Có được phép bán rượu qua mạng trên các website thương mại điện tử không?

Điều kiện để sản xuất kinh doanh rượu là gì?

Căn cứ Điều 8, Điều 9 và Điều 10 Nghị định 105/2017/NĐ-CP (sửa đổi bổ sung bởi Khoản 3 Điều 16 Nghị định 17/2020/NĐ-CP) quy định về điều sản xuất kinh doanh rượu như sau:

“Điều 8. Điều kiện sản xuất rượu công nghiệp

1. Là doanh nghiệp được thành lập theo hướng dẫn của pháp luật.

2. Có dây chuyền máy móc, thiết bị, quy trình công nghệ sản xuất rượu đáp ứng quy mô dự kiến sản xuất.

3. Bảo đảm các điều kiện về an toàn thực phẩm theo hướng dẫn.

4. Bảo đảm các điều kiện về bảo vệ môi trường theo hướng dẫn.

5. Đáp ứng các quy định về ghi nhãn hàng hóa rượu.

6. Có cán bộ kỹ thuật có trình độ, chuyên môn phù hợp với ngành, nghề sản xuất rượu.

Điều 9. Điều kiện sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh

1. Là doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã hoặc hộ kinh doanh được thành lập theo hướng dẫn của pháp luật.

2. Bảo đảm các điều kiện về an toàn thực phẩm và ghi nhãn hàng hóa rượu theo hướng dẫn.

Điều 10. Điều kiện sản xuất rượu thủ công bán cho cơ sở có Giấy phép sản xuất rượu để chế biến lại

1. Có hợp đồng mua bán với doanh nghiệp có Giấy phép sản xuất rượu công nghiệp.

2. Trường hợp không bán rượu cho doanh nghiệp có Giấy phép sản xuất rượu công nghiệp, tổ chức, cá nhân sản xuất rượu thủ công phải làm thủ tục cấp Giấy phép sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh theo hướng dẫn tại Nghị định này.”

Có được phép bán rượu qua mạng trên các website thương mại điện tử không?

Theo Điều 7 Nghị định 105/2017/NĐ-CP quy định về các hành vi vi phạm quy định của pháp luật về kinh doanh rượu như sau:

“Điều 7. Các hành vi vi phạm quy định của pháp luật về kinh doanh rượu

1. Kinh doanh rượu không có giấy phép hoặc không đúng với nội dung ghi trong giấy phép theo hướng dẫn tại Nghị định này.

2. Sử dụng cồn thực phẩm không đáp ứng quy chuẩn, cồn công nghiệp hoặc nguyên liệu bị cấm khác để sản xuất, pha chế rượu,

3. Cho thuê, cho mượn Giấy phép kinh doanh rượu.

4. Trưng bày, mua, bán, lưu thông, tiêu thụ các loại rượu không có tem, nhãn đúng quy định của pháp luật, rượu không bảo đảm tiêu chuẩn, chất lượng, an toàn thực phẩm, rượu không có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.

5. Bán rượu cho người dưới 18 tuổi, bán rượu có nồng độ cồn từ 15 độ trở lên qua mạng Internet, bán rượu bằng máy bán hàng tự động.

6. Quảng cáo, khuyến mại rượu trái quy định của pháp luật.”

Tuy nhiên khi nghị định Nghị định 17/2020/NĐ-CP ban hành đã bãi bỏ quy định tại Điều 7 Nghị định này. Căn cứ việc bãi bỏ được quy định tại khoản 2 Điều 17 Nghị định 17/2020/NĐ-CP như sau:

“Điều 17. Bãi bỏ một số điều, khoản của Nghị định số 105/2017/NĐ-CP ngày 14 tháng 9 năm 2017 của Chính phủ về kinh doanh rượu

2. Bãi bỏ Điều 7.”

Có thể hiểu rằng, các thương nhân, tổ chức có thể kinh doanh các sản phẩm rượu, bao gồm cả rượu có nồng độ cồn từ 15 độ trở lên thông qua cách thức thương mại điện tử nhưng phải tuân thủ các quy định của pháp luật có liên quan khi thực hiện kinh doanh.

Việc bán rượu trên các website thương mại điện tử cần lưu ý những gì?

Căn cứ Điều 6 Nghị định 24/2020/NĐ-CP quy định về thực hiện biện pháp ngăn ngừa người chưa đủ 18 tuổi tiếp cận, truy cập, tìm kiếm thông tin và mua rượu, bia trong hoạt động bán rượu, bia theo cách thức thương mại điện tử như sau:

“Điều 6. Thực hiện biện pháp ngăn ngừa người chưa đủ 18 tuổi tiếp cận, truy cập, tìm kiếm thông tin và mua rượu, bia trong hoạt động bán rượu, bia theo cách thức thương mại điện tử

Tổ chức, cá nhân bán rượu, bia theo cách thức thương mại điện tử; tổ chức, cá nhân gửi tới dịch vụ thương mại điện tử cho các thương nhân, tổ chức, cá nhân khác bán rượu, bia phải thực hiện biện pháp ngăn ngừa người chưa đủ 18 tuổi tiếp cận, truy cập, tìm kiếm thông tin và mua rượu, bia bảo đảm các yêu cầu sau đây:

1. Có ứng dụng khai báo tên, tuổi của người truy cập trước khi người đó truy cập, tìm kiếm thông tin; khai báo các thông tin về tên, địa chỉ cư trú của người mua, thông tin thanh toán qua tài khoản, thẻ ngân hàng hoặc các phương thức thanh toán không dùng tiền mặt khác khi người đó thực hiện giao dịch mua rượu, bia.

2. Thông tin về sản phẩm rượu, bia trên website thương mại điện tử của tổ chức, cá nhân bán rượu, bia không được liên kết, quảng bá đến các tài khoản người dùng chưa đủ 18 tuổi; các trang, kênh, phương tiện thông tin khác trên môi trường mạng dành riêng cho người chưa đủ 18 tuổi hoặc có đa số người sử dụng, truy cập chưa đủ 18 tuổi.

3. Tổ chức, cá nhân bán rượu, bia có trách nhiệm kiểm tra tuổi của người nhận hàng trong trường hợp nghi ngờ về độ tuổi của người đó, bảo đảm người nhận hàng phải từ đủ 18 tuổi trở lên khi giao hàng.

4. Chậm nhất đến ngày 30 tháng 6 năm 2020, tổ chức, cá nhân bán rượu, bia theo cách thức thương mại điện tử đã hoạt động trước ngày Nghị định này có hiệu lực có trách nhiệm thực hiện quy định tại các khoản 1, 2, và khoản 3 Điều này.”

Hiện tại, chính phủ đã cho phép được bán rượu trên các trang thương mại điện tử nhưng cũng cần lưu ý về thực hiện biện pháp ngăn ngừa người chưa đủ 18 tuổi. theo hướng dẫn của pháp luật. Trên trang website thương mại điện tử của anh cần phải có các mục khai báo tên, tuổi người truy cập khai báo các thông tin về tên, địa chỉ cư trú của người mua, thông tin thanh toán qua tài khoản, thẻ ngân hàng hoặc các phương thức thanh toán không dùng tiền mặt; thực hiện kiểm tra tuổi của người nhận hàng khi thực hiện giao hàng theo đơn đặt hàng trên website.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com