Đối với đường dây điện trên cao, độ võng được định nghĩa là độ chênh lệch theo phương thẳng đứng giữa các điểm nối của nhịp (thông thường nhất là với tháp truyền tải) và điểm thấp nhất của dây dẫn. Việc tính toán độ võng và lực căng của đường dây tải điện phụ thuộc vào nhịp của dây dẫn.
Xét một dây dẫn AOB được treo tự do giữa các điểm tựa A và B ở cùng mức (nhịp bằng nhau). Hình dạng của dây dẫn là một parabol và điểm thấp nhất của dây dẫn là O.
Trong dây dẫn AOB trên không, S là độ võng khi đo theo phương thẳng đứng.
Tại sao tính độ võng là bắt buộc?
Độ võng của dây dẫn là tiêu chí bắt buộc phải đảm bảo trong lắp đặt đường dây trên cao. Các dây dẫn được gắn giữa hai gối đỡ và với giá trị hoàn hảo của độ võng sẽ bảo vệ dây dẫn khỏi bị kéo căng quá mức.
Nếu dây dẫn bị kéo quá căng khi lắp đặt, gió và trọng lượng, đôi khi cả rung động của dây dẫn sẽ gây áp lực lên chính nó, nguy cơ bị đứt rất cao.
Một số điểm cần thiết cần lưu ý:
- Khi hai điểm nối ngang bằng nhau, độ võng rất nhỏ so với nhịp của dây dẫn.
- Đường cong nhịp độ võng là hình parabol.
- Lực căng tại mỗi điểm của dây dẫn tác dụng luôn theo phương tiếp tuyến.
- Lực căng tại các giá đỡ gần bằng lực căng tại bất kỳ điểm nào trong cùng nhịp của dây dẫn.
Cách tính độ võng cho đường dây trên cao
Khi tính toán độ võng trong đường dây tải điện, cần xét đến hai điều kiện khác nhau:
- Khi các điểm nối có độ cao ngang bằng nhau;
- Khi các điểm nối không bằng nhau.
1. Tính độ võng dây khi điểm nối bằng nhau
Giả sử, AOB là dây dẫn. A và B là các điểm hỗ trợ. Điểm O là điểm thấp nhất và là trung điểm.
- L = chiều dài của nhịp nối, nghĩa là AB;
- W là trọng lượng trên một đơn vị chiều dài của dây dẫn;
- T là lực căng của dây dẫn.
- Ta chọn một điểm bất kỳ trên dây dẫn, gọi là điểm P.
- Khoảng cách của điểm P từ điểm thấp nhất O là x.
- y là đường cao từ điểm O đến điểm P.
Lập phương trình hai mômen của hai lực tại điểm O như hình trên ta được,
Ty = Wx (x / 2) nên y = Wx 2 / 2T. Đặt x = L / 2 thì Sag = WL 2 / 8T.
2. Tính độ võng khi điểm nối không bằng nhau
Giả sử AOB là dây dẫn có điểm O là điểm thấp nhất.
- L là khoảng cách theo phương ngang của 2 điểm nối.
- H là độ cao chênh lệch giữa hai điểm nối
- x 1 là khoảng cách của giá đỡ tại điểm A so với O.
- x 2 là khoảng cách của giá đỡ tại điểm B so với O.
- T là lực căng của dây dẫn.
- W là trọng lượng trên một đơn vị chiều dài của dây dẫn.
Bây giờ,
Sag S 1 = WX 1 2 / 2T và Sag S 2 = WX 2 2 / 2T.
- S 1 – S 2 = (W / 2T) [X 1 2 – X 2 2] = (W / 2T) (X 1 – X 2 ) (X 1 + X 2 ), Nhưng X 1 + X 2 = L (1) nên;
- S 1 – S 2 = (WL / 2T) (X 1 – X 2 ) ==> X 1 – X 2 = 2 (S 1 – S 2 ) T / WL = 2HT / WL (2);
Giải phương trình 1 và 2 ta được X 1 = L / 2 – TH / WL và X 2 = L / 2 + TH / WL.
Bằng cách đặt giá trị của X 1 và X 2 trong phương trình Sag, chúng ta có thể dễ dàng tìm được giá trị của S 1 và S 2.
Công thức trên được dùng để tính độ võng khi vật dẫn ở trong không khí và nhiệt độ môi trường bình thường. Do đó trọng lượng của vật dẫn là trọng lượng của chính nó.