Một số quy định liên quan:
1.1. Công trình sửa chữa, bảo trì, cải tạo, nâng cấp, mở rộng cơ sở vật chất thuộc thẩm quyền của UBND tỉnh:
Về chủ trương sửa chữa, bảo trì, cải tạo, nâng cấp, mở rộng cơ sở vật chất:
Thủ trưởng đơn vị cấp tỉnh trong năm kế hoạch có nhu cầu sửa chữa, bảo trì, cải tạo, nâng cấp, mở rộng tổ chức lập biên bản khảo sát, đánh giá hiện trạng công trình cần sửa chữa… có sự tham gia của các đơn vị chuyên ngành (Sở Xây dựng, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính). Khi có biên bản khảo sát, thủ trưởng đơn vị cấp tỉnh lập văn bản (kèm biên bản khảo sát) gửi Sở Tài chính có ý kiến về kinh phí làm cơ sở để đơn vị cấp tỉnh trình UBND tỉnh xem xét chấp thuận chủ trương.
– Đối với công trình sửa chữa, bảo trì, cải tạo, nâng cấp, mở rộng cơ sở vật chất có chi phí thực hiện từ 500 triệu đồng trở lên: Ngoài các tài liệu theo hướng dẫn đối với các công trình có chi phí thực hiện dưới 500 triệu đồng; đơn vị gửi thêm quyết định phê duyệt dự án sửa chữa, bảo trì, cải tạo, nâng cấp, mở rộng cơ sở vật chất kèm theo dự án (hoặc quyết định phê duyệt báo cáo kinh tế kỹ thuật kèm theo báo cáo kinh tế kỹ thuật đối với công trình chỉ lập báo cáo kinh tế kỹ thuật); dự án, báo cáo kinh tế kỹ thuật phải có trước khi phân bổ dự toán.
– Đối với công trình sửa chữa, bảo trì, cải tạo, nâng cấp, mở rộng cơ sở vật chất có chi phí thực hiện dưới 500 triệu đồng đơn vị cấp tỉnh lập dự toán kèm theo bản vẽ thiết kế (không phải lập báo cáo kinh tế kỹ thuật) gửi Sở Xây dựng thẩm định phê duyệt dự toán và bản vẽ thiết kế để tổ chức thực hiện duyệt theo Quyết định ủy quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh Trà Vinh.
– Đối với công trình sửa chữa, bảo trì, cải tạo, nâng cấp, mở rộng cơ sở vật chất có chi phí thực hiện từ 500 triệu đồng trở lên. Ngoài các tài liệu theo hướng dẫn đối với các công trình có chi phí thực hiện dưới 500 triệu đồng đơn vị cấp tỉnh gửi Sở Xây dựng thẩm định dự án hoặc báo cáo kinh tế – kỹ thuật; sau đó đơn vị cấp tỉnh gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư phê duyệt theo Quyết định ủy quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh
Hình thức lựa chọn nhà thầu thực hiện các công trình cải tạo, nâng cấp, mở rộng cơ sở vật chất:
Theo quy định của Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13 ngày 26/11/2013 của Quốc hội và Nghị định số 63/2014/NĐ-CP ngày 26/6/2014 của Chính phủ.
Quyết toán kinh phí
– Các công trình có chi phí thực hiện từ 500 triệu đồng trở lên: Ngoài việc lập quyết toán hàng năm theo hướng dẫn tại Thông tư 107/2017/TT-BTC ngày 10/10/2017 của Bộ Tài chính, các đơn vị, đơn vị lập báo cáo quyết toán dự án hoàn thành theo hướng dẫn tại Thông tư số 10/2020/TT-BTC ngày 20/02/2020 của Bộ Tài chính quy định về quyết toán dự án hoàn thành thuộc nguồn vốn nhà nước.
Vì vậy, việc sửa chữa bảo trì, cải tạo, nâng cấp, mở rộng cơ sở vật được áp dụng theo từng phân cấp đơn vị và theo phân cấp chi phí thực hiện. Đối với công trình có chi phí dưới 500 triệu thì thẩm quyền ra quyết định sửa chữa thuộc về Sở xây dựng thẩm định theo dự toán, còn đối với công trình trên 500 triệu đồng thì Sở xây dựng tiến hành lập thẩm định bằng Báo cáo kinh tế – kỹ thuật và gửi cho Sở kế hoặc và Đầu tư phê duyệt.
1.2. Công trình sửa chữa, bảo trì, cải tạo, nâng cấp, mở rộng cơ sở vật chất thuộc thẩm quyền của UBND huyện, thị xã, thành phố:
Về chủ trương sửa chữa, bảo trì, cải tạo, nâng cấp, mở rộng cơ sở vật chất:
Thủ trưởng đơn vị cấp huyện trong năm kế hoạch có nhu cầu sửa chữa, bảo trì, cải tạo, nâng cấp, mở rộng cơ sở vật chất tổ chức lập biên bản khảo sát, đánh giá hiện trạng công trình cần sửa chữa… có sự tham gia của các đơn vị chuyên ngành (Phòng Kinh tế và Hạ tầng, Phòng Tài chính – Kế hoạch). Khi có biên bản khảo sát, thủ trưởng đơn vị cấp tỉnh lập văn bản (kèm biên bản khảo sát) gửi Phòng Tài chính – Kế hoạch có ý kiến về kinh phí làm cơ sở để đơn vị cấp huyện trình UBND huyện xem xét chấp thuận chủ trương.
Căn cứ chủ trương đã được chấp thuận của UBND huyện, đơn vị cấp huyện lập dự toán kinh phí thực hiện sửa chữa, bảo trì, cải tạo, nâng cấp, mở rộng cơ sở vật chất tổng hợp chung vào dự toán gửi Phòng Tài chính – Kế hoạch để tổng hợp trình cấp có thẩm quyền quyết định giao dự toán thực hiện.
– Đối với công trình sửa chữa, bảo trì, cải tạo, nâng cấp, mở rộng có chi phí thực hiện dưới 500 triệu đồng, tài liệu bao gồm: Văn bản phê duyệt chủ trương của cấp có thẩm quyền; Dự toán và bản vẽ thiết kế.
– Đối với công trình sửa chữa, bảo trì, cải tạo, nâng cấp, mở rộng cơ sở vật chất có chi phí thực hiện từ 500 triệu đồng trở lên: Ngoài các tài liệu theo hướng dẫn đối với các công trình có chi phí thực hiện dưới 500 triệu đồng; đơn vị gửi thêm quyết định phê duyệt dự án sửa chữa, bảo trì, cải tạo, nâng cấp, mở rộng cơ sở vật chất kèm theo dự án (hoặc quyết định phê duyệt báo cáo kinh tế kỹ thuật kèm theo báo cáo kinh tế kỹ thuật đối với công trình chỉ lập báo cáo kinh tế kỹ thuật); dự án, báo cáo kinh tế kỹ thuật phải có trước khi phân bổ dự toán.
– Đối với công trình sửa chữa, bảo trì, cải tạo, nâng cấp, mở rộng có chi phí thực hiện dưới 500 triệu đồng đơn vị, đơn vị lập dự toán kèm theo bản vẽ thiết kế (không phải lập báo cáo kinh tế kỹ thuật) gửi cấp thẩm quyền xem xét thẩm định và phê duyệt dự toán, thiết kế bản vẽ để tổ chức thực hiện.
– Đối với công trình sửa chữa, bảo trì, cải tạo, nâng cấp, mở rộng cơ sở vật chất có chi phí thực hiện từ 500 triệu đồng trở lên. Ngoài các tài liệu theo hướng dẫn đối với các công trình có chi phí thực hiện dưới 500 triệu đồng, đơn vị cấp huyện gửi cấp thẩm quyền xem xét thẩm định và phê duyệt dự án hoặc báo cáo kinh tế – kỹ thuật.
Hình thức lựa chọn nhà thầu thực hiện các công trình cải tạo, nâng cấp, mở rộng cơ sở vật chất:
Theo quy định của Luật uật Đấu thầu số 43/2013/QH13 ngày 26/11/2013 của Quốc hội và Nghị định số 63/2014/NĐ-CP ngày 26/6/2014 của Chính phủ.
Các đơn vị, đơn vị thực hiện tổng hợp chung kinh phí sửa chữa, bảo trì, cải tạo, nâng cấp, mở rộng cơ sở vật chất trong báo cáo quyết toán ngân sách hàng năm của đơn vị theo hướng dẫn tại Luật Ngân sách nhà nước, Luật Kế toán và các văn bản hướng dẫn. Căn cứ như sau:
– Các công trình có chi phí thực hiện dưới 500 triệu đồng: Các đơn vị, đơn vị tổng hợp chung trong báo cáo quyết toán hàng năm theo hướng dẫn tại Thông tư 107/2017/TT-BTC ngày 10/10/2017 của Bộ Tài chính.
– Các công trình có chi phí thực hiện từ 500 triệu đồng trở lên: Ngoài việc lập quyết toán hàng năm theo hướng dẫn tại Thông tư 107/2017/TT-BTC ngày 10/10/2017 của Bộ Tài chính, các đơn vị, đơn vị lập báo cáo quyết toán dự án hoàn thành theo hướng dẫn tại Thông tư số 10/2020/TT-BTC ngày 20/02/2020 của Bộ Tài chính quy định về quyết toán dự án hoàn thành thuộc nguồn vốn nhà nước
Vì vậy, việc sửa chữa bảo trì, cải tạo, nâng cấp, mở rộng cơ sở vật được áp dụng cho đơn vị cấp tỉnh và đơn vị cấp huyện. Theo đó, thì đối với cấp huyện thì đối với công trình có chi phí trên 500 triệu đồng trở lên thì cũng phải lập thẩm định và phê duyệt bằng báo cáo kinh tế – kỹ thuật.