Thay đổi nơi làm việc có cần cấp lại giấy phép lao động không?

Người lao động nước ngoài chỉ được coi là làm việc hợp pháp và được bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của mình trong các mối quan hệ lao động khi họ được cấp giấy phép lao động. Vậy,Thay đổi nơi làm việc có cần cấp lại giấy phép lao động không?

1. Tìm hiểu quy định về giấy phép lao động cấp cho người nước ngoài:

1.1 Giấy phép lao động là gì?

Theo quy định của pháp luật hiện hành thì ta có thể hiểu rằng Giấy phép lao động là một loại giấy tờ, trong đó nội dung chính là xác nhận cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam do cơ quan có thẩm quyền ở Việt Nam cấp cho người lao động nước ngoài khi họ có đủ những điều kiện nhất định theo quy định của pháp luật. Hay nói cách khác Người lao động nước ngoài chỉ được coi là làm việc hợp pháp và được bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của mình trong các mối quan hệ lao động khi họ được cấp giấy phép lao động

Một giấy phép lao động theo đúng mẫu của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành gồm những thông tin của người lao động nước ngoài như là:Ảnh chân dung; Họ và tên; Giới tính;Ngày, tháng, năm sinh;Quốc tịch, số hộ chiếu;Doanh nghiệp, tổ chức nơi người lao động nước ngoài làm việc;Địa điểm làm việc;Vị trí công việc; Chức danh công việc; Thời hạn làm việc;Tình trạng giấy phép

1.2. Ai được cấp giấy phép lao động:

Để xác định được ai được cấp giấy phép lao động thì ta căn cứ theo quy định tại Nghị định 152/2020/NĐ-CP về người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam và tuyển dụng, quản lý người lao động Việt Nam làm việc cho tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam. Theo quy định này thì ta có thể hiểu rằng để được cấp giấy phép lao động phải là những đối tượng sau đây thì mới được cấp giấy phép lao động:

Một là, Người thực hiện hợp đồng lao động;

Hai là, người lao động khi di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp;

Ba là, người thực hiện các loại hợp đồng hoặc thỏa thuận về kinh tế, thương mại, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, khoa học kỹ thuật, văn hóa, thể thao, giáo dục, giáo dục nghề nghiệp và y tế;

Bốn là, nhà cung cấp dịch vụ theo hợp đồng;

Năm là, người chào bán dịch vụ;

Sáu là, người làm việc cho tổ chức phi chính phủ nước ngoài, tổ chức quốc tế tại Việt Nam được phép hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam;

Tám là, nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia, lao động kỹ thuật;

Chín là, người nước ngoài tham gia thực hiện các gói thầu, dự án tại Việt Nam;

Bên cạnh đó thì tại nghị định cũng có quy định về các trường hợp người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động, cụ thể như là:

Người lao động nước ngoài là chủ sở hữu hoặc thành viên góp vốn của công ty trách nhiệm hữu hạn có giá trị góp vốn từ 3 tỷ đồng trở lên.

 Người lao động nước ngoài là chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc thành viên Hội đồng quản trị của công ty cổ phần có giá trị góp vốn từ 3 tỷ đồng trở lên.

Người lao động nước ngoài di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp thuộc phạm vi 11 ngành dịch vụ trong biểu cam kết dịch vụ của Việt Nam với Tổ chức Thương mại thế giới, bao gồm: kinh doanh, thông tin, xây dựng, phân phối, giáo dục, môi trường, tài chính, y tế, du lịch, văn hóa giải trí và vận tải.

Người lao động nước ngoài vào Việt Nam để cung cấp dịch vụ tư vấn về chuyên môn và kỹ thuật hoặc thực hiện các nhiệm vụ khác phục vụ cho công tác nghiên cứu, xây dựng, thẩm định, theo dõi đánh giá, quản lý và thực hiện chương trình, dự án sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) theo quy định hay thỏa thuận trong các điều ước quốc tế về ODA đã ký kết giữa cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam và nước ngoài.

Người lao động nước ngoài được Bộ Ngoại giao cấp giấy phép hoạt động thông tin, báo chí tại Việt Nam theo quy định của pháp luật.

Người lao động nước ngoài được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài cử sang Việt Nam giảng dạy, nghiên cứu tại trường quốc tế thuộc quản lý của cơ quan đại diện ngoại giao nước ngoài hoặc Liên hợp quốc; các cơ sở, tổ chức được thành lập theo các hiệp định mà Việt Nam đã ký kết, tham gia.

Người lao động nước ngoài tình nguyện viên

Người lao động nước ngoài làm việc tại vị trí nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia hoặc lao động kỹ thuật có thời gian làm việc dưới 30 ngày và không quá 03 lần trong 01 năm.

Người lao động nước ngoài thực hiện thỏa thuận quốc tế mà cơ quan, tổ chức ở Trung ương, cấp tỉnh ký kết theo quy định của pháp luật.

Người lao động nước ngoài có hộ chiếu công vụ vào làm việc cho cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội.

Người lao động nước ngoài chịu trách nhiệm thành lập hiện diện thương mại.

Người lao động nước ngoài được Bộ Giáo dục và Đào tạo xác nhận người lao động nước ngoài vào Việt Nam để giảng dạy, nghiên cứu.

Xem thêm: Thay đổi công ty có phải thay đổi giấy phép lao động?

2. Thay đổi nơi làm việc có cần cấp lại giấy phép lao động không?

2.1. Quy định về việc cấp lại giấy phép lao động:

Việc cấp lại giấy phép lao động cũng cần tuân thủ các quy định của pháp luật, không phải trường hợp nào cũng có thể xin cấp lại giấy phép lao động. Theo quy định tại Điều 12 Nghị định 152/2020/NĐ-CP quy định thì xác định được một số trường hợp cấp lại giấy phép lao động như là: Giấy phép lao động còn thời hạn bị mất hoặc Giấy phép lao động còn thời hạn bị hỏng hoặc có sự thay đổi họ và lên, quốc tịch, số hộ chiếu, địa điểm làm việc ghi trong giấy phép lao động còn thời hạn.

Theo quy định này thì việc thay đổi nơi làm việc cũng thuộc vào trường hợp phải cấp lại giấy phép lao động.

2.2. Hồ sơ cấp lại giấy phép lao động:

Khi thực hiện việc cấp lại giấy phép lao động thì cần phải chuẩn bị các giấy tờ tài liệu sau đây:

Văn bản đề nghị cấp lại giấy phép lao động của người sử dụng lao động theo Mẫu;

– 02 ảnh màu chụp không quá 06 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ;

Giấy phép lao động còn thời hạn đã được cấp;

Văn bản chấp thuận nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài.

Sau khi chuẩn bị đầy đủ bộ hồ sơ theo quy định thì người có nhu cầu xin cấp lại giấy phép lao động phải nộp bộ hồ sơ đó đến Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hoặc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội

 Trường hợp nếu hồ sơ hợp lệ thì , Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hoặc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội cấp lại giấy phép lao động trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép lao động. Trường hợp nếu hồ sơ không hợp lệ thì người tiếp nhận hồ sơ phải hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung những giấy tờ, tài liệu còn thiếu để hoàn thiện hồ sơ, nếu không cấp lại giấy phép lao động thì có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.

Tóm lại, nếu thay đổi địa điểm làm việc so với nội dung ghi trong giấy phép lao động thì bắt buộc phải thực hiện xin cấp lại giấy phép lao động.

Xem thêm: Nội dung đề án hoạt động dịch vụ xuất khẩu lao động

3. Người lao động nước ngoài không cấp lại giấy phép lao động thì có bị xử phạt không? 

Như đã nêu ở các phần mục trên thì người lao động nước ngoài muốn làm việc tại Việt Nam thì bắt buộc phải có giấy phép lao động, trường hợp nếu thuộc diện phải cấp lại giấy phép lao động mà người lao động nước ngoài không thực hiện thủ tục xin cấp lại thì có thê xác định người lao động này không có giấy phép lao động. Theo đó nếu không có giấy phép lao động sẽ bị xử phạt như sau:

3.1. Đối với người lao động nước ngoài:

Căn cứ theo quy định tại khoản 3, điều 32, Nghị định số 12/2022/NĐ-CP quy định thì người lao động nước ngoài không có giấy phép lao động hoặc không có văn bản xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động theo quy định của pháp luật mà làm việc tại Việt Nam sẽ bị phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng hoặc bị trục xuất theo quy định. 

3.2. Đối với công ty, tổ chức sử dụng lao động nước ngoài:

Căn cứ theo quy định tại khoản 4, điều 32, nghị đinh số 12/2022/NĐ-CP quy định thì Người sử dụng lao động có hành vi sử dụng lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam mà không có giấy phép lao động hoặc không có giấy xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động hoặc sử dụng người lao động nước ngoài có giấy phép lao động đã hết hạn hoặc văn bản xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động đã hết hiệu lực có thể bị phạt tiền lên tới 75.000.000 đồng tùy vào số lượng lao động liên quan. Cụ thể là:

– Đối với vi phạm từ 01 người đến 10 người thì bị phạt từ 30.000.000 đồng đến 45.000.000 đồng 

– Đối với vi phạm từ 11 người đến 20 người thì bị phạt từ 45.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng

– Đối với vi phạm từ  21 người trở lên thì bị phạt từ 60.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng

Các văn bản pháp luật sử dụng trong bài viết:

– Bộ luật lao động 2019;

– Nghị định 152/2022/NĐ-CP quy định về người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam, tuyển dụng, quản lý người lao động Việt Nam làm việc cho tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam;

– Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng lao động.

Xem thêm: LVN Group tư vấn thủ tục xin cấp phép lao động trực tuyến

Theo dõi chúng tôi trênDuong Gia FacebookDuong Gia FacebookDuong Gia TiktokDuong Gia TiktokDuong Gia YoutubeDuong Gia YoutubeDuong Gia GoogleDuong Gia Google
5/5(1
bình chọn
)

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com