Quy trình sản xuất giấy công nghiệp từ gỗ - Biểu mẫu
Văn Phòng Luật LVN
Trang chủ - ACC - Quy trình sản xuất giấy công nghiệp từ gỗ

Quy trình sản xuất giấy công nghiệp từ gỗ

Nguyên liệu chính

Có 2 nguyên liệu chính trong quy trình sản xuất giấy công nghiệp đó là gỗ và giấy tái chế. Mỗi loại lại được sản xuất và chế tạo theo quy trình riêng.

Gỗ được lấy từ thân của các loại cây, tách vỏ trước khi tiến hành các công đoạn tiếp theo. Lõi gỗ sau đó được nghiền thật nhỏ và tẩy rửa thật sạch sẽ. Phần lõi này trộn với nước và một số chất chuyên dụng tạo thành một hỗn hợp riêng biệt.

Giấy tái chế là các loại giấy cũng được chế tạo từ gỗ và đã qua sử dụng nhiều lần. Giấy được thu mua và đem về nhà máy nghiền nhỏ thành bột. Sử dụng các chất tẩy rửa để tẩy sạch mực và các vết bẩn trên trang giấy sau đó cũng lại trộn với nước. Cho thêm chất chuyên dụng để tạo thành hỗn hợp như áp dụng với nguyên liệu gỗ.

Quy trình sản xuất giấy công nghiệp

Để có được những trang giấy trắng tinh phục vụ cho các công việc hàng ngày thì quy trình sản xuất là khâu cần thiết nhất. Mỗi loại giấy được sản xuất đều phải tuân theo quy trình dưới đây.

Xử lý nguyên liệu cơ học

Từ gỗ tự nhiên cần phải sơ chế trước khi bắt tay vào sản xuất. Gỗ sau khi lấy về bóc vỏ. Các mảnh gỗ được nấu lên bằng phương pháp tẩy trắng. Có thể tẩy trắng bằng clo hoặc tẩy trắng không có clo. Trong đó bột gỗ mài trắng mài từ gỗ bóc vỏ bằng các loại máy mài. Bột gỗ mài nâu làm từ các cuống cây thấm ướt trong nồi nấu diễn ra trước khi đem đi mài.

Loại bột nhiệt cơ được hình thành từ các loại phế liệu gỗ băm nhỏ. Mặt khác còn có thêm vỏ bào của các xưởng cưa. Gỗ được làm ướt ở nhiệt độ 130 độ C. Thêm nước và nghiền nát trước khi bước vào sản xuất.

Xử lý bằng chất hóa học

Quy trình sản xuất giấy tiếp theo là nấu các mảnh gỗ trong nước sôi từ 12 đến 15 tiếng. Sợi gỗ và Cellulose sẽ được tách ra khỏi phần thân gỗ cứng ban đầu. Bột gỗ sau khi nấu đem đi tẩy trắng. Theo nghiên cứu loại bột sử dụng để tẩy trắng không có chứa Clo được sử dụng nhiều hơn do không không có Chlorine.

Bột gỗ sau khi nghiền bằng máy được đưa qua máy giấy. Trong máy giấy có chứa thêm dung dịch đậm đặc chảy qua trục lăn. Bên cạnh có dao gắn cố định. Dao có thể cắt hoặc ép giấy tùy điều chỉnh.

Bột giấy được trộn thêm chất độn bên cạnh sợi Cellulose. Một số chất độn thông dụng nhất là phấn, cao lanh, Blanc fixe hay tinh bột… Các hoạt chất này là chất chủ yếu để quyết định độ đục, độ mờ, độ trong, độ bóng, độ mịn của giấy. Những loại giấy sử dụng cho việc in ấn hay còn gọi là giấy bristol thường sẽ bóng hơn các loại giấy khác nhờ được trộn thêm nhiều tinh bột.

Tiến hành kéo giấy

Trong quy trình sản xuất giấy từ gỗ, kéo giấy là công đoạn rất cần thiết. Giấy khi sản xuất sẽ được tạo thành tấm lớn trên máy kéo. Đổ dung dịch bột giấy lên mặt lưới. Cấu trúc tờ giấy trắng được hình thành từ các vết nước chảy thoát ra từ trên lưới. Mặt máy hút bên dưới lưới hỗ trợ thoát nước một cách nhanh chóng. Mỗi loại giấy công nghiệp thường sẽ có hai mặt. Trong đó có một mặt láng và một mặt lưới. Sợi giấy hướng theo chiều chạy của lưới. Giấy sau khi ép thì đem đi sấy và cuộn tròn.

Các loại giấy được sử dụng và không sử dụng trong in ấn

Các loại giấy thường được sử dụng trong in ấn ở Việt Nam

  • Giấy không tráng, giấy duplex, giấy couche, giấy ford,… Chúng thường là các loại sản phẩm như in catalogue, in menu, in card,…;
  • Giấy kraft tái chế thường được làm túi giấy, bao thư,….;
  • Giấy mỹ thuật, giấy đã sunphua hóa, giấy thấm nước, giấy carton.

Các loại giấy không được sử dụng trong in ấn

  • Giấy mềm không in;
  • Giấy than: là loại giấy thấm mực, dùng copy nội dung;
  • Giấy nhám;
  • Giấy dán tường;
  • Giấy thơm, giấy kim tuyến.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com