Thông tư số 50/2016/TT-BYT do Bộ Y tế ban hành ngày 30/12/2016. Và có hiệu lực ngày 01/7/2017.
Tình trạng pháp lý
Số hiệu: | 50/2016/TT-BYT | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Y tế | Người ký: | Nguyễn Thanh Long |
Ngày ban hành: | 30/12/2016 | Ngày hiệu lực: | 01/07/2017 |
Ngày công báo: | 27/04/2017 | Số công báo: | Từ số 295 đến số 296 |
Tình trạng: | Còn hiệu lực |
Những nội dung nổi bật của Thông tư 50/2016/TT-BYT
Thông tư 50 của Bộ Y tế ban hành dư lượng tối đa thuốc bảo vệ thực vật trong thực phẩm tại Phụ lục kèm theo, theo đó:
- Giới hạn tồn dư 2,4-D trong trứng là 0,01 mg/kg, dư lượng đối đa 2,4-D trong thịt gia cầm là 0,05 mg/kg, trong thịt động vật có vú là 0,2 mg/kg.
- Dư lượng tối đa 2-Phenylphenol trong trái lê là 20 mg/kg, trong quả có múi thuộc họ cam quýt là 10 mg/kg.
- Dư lượng tối đa Abamectin trong thịt gia súc, dưa chuột, thịt dê là 0,01 mg/kg, trong sữa gia súc là 0,005 mg/kg, dư lượng tối đa Abamectin trong cà chua, dâu tây, lê là 0,02 mg/kg.
- Tồn dư tối đa Acephate trong trứng, thịt gia cầm là 0,01 mg/kg, trong thịt động vật có vú là 0,05 mg/kg, tồn dư tối đa Acephate trong gạo và cà chua là 1 mg/kg.
Cũng theo Thông tư 50/2016/BYT, giới hạn tối đa dư lượng thuốc BVTV là hàm lượng tối đa tồn dư thuốc BVTV trong thực phẩm. Tồn dư thuốc BVTV là các chất tồn dư trong thực phẩm do sử dụng thuốc bảo vệ thực vật. Và việc tồn dư hóa chất này có thể vì các nguồn chưa biết, từ tự nhiên hay do việc dùng hóa chất của con người. Tồn dư thuốc BVTV còn bao gồm các dẫn xuất của thuốc BVTV.
Thông tư 50/2016/TT-BYT cũng giải thích; lượng ăn vào hằng ngày chấp nhận được là lượng ăn vào hằng ngày của một hóa chất trong suốt cuộc đời mà không gây hại tới sức khoẻ con người.
Xem và tải ngay Thông tư 50/2016/TT-BYT
Liên hệ ngay với LVN Group
LVN Group là đơn vị Luật uy tín; chuyên nghiệp, được nhiều cá nhân và tổ chức đặt trọn niềm tin. Được hỗ trợ và đồng hành giải quyết khó khăn về mặt pháp lý của quý khách là mong muốn của LVN Group.
Để biết thêm thông tin chi tiết, cân nhắc thêm dịch vụ tư vấn của LVN Group hãy liên hệ 1900.0191
Giải đáp có liên quan
Mã số thuốc bảo vệ thực vật (viết tắt là Code) là mã số thuốc bảo vệ thực vật của Ủy ban Tiêu chuẩn hóa thực phẩm quốc tế (CODEX).
Giới hạn tối đa dư lượng thuốc bảo vệ thực vật (Maximum Residue Level – viết tắt là MRL) là hàm lượng tối đa của một tồn dư thuốc bảo vệ thực vật trong thực phẩm (đơn vị tính: mg/kg thực phẩm)
Giới hạn tối đa dư lượng từ nguồn khác (Extraneous Maximum Residue Limit – viết tắt là EMRL) là hàm lượng tối đa trong thực phẩm của một tồn dư thuốc bảo vệ thực vật hoặc chất ô nhiễm từ môi trường (bao gồm cả việc sử dụng các hóa chất trong nông nghiệp trước đây), không bao gồm tồn dư từ việc sử dụng các thuốc bảo vệ thực vật hoặc chất ô nhiễm trực tiếp hoặc gián tiếp đối với thực phẩm (đơn vị tính: mg/kg thực phẩm).