Kỹ năng tư vấn pháp luật là gì?
Để hiểu được khái niệm kỹ năng tư vấn pháp luật là gì? thì trước tiên, bạn cần phải hiểu Kỹ năng được hiểu thế nào?
Khái niệm về kỹ năng
Kỹ năng là khái niệm được hiểu theo ý kiến chuyên môn của từng người, vì thế chúng thường có nhiều khái niệm khác nhau. Tùy thuộc vào trường hợp bạn áp dụng trong cuộc sống, bạn sẽ lại đúc kết ra một cách hiểu khác. Và khi tập hợp các ý kiến đó lại thì kỹ năng là quá trình chúng ta học được, chúng được lặp đi lặp lại trong cuộc sống hàng ngày, rồi trở thành thói quen khó bỏ được.
Theo từ điển tiếng Việt: “Kỹ năng là khả năng chúng ta vận dụng những kiến thức học được vào trong đời sống thực tiễn”. Nhưng có quan niệm khác lại cho rằng, kỹ năng là quá trình tổng hợp tất cả những thao tác mà các bạn thành thạo trong trong thực tiễn, được con người vận hành vào hoạt động chuyên môn của mình một cách chủ động. Mặt khác, kỹ năng còn bao gồm cả năng lực của trí tuệ và khả năng áp dụng vào thực tiễn những hoạt động đó một các thuần thục, từ đó giúp cho công việc mà bạn đang làm sẽ đạt kết quả cao nhất. Hiểu một cách khái quát nhất thì kỹ năng sẽ là năng lực của bản thân thực hiện một hành động nào đó trên cơ sở của sự hiểu biết và sáng tạo.
Kỹ năng tư vấn pháp luật
Kỹ năng tư vấn pháp luật là năng lực và khả năng của người thực hiện tư vấn vận dụng những kiến thức pháp luật, đạo đức xã hội và kinh nghiệm đã từng trải trong cuộc sống để có thể hướng dẫn, trả lời , đưa ra ý kiến, thông tin về pháp luật và giúp soạn văn bản liên quan để cho người được tư vấn hiểu được câu trả lời, biết cách cư xử và giải quyết tất cả những vấn đề liên quan đến pháp luật. Từ đó sẽ giúp bạn tự bảo vệ quyền lợi và lợi ích theo đúng quy định của pháp luật.
Kỹ năng tư vấn pháp luật đòi hỏi người tư vấn phải có những kỹ năng liên quan đến pháp luật, có nhiều kinh nghiệm chuyên môn trong ngành. Không chỉ cần những kiến thức chuyên môn, một người có kỹ năng tư vấn pháp luật giỏi thì bạn cần phải là người có nhiều kinh nghiệm trong cuộc sống xã hội và có thể thích ứng với tất cả những thay đổi của cuộc sống để có thể bảo vệ quyền lợi và lợi ích của bản thân mình.
Kỹ năng tư vấn pháp luật trong hoạt động trợ giúp pháp lý sẽ có những kỹ năng như sau:
– Kỹ năng thụ lý sự việc
– Kỹ năng chào hỏi khách hàng, tiếp khách hàng và lắng nghe ý kiến khách hàng
– Kỹ năng yêu cầu khách hàng gửi tới các giấy tờ liên quan đến vụ việc, xem xét và xác minh, thu thập những bằng chứng, chứng cứ (nếu cần) để hiểu rõ vấn đề
– Kỹ năng tra cứu tài liệu liên quan đến pháp luật, tìm căn cứ giải thích, hướng dẫn các hành vi phù hợp với pháp luật
– Kỹ năng soạn thảo văn bản để phục vụ tư vấn
– Kỹ năng vận dụng kiến thức pháp luật, đạo đức, vấn đề xã hội để tư vấn, trả lời, hướng dẫn và đưa ra lời khuyên, giải pháp, từ đó định hướng hướng giải quyết
– Kỹ năng lập và lưu trữ hồ sơ tư vấn pháp luật
Trên đây là một vài kỹ năng tư vấn pháp luật mà một chuyên gia tư vấn pháp luật cần phải có. Tất cả những kỹ năng này đều có mối quan hệ mật thiết và ràng buộc lẫn nhau, chúng được sử dụng xuyên suốt toàn bộ quy trình tư vấn pháp luật. Tuy nhiên, tùy thuộc vào từng vấn đề mà luật sư, chuyên viên tư vấn nhận được mà họ sẽ sử dụng linh hoạt và đưa ra những kỹ năng tư vấn pháp luật phù hợp nhất để giải quyết tận gốc vấn đề đó. Thông thường, trong một vụ xét xử, các luật sư tư vấn sẽ thực hiện theo đúng quy trình các bước: tiếp nhận đối tượng cần xử lý vụ việc, lắng nghe ý kiến và yêu cầu đưa ra tài liệu. Từ đó, luật sư tư vấn sẽ tiến hành xem xét, xử lý hồ sơ, tra cứu các tài liệu liên quan đến pháp luật để làm bằng chứng rồi từ những kiến thức, kỹ năng chung về tư vấn pháp luật sẽ hướng dẫn các bạn giải quyết vụ việc.
Vai trò của kỹ năng trong hoạt động tư vấn pháp luật
Từ trước đến nay, kỹ năng được coi như một báu vật quyết định sự thành công của bạn trong một lĩnh vực nào đó. Nếu như muốn đạt được thành tích cao trong công việc hay trong học tập thì bạn phải là người có kỹ năng giỏi và khả năng vận dụng sáng tạo tốt. Ví dụ như để trở thành một người thầy thì yêu cầu không chỉ là một người có kỹ năng, khả năng thuyết trình trước đám đông tốt mà bạn cần phải là người có kỹ năng thuyết phục, kỹ năng truyền cảm hứng cho mọi người cũng phải thật giỏi. Và trong pháp luật cũng vậy, kỹ năng tư vấn pháp luật đóng vai trò vô cùng cần thiết để giúp cho người cần được tư vấn hiểu rõ nội dung bạn tư vấn hơn và có thể đạt hiệu quả cao trong quá trình tư vấn.
Dưới đây, là một số kỹ năng tư vấn pháp luật đòi hỏi một luật sư, chuyên viên tư vấn pháp luật cần phải có:
– Thứ nhất, hãy có kỹ năng giúp tăng sự tin tưởng của khách hàng. Khi có niềm tin, khách hàng mới có thể tiếp tục cần sự tư vấn của bạn. Vì thế, niềm tin chính là sức mạnh tạo ra những thành công, giúp cho mọi việc diễn ra suôn sẻ hơn. Nếu như một luật sư chỉ có kinh nghiệm và kiến thức xã hội, thiếu kinh nghiệm trong việc tạo niềm tin cho khách hàng của mình thì sẽ khó có thể khiến cho khách hàng tin vào những điều mình tư vấn và đôi khi còn nhận được thái độ không tôn trọng. Khi đã có kỹ năng này, tất cả những lời nói mà bạn nói ra đều sẽ nhận được sự tin cậy và tạo ấn tượng tốt đối với mọi người
– Thứ hai, giao tiếp là kỹ năng cần thiết và cần thiết mà mỗi luật sư, chuyên viên tư vấn cần phải có. Vì lời nói chính là phương tiện giúp cho con người hiểu rõ nhau hơn. Đối với luật sư, lời nói chính là phương tiện, là cầu nối giữa luật sư và khách hàng, giúp hai bên có thể hiểu rõ hơn về các vấn đề, từ đó họ có thể dễ dàng thuyết phục và bày tỏ ý kiến cá nhân trước vấn đề khách hàng cần tư vấn.
– Thứ ba, kỹ năng thuyết phục khách hàng. Nếu như một luật sư có thể giao tiếp giỏi nhưng không có kỹ năng thuyết phục thì đó sẽ là một điều cần được khắc phục sớm. Vì khi có thể thuyết phục khách hàng thì khách hàng mới có thể tiếp tục lắng nghe tư vấn và hiểu rõ những gì bạn nói hơn. Ngoài việc thuyết phục bằng lời nói, các luật sư có thể thực hiện thuyết phục bằng văn bản soạn thảo văn bản, bằng hợp đồng tư vấn,… Những kỹ năng tư vấn pháp luật này sẽ giúp cho việc thuyết phục của luật sư ngày càng chuyên nghiệp hơn và giúp khách hàng hiểu vấn đề rành mạch hơn. Tất cả những kỹ năng trên sẽ được luật sư sử dụng linh hoạt tùy theo từng vụ việc. Nếu là những vụ việc cần thiết, một luật sư chuyên nghiệp sẽ có thể đưa ra cho các bạn nhưng chứng cứ bằng văn bản để thuyết phục các bạn trong quá trình tư vấn. Đó được coi là một trong những kỹ năng tư vấn pháp luật giúp cho công việc của các luật sư tư vấn gặp nhiều hiệu quả nhất.
Ngày nay, kỹ năng tư vấn ngày càng được đánh giá cao dù ở bất kỳ lĩnh vực nào. Một người có kỹ năng tư vấn tốt sẽ giúp việc thành công của một cá nhân, tổ chức sẽ được diễn ra nhanh chóng hơn. Đặc biệt, trong pháp luật, kỹ năng tư vấn pháp luật sẽ là một phần giá trị cốt lõi tạo nên sức hấp dẫn và thành công của luật sư và chuyên viên tư vấn.
Kỹ năng tư vấn pháp luật bằng văn bản
Kỹ năng tư vấn pháp luật bằng văn bản là một trong những kỹ năng cần thiết đối với một luật sư giỏi, đây sẽ là kỹ năng quyết định sự thành công trong sự nghiệp của mỗi luật sư và cũng chính là chìa khóa giúp cho luật sư thuyết phục được khách hàng của mình. Dưới đây là kỹ năng cũng như quy trình tư vấn pháp luật bằng văn bản, các bạn cùng theo dõi:
Kỹ năng nghiên cứu, thu thập thông tin và nắm bắt yêu cầu của khách hàng
Đối với kỹ năng tư vấn pháp luật này, nếu không thể đến văn phòng, các bạn chỉ cần ở nhà, thực hiện viết email, đơn, thư, chuyển fax rồi gửi thông tin và hồ sơ giấy tờ cần thiết cho người tư vấn. Đây là một trong những kỹ năng tư vấn pháp luật được sử dụng phổ biến hiện nay. Khi nhận được các thông tin bạn gửi, luật sư sẽ tiến hành gọi điện hoặc gửi tin nhắn theo đúng thông tin bạn gửi tới để thông báo về việc đã nhận được giấy tờ, tài liệu của bạn. Điều đó không những thể hiện sự chuyên nghiệp mà còn thể hiện bạn là một luật sư có sự tôn trọng đối với khách hàng của mình.
Sau khi nhận được hồ sơ và các giấy tờ liên quan, các luật sư sẽ thực hiện kiểm tra và xem xét các giấy tờ đó. Nếu trong trường hợp bạn nộp thiếu giấy tờ thì luật sư sẽ gọi điện yêu cầu khách hàng bổ sung thêm, nếu các giấy tờ đó có liên quan đến ngôn ngữ khác ngoài tiếng Việt thì sẽ được dịch để các luật sư hiểu chi tiết vấn đề.
Nếu như, khách hàng đến trực tiếp văn phòng luật sư để tư vấn thì yêu cầu một người luật sư cần phải biết tiếp đón và lắng nghe khách hàng. Hãy lắng nghe, ghi lại những thông tin cần thiết để có thể đưa ra những hướng giải quyết phù hợp.
Mặt khác, với vai trò là một luật sư tư vấn, bạn hãy thẳng thắn yêu cầu với khách hàng nộp những giấy tờ cần thiết và cần thiết trong quá trình tư vấn. Những giấy tờ này sẽ là yếu tố quyết định đến thành công của việc giải quyết vấn đề. Sau khi đã nhận được trọn vẹn các giấy tờ liên quan, luật sư cần phải hiểu rõ tâm lý của khách hàng khi đến xin tư vấn, họ sẽ rất hoang mang, không biết phải làm gì trước vụ việc đó. Vì thế, kỹ năng tư vấn pháp luật đòi hỏi các luật sư cần phải bình tĩnh, rành mạch vạch ra những giải pháp, hướng đi giúp khách hàng có thể giải quyết sự việc.
Kỹ năng tra cứu các văn bản pháp luật và các tài liệu có liên quan
Mặt khác, luật sư tư vấn cần phải thành thạo các kỹ năng cơ bản trong tư vấn pháp luật như tra cứu văn bản để có thể đưa ra lời tư vấn chính xác nhất. Sử dụng các văn bản pháp luật sẽ giúp cho đối tượng nâng cao ý thức pháp luật, hiểu rõ về quyền và nghĩa vụ của mình theo đúng quy định của pháp luật.
Những lý do khiến cho việc tra cứu văn bản pháp luật trong kỹ năng tư vấn pháp luật là bắt buộc:
– Thứ nhất, để chứng minh cho khách hàng rằng tất cả những gì luật sư hướng dẫn, tư vấn đều là những lời nói có căn cứ pháp luật.
– Thứ hai, việc tra cứu bằng các văn bản pháp luật sẽ giúp cho người tư vấn kiểm tra được tính chính xác từ những khẳng định của các luật sư tư vấn, đường này sẽ khẳng định những lời tư vấn của mình là đúng pháp luật.
Khi tiến hành tra cứu, các luật sư tư vấn phải lưu ý về các vấn đề sau:
– Thứ nhất, tìm kiếm trọn vẹn tất cả những những thông tin liên quan đến điều luật. Việc tìm ra những văn bản pháp luật cần thiết sẽ là một chìa khóa giúp bạn có thể giải quyết được tất cả những vòng xích trong vụ việc và chúng sẽ làm căn cứ rất tốt để đưa ra giải pháp. Ngoài cách tra cứu tìm kiếm văn bản được in trên giấy thì hiện nay các luật sư có thể tìm kiếm các văn bản trên các trang mạng xã hội, internet hay các website uy tín về pháp luật. Trong trường hợp luật sư không thể tìm được trọn vẹn tất cả những điều luật gián tiếp và trực tiếp ở các văn bản khác nhau thì sẽ không đánh giá được khách quan diễn biến sự việc. Và từ đó sẽ khó có thể đưa ra giải pháp tối ưu nhất cho khách hàng.
– Thứ hai, nếu trong trường hợp không tìm ra điều luật cụ thể thì phải tra cứu tất cả các báo cáo tổng kết của tòa án hoặc các án lệ liên quan đến vụ việc.
– Thứ ba, luật sư tư vấn phải là người có kỹ năng xác định được quy phạm pháp luật và những hiệu lực của những quy phạm pháp luật đó tại thời gian xảy ra vụ việc.
– Thứ tư, từ cấp độ yêu cầu của khách hàng, các luật sư sẽ linh hoạt đưa ra những đánh giá phù hợp nhất đối với vụ việc mà khách hàng đưa ra. Người tư vấn luôn phải đặt lợi ích của khách hàng lên trên hết, coi khách hàng là thượng đế, tận tâm, tận lực phục vụ những yêu cầu của các bạn. Luôn sẵn sàng đưa ra những giải pháp, lối đi, hướng giải quyết để các bạn có thể bảo vệ quyền lợi của mình.