- Nhóm hải sản khô: thường có hàm lượng vitamin A, vitamin D và vitamin E thấp hơn so với hải sản tươi, nhưng bù lại chất béo, đường và thành phần axit không bị suy giảm.
- Nhóm rau củ quả khô: thường có hàm lượng calo cao, gấp từ 3 – 5 lần so với rau củ quả tươi và vẫn giữ được nhiều loại khoáng chất (như magie, natri, canxi và sắt). Tuy nhiên, các loại vitamin sẽ có phần giảm sút.
1. Cách bảo quản thực phẩm khô phổ biến
Dưới đây là một số cách bảo quản thực phẩm khô rất phổ biến mà bạn có thể áp dụng:
Đông lạnh
Đây là phương pháp giúp cho thực phẩm khô giữ được hương vị và hàm lượng chất dinh dưỡng một cách tối ưu nhất.
Không những thế, tủ lạnh và tủ đông cũng như các thiết bị công nghiệp làm lạnh khác đều có thể điều chỉnh nhiệt độ linh hoạt sao cho phù hợp với từng nhóm thực phẩm, nhằm giảm thiểu sự phát triển của vi khuẩn gây hại và kéo dài thời gian bảo quản đáng kể.
Hút chân không
Phương pháp hút chân không sẽ giúp kéo dài thời gian bảo quản thực phẩm lâu hơn. Vì trong điều kiện môi trường thiếu oxy, vi khuẩn sẽ khó hoạt động và phát triển, nhờ đó giảm thiểu được tình trạng gây hỏng thực phẩm.
Đóng hộp, chai, lọ
Việc cho thực phẩm vào chai, hũ lọ hay hộp đều là những cách bảo quản thực phẩm khô rất phổ biến. Khi sử dụng các đồ chứa này, bạn nên rửa sạch, trụng qua nước sôi và để ráo trước khi cho thực phẩm vào bảo quản.
Cuối cùng là đậy kín nắp và hạn chế mở nắp thường xuyên, nếu mở thì hãy tranh thủ sử dụng thực phẩm sớm nhất có thể, nhằm giảm thiểu vi khuẩn từ không khí bên ngoài gây hỏng thực phẩm.
Sấy khô
Sấy khô là một trong những cách bảo quản thực phẩm lâu đời nhất từ trước đến nay. Phương pháp này có thể áp dụng cho nhiều nhóm thực phẩm như thịt cá, rau củ quả cho đến các loại hạt đậu.
2. Cách bảo quản thực phẩm khô đóng hộp, đóng gói
Đối với các loại thực phẩm khô đóng hộp hoặc đóng gói, thì bạn có thể cân nhắc một số cách bảo quản như sau:
Bảo quản thực phẩm khô chưa mở bao bì
Với thực phẩm khô chưa mở bao bì và được đóng gói, thì bạn có thể bảo quản tại bất vị trí nào ở những nơi thoáng mát, khô ráo và tránh ánh nắng chiếu trực tiếp.
Hơn nữa, bạn có thể cân nhắc cách bảo quản mà nhà sản xuất khuyến nghị và đã in trên bao bì sản phẩm, tránh làm ảnh hưởng đến chất lượng thực phẩm bên trong.
Xếp chồng lên nhau, giữ nguyên bao bì
Thực phẩm khô vẫn còn giữ nguyên bao bì, dù mở hoặc chưa mở thì bạn có thể xếp chồng lên nhau sao cho phù hợp với không gian lưu trữ hiện có.
Đồng thời, bạn có thể phân chia vị trí bảo quản để hương vị thực phẩm bên trong không bị lẫn mùi.
Chuyển vào dụng cụ bảo quản khác
Thay vì bảo quản thực phẩm khô trong bao bì, bạn có thể chuyển thực phẩm sang hộp hoặc lọ, để phù hợp với không gian lưu trữ trong phòng bếp hoặc tủ chứa đồ.
Bảo quản thực phẩm khô đã mở bao bì
Với những thực phẩm khô đã mở bao bì, bạn có thể bịt kín lại sau khi mở hoặc chuyển thực phẩm sang dụng cụ bảo quản nhỏ hơn.
Đây là cách vừa giúp cho bạn sử dụng thực phẩm được thuận tiện, vừa giảm thiểu được tình trạng gây hỏng thực phẩm vì hạn chế được không khí tiếp xúc với thực phẩm.
Cho vào hộp đựng thực phẩm
Hộp đựng thực phẩm có thể đựng nhiều loại thực phẩm khô, từ dạng hạt cho đến dạng bột. Sau đó, bạn có thể xếp chồng những hộp đựng thực phẩm lên nhau, rất tiện lợi và gọn gàng trong không gian bếp.
Cho vào hũ thủy tinh
Thay vì dùng hộp thực phẩm, bạn có thể sử dụng hũ thủy tinh để bảo quản mì ống, nui khô, các loại bột, hạt và ngũ cốc.
Cho vào túi zipper bảo quản thực phẩm
Túi zipper giúp cho việc phân loại thực phẩm được dễ dàng và hầu như không chiếm nhiều diện tích khi lưu trữ, nhất là bảo quản chúng ở trong tủ lạnh hoặc tủ đông.
3. Các loại thực phẩm khô và cách bảo quản
Tùy theo từng loại thực phẩm khô mà bạn chọn cách bảo quản sao cho phù hợp, cụ thể như sau:
Hải sản khô
Các loại hải sản khô, như cá khô, mực khô và tôm khô có thể được phơi lại nắng từ 2 – 3 tiếng sau khi bạn mua về. Sau đó, dùng giấy báo để gói lại, rồi cho vào túi zipper hoặc túi nilong và bảo quản chúng trong ngăn đá của tủ lạnh (hoặc tủ đông) đều được.
Nhiệt độ tốt nhất là khoảng -18 độ C, vì sẽ giúp cho hải sản khô giữ được độ dẻo vốn có. Thời gian bảo quản kéo dài đến vài tháng trong ngăn đá.
Nấm khô
Đối với nấm khô, bạn nên bảo quản trong hũ thủy tinh và đậy nắp kín. Nếu không, bạn vẫn có thể bảo quản nấm khô trong túi zipper hoặc túi nilong, rồi đặt vào ngăn mát tủ lạnh.
Bánh mì
Bảo quản bánh mì cũng rất đơn giản, bạn chỉ cần cho bánh mì vào túi nilong sạch và cột chặt miệng túi. Sau đó, để ở ngoài nhiệt độ môi trường là được và hãy cố gắng sử dụng càng sớm càng tốt để bánh không bị lên men hoặc bị mốc !!
Phô mai
Tùy theo mỗi loại phô mai mà điều kiện bảo quản khác nhau. Nhìn chung, phô mai dễ bị tan chảy ở nhiệt độ thường nên cần được bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh, phù hợp nhất là ngăn đông mềm của tủ lạnh vì thường có nhiệt độ ổn định.
Bên cạnh đó, bạn cũng nên chia nhỏ lượng phô mai để tiện cho việc sử dụng và có thể bọc lại bằng giấy nến giúp cho hương vị của phô mai không bị ảnh hưởng.
Gạo và ngũ cốc
Gạo và các loại ngũ cốc có thời gian sử dụng lâu. Vì thế, bạn hãy bảo quản những loại thực phẩm này trong các thùng kín hoặc hũ thủy tinh, rồi đặt ở những nơi khô ráo và tránh tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời.
Lạp xưởng
Lạp xưởng có 2 loại: lạp xưởng khô và lạp xưởng tươi. Đối với lạp xưởng tươi, bạn có thể cho vào túi giấy, rồi đựng trong bao nilong và đặt vào ngăn đá hoặc ngăn mát tủ lạnh.
Tuy nhiên, đối với lạp xưởng khô thì bạn có thể bảo quản ở nhiệt độ thường và tránh côn trùng bu đậu bằng cách đặt gần ly rượu trắng.
Măng khô
Để giúp cho măng khô giữ được hương vị, bạn có thể dùng màng bọc thực phẩm quấn dày và chặt măng khô. Sau đó, đặt chúng trong ngăn mát của tủ lạnh hoặc nhiệt độ phòng bên ngoài.
Tuy nhiên, đối với măng khô đã luộc, thì bạn nên sử dụng càng sớm càng tốt hoặc có thể bảo quản trong hộp đựng thực phẩm, rồi để vào ngăn mát tủ lạnh thì được khoảng từ 2 – 3 ngày.
Các loại gia vị
Các loại gia vị nấu ăn hay sử dụng như gừng, ớt, tỏi,… bạn nên đặt vào rổ hoặc túi giấy (có lỗ thông thoáng) và để ở nơi thoáng mát ở nhiệt độ phòng. Thậm chí, bạn có thể bảo quản trong ngăn rau củ của tủ lạnh đều được.