1. Vệ sinh lao động là gì ?
Quy định pháp luật về vệ sinh lao động:
Vệ sinh lao động là một nội dung quan trọng trong pháp luật lao động của nhiều quốc gia. Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) có nhiều công ước, khuyến nghị về vấn đề này, tiêu biểu là các Công ước 148 (năm 4977), Công ước 155 (năm 1981) và Công ước 170 (năm 1990).
Ở Việt Nam, vấn đề vệ sinh lao động được đề cập đến trong các văn bản pháp luật từ năm 1975. Theo pháp luật lao động hiện hành, người sử dụng lao động có trách nhiệm đảm bảo vệ sinh lao động trong quá trình sử dụng lao động; phải thực hiện các biện pháp trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân, vệ sinh sau khi làm việc cho người lao động. Thực hiện # các quy định, tiêu chuẩn vệ sinh lao động là nghĩa vụ của người lao động, người sử dụng lao động và tất cả các cơ sở sản xuất, kinh doanh.
2. Tiêu chuẩn vệ sinh lao động là gì ?
Tiêu chuẩn vệ sinh lao động là nội dung cần thiết trong pháp luật của hầu hết các quốc gia. Ở Việt Nam, các tiêu chuẩn này do Bộ Y tế ban hành, gồm các quy định về việc đảm bảo nơi làm việc đạt yêu cầu về không gian, độ thoáng, độ sáng, đảm bảo nhiệt độ, độ ẩm, độ ồn, độ rung, nồng độ hơi khí độc, bụi, phóng xạ, điện từ trường, nóng ẩm và các yếu tố có hại khác (nếu có) trong hạn mức cho phép.
Người lao động phải được tập huấn về các quy định tiêu chuẩn vệ sinh lao động theo quy định của pháp luật. Việc thực hiện tiêu chuẩn vệ sinh lao động là trách nhiệm của người sử dụng lao động và các cá nhân, tổ chức hữu quan.
3. Quy định mới về về an toàn, vệ sinh lao động
Trong Chương IX – An toàn, vệ sinh lao động, Bộ luật Lao động năm 2019 chỉ quy định chung về ba nội dung: nghĩa vụ phải thực hiện quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động của người sử dụng lao động, người lao động và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến lao động, sản xuất, kinh doanh; chương trình an toàn, vệ sinh lao động; và bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc. Các nội dung đã điều chỉnh trong Luật An toàn, vệ sinh lao động năm 2015 được Bộ luật lược bỏ.
Như vậy, từ ngày 01/01/2021, Bộ luật Lao động sẽ không điều chỉnh trực tiếp và chủ yếu về vấn đề an toàn, vệ sinh lao động. Thay vào đó, người sử dụng lao động và người lao động thực hiện pháp luật an toàn, vệ sinh lao động theo Luật An toàn, vệ sinh lao động năm 2015 và các văn bản hướng dẫn thi hành.
4. Trách nhiệm của người sử dụng lao động trong việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc
Theo luật vệ sinh, an toàn lao động thì Trách nhiệm của người sử dụng lao động trong việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc bao gồm:
5. Trách nhiệm của người lao động trong việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc
Không chỉ người sử dụng lao động mà cả người lao động cũng có trách nhiệm trong việc bản đảm an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc.
Điều 17. Trách nhiệm của người lao động trong việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc (Luật vệ sinh, an toàn lao động)1. Chấp hành quy định, nội quy, quy trình, yêu cầu về an toàn, vệ sinh lao động của người sử dụng lao động hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành liên quan đến công việc, nhiệm vụ được giao.2. Tuân thủ pháp luật và nắm vững kiến thức, kỹ năng về các biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc; sử dụng và bảo quản các phương tiện bảo vệ cá nhân đã được trang cấp, các thiết bị an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc trong quá trình thực hiện các công việc, nhiệm vụ được giao.3. Phải tham gia huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động trước khi sử dụng các máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động.4. Ngăn chặn nguy cơ trực tiếp gây mất an toàn, vệ sinh lao động, hành vi vi phạm quy định an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc; báo cáo kịp thời với người có trách nhiệm khi biết tai nạn lao động, sự cố hoặc phát hiện nguy cơ xảy ra sự cố, tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp; chủ động tham gia ứng cứu, khắc phục sự cố, tai nạn lao động theo phương án xử lý sự cố, ứng cứu khẩn cấp hoặc khi có lệnh của người sử dụng lao động hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
6. Làm gì khi cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động nghiêm trọng
c) Sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động nghiêm trọng xảy ra liên quan đến nhiều cơ sở sản xuất, kinh doanh, địa phương thì người sử dụng lao động, chính quyền địa phương nơi xảy ra sự cố có trách nhiệm ứng phó và báo cáo cơ quan cấp trên trực tiếp theo quy định của pháp luật chuyên ngành.
Trường hợp vượt quá khả năng ứng phó của các cơ sở sản xuất, kinh doanh, địa phương thì phải khẩn cấp báo cáo cơ quan cấp trên trực tiếp để kịp thời huy động các cơ sở sản xuất, kinh doanh, địa phương khác tham gia ứng cứu; cơ sở sản xuất, kinh doanh, địa phương được yêu cầu huy động phải thực hiện và phối hợp thực hiện biện pháp ứng cứu khẩn cấp trong phạm vi, khả năng của mình.
Mọi vướng mắc pháp lý trong lĩnh vực lao động hiện nay, Hãy gọi ngay: 1900.0191 để được Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài. Đội ngũ Luật sư của LVN Group lao động giàu kinh nghiệm của chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe và giải đáp mọi vướng mắc của quý khách hàng một cách nhanh chóng, tận tâm và chuyên nghiệp nhất. Rất mong nhận được sự hợp tác!