thể hiện bằng lời nói hoặc hành động xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, như: lăng mạ, chửi rủa thậm tệ, lột quần áo giữa đám đông người, thỏa mãn thú vui xác thịt…

Để làm nhục, người phạm tội có thể có những hành vi vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực như bắt trói, tra khảo, vật lột, đấm đá… nhưng tất cả các hành vi, thủ đoạn đó chỉ nhằm mục đích là làm nhục chứ không nhằm mục đích khác. Tuy nhiên, nếu hành vi đó cấu thành một tội riêng thì tùy từng trường hợp cụ thể, người phạm tội sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội làm nhục và tội tương ứng với hành vi đã thực hiện. Mức độ của các hành vi làm nhục người khác trên phải là xúc phạm nghiêm trọng đến nhân phẩm, danh dự của người khác, nghĩa là hành vi nêu trên phải gây ra những ảnh hưởng xấu ở mức độ nhất định đến nhân phẩm, danh dự của người bị hại (như lột trần truồng người bị hại ở chỗ đông người, cạo đầu bôi vôi phụ nữ…) thì mới bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội này.

2. Tội bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật

Bên cạnh đó, Điều 157 BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) quy định về tội bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật như sau:

“1. Người nào bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 153 và Điều 377 của Bộ luật này, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Có tổ chức;

b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

c) Đối với người đang thi hành công vụ;

d) Phạm tội 02 lần trở lên;

đ) Đối với 02 người trở lên;

e) Đối với người dưới 18 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu hoặc người không có khả năng tự vệ;

g) Làm cho người bị bắt, giữ, giam hoặc gia đình họ lâm vào hoàn cảnh kinh tế đặc biệt khó khăn;

h) Gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe hoặc gây rối loạn tâm thần và hành vi của người bị bắt, giữ, giam mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%…”

Theo đó, đối với tội bắt người trái pháp luật: người phạm tội (người không có thẩm quyền nhưng lại thực hiện việc bắt người khác) có hành vi khống chế người khác để tạm giữ hoặc tạm giam họ. Việc khống chế này có thể dùng vũ lực hoặc các biện pháp khác nhau như trói, còng tay… (sau đó thường là người bị hại bị dẫn về nơi nhất định để tạm giữ hoặc tạm giam);

– Đối với tội giữ (tạm giữ) người trái pháp luật: người phạm tội (người không có thẩm quyền nhưng lại thực hiện việc giữ người khác) có hành vi không cho người bị bắt đi đâu vượt ra ngoài sự kiểm soát của người phạm tội (như bắt ở trong nhà, bắt ngồi tại chỗ…) trong một thời gian ngắn (thường là dưới 24 giờ).

– Đối với tội giam (tạm giam) người trái pháp luật: người phạm tội (người không có thẩm quyền nhưng lại thực hiện việc giam người khác) có hành vi nhốt, giam người bị bắt vào một nơi trong một thời gian nhất định (như nhốt, giam ở trong buồng, trong nhà…).

Ngoài ra, nếu việc bắt, giữ, giam người trái pháp luật mà có dùng vũ lực dẫn đến gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khoẻ cho người bị hại thì người có hành vi nêu trên còn phải chịu trách nhiệm hình sự về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ người khác (nếu đủ yếu tố cấu thành tội phạm)

Tuy nhiên cần chú ý: Trường hợp bắt người trái pháp luật nhưng nhằm để chiếm đoạt tài sản (đưa ra yêu sách về tài sản đối với thân nhân của người bị bắt) thì hành vi này cấu thành tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản của công dân mà không cấu thành tội này.

Như vậy, trong trường hợp của bạn, hành vi của mẹ của H chỉ vào mặt bạn xúc phạm đến danh dự nhân phẩm, lao vào hành hung và bắt giam cho đến khi gia đình bạn gọi yêu cầu thả thì tùy vào từng trường hợp cụ thể, cũng như hậu quả gây ra mà có thể cấu thành tội làm nhục người khác và tội bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật nói trên. Tuy nhiên, dù hành vi nói trên của mẹ của H đã cấu thành hay chưa cấu thành tội phạm, bạn hoặc gia đình bạn hoàn toàn có thể tố giác hành vi nói trên, đồng thời cung cấp những chứng cứ, lời khai có liên quan để nhờ cơ quan công gian can thiệp giải quyết.

Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại gọi ngay số: 1900.0191 để được giải đáp. Rất mong nhận được sự hợp tác! Trân trọng./.