Những lưu ý khi viết tờ trình xin kinh phí

 

1. Mẫu tờ trình xin kinh phí là gì?

Tờ trình là loại văn bản được dùng nhiều hiện nay đặc biệt là đơn vị nhà nước, tờ trình nêu lên nội dung người viết muốn tường trình một hay nhiều nội dung, sự việc có thể xảy ra hoặc đề nghị một việc gì đó của cấp dưới với cấp trên để được biết và cho ý kiến giải quyết.  Tờ trình xin kinh phí là văn bản được sử dụng để trình bày về một sự việc hay đề xuất cấp trên phê chuẩn một chủ trương, giải pháp nào đó để xin ý kiến chỉ đạo.

Tờ trình xin kinh phí được sử dụng rộng rãi, phổ biến trong các đơn vị, tổ chức vì nhu cầu sử dụng tiền trong các hoạt động chung là thường xuyên, liên tục. Những công việc chung thì cá nhân sẽ không tự bỏ tiền ra mà viết tờ trình để xin kinh phí từ cấp có thẩm quyền. Tờ trình xin kinh phí thường được sử dụng với những mục đích khác nhau như đề xuất với cấp trên để mua thiết bị chung, mua văn phòng phẩm hoặc các thiết bị để tổ chức sự kiện. Chỉ trong những trường hợp cần thiết thì đơn vị, tổ chức mới được làm tờ trình và không phải tờ trình nào khi gửi lên cấp trên cũng được phê duyệt mà cần phải trải qua nhiều giai đoạn, thủ tục để kiểm tra, đánh giá những nội dung được nêu trong tờ trình.

 

2. Những lưu ý khi viết tờ trình xin kinh phí

Tờ trình xin kinh phí cần được trình bày rõ ràng, sạch sẽ, dễ nhìn. Để thực hiện đảm bảo trong cách thức và nội dung đối với giấy tờ có thủ tục hành chính. Mẫu tờ trình xin kinh phí phải có bố cục hợp lý, trình bày sâu chuỗi các nội dung và triển khai một cách mạch lạc. Đây là văn bản hành chính được lập của các đơn vị, tổ chức thực hiện trong đơn vị của mình.

– Nội dung mẫu tờ trình cần trình bày khoa học, có nội dung rõ ràng, chính xác và dễ hiểu. Phân tích căn cứ thực tiễn làm nổi bật được các nhu cầu bức thiết của vấn đề cần trình duyệt; Nêu các chủ đề xin phê chuẩn phải rõ ràng và cụ thể. Các kiến nghị phải hợp lý và phân tích các khả năng và trình bày khái quát phương án phát triển mạnh, khắc phục khó khăn.

– Bố cục tờ trình xin kinh phí gồm 03 phần:

+ Phần 1: Nêu lý do đưa ra nội dung trình duyệt;

+ Phần 2: Nội dung các vấn đề cần đề xuất trong đó có tờ trình các phương án, phân tích và chứng minh các phương án thiết thực và khả thi;

+ Phần 3: Kiến nghị với cấp trên hỗ trợ, đảm bảo các điều kiện vật chất, tinh thần. Yêu cầu phê chuẩn phương án.

– Trong phần nêu lý do, căn cứ thì cần dùng cách hành văn để thể hiện được nhu cầu khách quan, hoàn cảnh thực tiễn đòi hỏi.

– Trong phần đề xuất thì cần dùng ngôn ngữ và các hành văn có tính thuyết phục cao nhưng cụ thể và rõ ràng tránh phân tích chung chung. Các luận cứ phải lựa chọn điển hình từ các tài liệu có độ tin cậy cao khi cần phải xác minh để bảo đảm sự kiện và số liệu trung thực;

– Nêu rõ các lợi ích, các khó khăn trong các phương án tránh nhận xét chủ quan và thiên vị

– Các kiến nghị cần xác đáng, văn phong lịch sự, nhã nhặn và luận chứng chặt chẽ, nội dung đề xuất phải bảo đảm tính khả thi mới tạo ra niềm tin nội tâm cho cấp phê duyệt.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com