Bên cạnh các trường hợp không dẫn độ tội phạm được quy định qua nội dung của các nguyên tắc chỉ đạo trong dẫn độ, trong chế định pháp lý quốc tế về dẫn độ còn ghi nhận các trường hợp sau đây về không dẫn độ tội phạm khi điều kiện pháp lý không được đảm bảo.
Hai quốc gia thực hiện dẫn độ tội phạm theo điều ước đã ký kết, tuy nhiên vẫn có trường hợp không dẫn độ tội phạm.
Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi:1900 6198
Trong chế định pháp lý quốc tế về dẫn độ còn ghi nhận các trường hợp sau:
Thứ nhất, không dẫn độ nếu cá nhân bị dẫn độ sẽ bị kết án đối với tội phạm khác
Trường hợp này ghi nhận rõ: quốc gia yêu cầu dẫn độ chỉ được phép tiến hành xét xử tội phạm bị dẫn độ với hành vi tội phạm là cơ sở để dẫn độ, quốc gia này không được phép xét xử các hành vi tội phạm khác mà cá nhân bị yêu cầu dẫn độ thực hiện trong quá khứ. Trong trường hợp điều kiện này không được đảm bảo tôn trọng, quốc gia được yêu cầu có quyền từ chối không dẫn độ tội phạm cho quốc gia yêu cầu. Điều kiện được phân tích ở đây đảm bảo quyền lợi hợp pháp và chính đáng của người bị dẫn độ, loại trừ được khả năng quốc gia yêu cầu dẫn độ sẽ tiến hành xét xử cá nhân bị dẫn độ không đúng với tội danh đã được ghi nhận trong yêu cầu dẫn độ và là cơ sở pháp lý để dẫn độ, mà xét xử về tội phạm khác nhằm mục đích phục vụ cho quyền lợi chính trị hoặc tôn giáo về không dẫn độ tội phạm khi điều kiện pháp lý không được đảm bảo.
Thứ hai, không dần độ nếu án tử hình sề được áp dụng theo luật của quốc gia yêu cầu dần độ
Xuất phát từ thực tiễn của đời sống quốc tế, một số quốc gia vẫn duy trì án tử hình trong hệ thông pháp luật quốc gia, như: Nhát Bản, Pakixtan, Mỹ, Việt Nam v.v. trong khi đó nhiều nước khác quy định không áp dụng án tử hình trong pháp luật nước mình, như: Đức, Canada, Ôtxtrâylia, Niuzilân và các quốc gia Tây Âu khác. Vì vậy trong các quy định liên quan đến dẫn độ tội phạm của luật quốc tế hay luật quốc gia của một số nước không áp dụng án tử hình, đều quy định sẽ không dẫn độ tội phạm nếu phát sinh khả năng thực tiễn án tử hình sẽ được áp dụng theo luật pháp của quốc gia yêu cầu dẫn độ đối với cá nhân bị dẫn độ.
Tuy nhiên, quy định pháp lý này có điểm hạn chế là tạo điều kiện cho kẻ phạm tội có khả năng lẩn tránh sự trừng phạt nghiêm khắc của công lý, điểm yếu pháp luật này phát sinh từ sự khác biệt giữa các hệ thống pháp luật trong nước của quốc gia về áp dụng án tử hình. Để giải quyết vấn đề này, bảo đảm cho công lý được thực thi, các quốc gia đã đưa ra phương pháp giải quyết sau đây: nước được yêu cầu sẽ chấp nhận dẫn độ, nếu quốc gia yêu cầu dẫn độ đảm bảo rằng cá nhân bị dẫn độ sẽ không bị kết án tử hình hoặc ít nhất là mức án tử hình sẽ không được thực hiện.
Như ta đã biết dẫn độ tội phạm là vấn đề quốc tế nhạy cảm, đụng chạm đến quyền lợi của các quốc gia, vì vậy quy định phương thức giải quyết như vậy sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho dẫn độ tội phạm, đảm bảo công lý được tôn trọng khi pháp luật của các quốc gia hữu quan có quy định khác biệt về án tử hình.
Thứ ba, các trường hợp không dẫn độ khác
Trong luật quốc tế, cụ thể là điều ước quốc tế cũng như luật quốc gia còn quy định các trường hợp không dẫn độ khác.
+ Hành vi vi phạm của cá nhân có liên quan đến trách nhiệm dân sự hoặc trách nhiệm hành chính. Hành vi vi phạm loại này không được coi là cơ sở pháp lý để dẫn độ;
+ Thời hiệu tố tụng hình sự đã chấm dứt hoặc đã ban hành đạo luật ân xá. Đây là các hoàn cảnh loại bỏ trách nhiệm hình sự và như vậy việc dẫn độ tội phạm không còn có ý nghĩa;
+ Việc dẫn độ tôi phạm không phù hợp với các quy định hiện hành của pháp luật quốc gia được yêu cầu, xâm phạm đến chủ quyền quốc gia hoặc đe dọa an ninh trật tự xã hội;
+ Người được yêu cầu dẫn độ dã gánh chịu một bản án vẻ hành vi vi phạm là cơ sở của yêu cầu dẫn độ hoặc đã được tòa tuyên trắng án;
+ Hành vi tội phạm được thực hiên ở quốc gia này mà quốc gia khác lại đưa ra yêu cẩu dẫn độ;
+Trong một số điều ước quốc tế còn quy định không dẫn độ binh sĩ đào ngũ hoặc những cá nhân có hành vi tội phạm chống tôn giáo, hay cá nhân bị dẫn độ bị đe dọa áp dụng các biện pháp nhục hình hoặc các biện pháp dã man vô nhân đạo.
Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
Trong thực tiễn quốc tế, các quốc gia hữu quan có thể thỏa thuận và quy định các trường hợp không dẫn độ tội phạm khác trong các vãn bản pháp lý quốc tế cụ thể tính khác.