Mức xử phạt dừng xe ở nơi có cắm biển cấm dừng, cấm đỗ

Hiện nay, khi tham gia giao thông quý bạn đọc không còn xa lạ với loại biển bản cấm dừng xe, cấm đỗ xe. Thực tế, khi Nghị định 100/2019/NĐ-CP và Nghị định 123/2021/NĐ-CP có hiệu lực thì nhiều quý bạn còn có thắc mắc mức xử phạt dừng xe ở nơi có cắm biển cấm dừng, cấm đỗ như thế nào?

1. Dừng xe, đỗ xe được hiểu như thế nào?

Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 18 Luật Giao thông đường bộ năm 2008 thì dừng xe được hiểu là trạng thái đứng yên tạm thời của phương tiện giao thông; trong một khoảng thời gian cần thiết đủ để cho người lên; trong một khoảng thời gian cần thiết đủ để xuống phương tiện, xếp dỡ hàng hóa hoặc thực hiện công việc khác.

Căn cứ theo quy định tại Khoản 2 Điều 18 Luật Giao thông đường bộ năm 2008 thì đỗ xe được hiểu là trạng thái đứng yên của phương tiện giao thông không giới hạn thời gian.

Như vậy, theo quy định nêu trên thì quý bạn đọc cần chú ý khi dừng xe, tài xế không được tắt máy xe, đồng thời bật đèn cảnh báo. Trong trường hợp, quý bạn đọc đỗ xe chỉ được rời khỏi xe khi thực hiện các biện pháp an toàn.

Đồng thời, quý bạn đọc cần lưu ý rằng tại các khu vực có biển báo cấm dừng đỗ xe thì tuyệt đối không được đỗ xe. Tại một số nơi có biển cấm đỗ xe thì người lái vẫn được dừng xe, nhưng chỉ được dừng trong một khoảng thời gian ngắn. Đối với các trường hợp xe máy dừng xe, đỗ xe không đúng nơi quy định thì bị xử phạt vi phạm hành chính.

Xem thêm: Biển cấm dừng, cấm đỗ: Quy định nơi đặt, mức phạt dừng đỗ sai?

2. Mức xử phạt dừng xe ở nơi có cắm biển cấm dừng, cấm đỗ:

2.1. Mức xử phạt dừng xe ở nơi có cắm biển cấm dừng, cấm đỗ đối với xe máy: 

Căn cứ theo quy định tại Khoản 2 Điều 6 Nghị định số 100/2019/NĐ-CP, mức phạt đối với hành vi dừng, đỗ xe tại nơi có biển báo “Cấm dừng xe và đỗ xe” và biển báo “Cấm đỗ xe” được quy định như sau:

Đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây thì phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng:

– Đỗ xe, dừng xe trên phần đường xe chạy ở đoạn đường ngoài đô thị nơi có lề đường;

– Điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 05 km/h đến dưới 10 km/h;

– Không giảm tốc độ và nhường đường khi điều khiển xe chạy từ trong ngõ ra đường chính, chạy từ đường nhánh ra đường chính;

– Đỗ xe, dừng xe ở lòng đường đô thị gây cản trở giao thông; đỗ, để xe ở lòng đường đô thị, hè phố trái quy định của pháp luật; tụ tập từ 03 xe trở lên ở lòng đường, trong hầm đường bộ;

 – Điều khiển xe chạy tốc độ thấp mà không đi bên phải phần đường xe chạy gây cản trở giao thông;

– Không nhường đường cho xe đi trên đường ưu tiên, đường chính từ bất kỳ hướng nào tới tại nơi đường giao nhau; Không nhường đường cho xe xin vượt khi có đủ điều kiện an toàn;

– Xe không được quyền ưu tiên sử dụng, lắp đặt thiết bị phát tín hiệu của xe được quyền ưu tiên;

– Đỗ xe, dừng xe trên đường xe điện, điểm dừng đón trả khách của xe buýt, nơi đường bộ giao nhau, trên phần đường dành cho người đi bộ qua đường; không tuân thủ các quy định về dừng xe, đỗ xe tại nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt; dừng xe nơi có biển “Cấm dừng xe và đỗ xe”; đỗ xe tại nơi có biển “Cấm đỗ xe” hoặc biển “Cấm dừng xe và đỗ xe”; dừng xe, đỗ xe trong phạm vi an toàn của đường sắt.

Ngoại trừ hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 2, điểm b khoản 3 Điều 49 Nghị định 100/2019/NĐ-CP như sau: Để phương tiện giao thông đường bộ, thiết bị, vật liệu, hàng hóa vi phạm khổ giới hạn tiếp giáp kiến trúc đường sắt, trừ hành vi để vật chướng ngại lên đường sắt làm cản trở giao thông đường sắt;

Như vậy, đối với hành vi dừng xe ở nơi có cắm biển cấm dừng, cấm đỗ xe và đỗ xe tại nơi có biển Cấm đỗ xe hoặc biển Cấm dừng xe và đỗ xe thì mức xử phạt đối với xe máy từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng.

2.2. Mức xử phạt dừng xe ở nơi có cắm biển cấm dừng, cấm đỗ đối với xe ô tô:

Căn cứ theo quy định tại Khoản 2 Điều 5 Nghị định số 100/2019/NĐ-CP, mức phạt đối với hành vi dừng, đỗ xe tại nơi có biển báo “Cấm dừng xe và đỗ xe” và biển báo “Cấm đỗ xe” được quy định như sau:

Đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây thì bị phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng:

– Chuyển làn đường không đúng nơi cho phép hoặc không có tín hiệu báo trước, trừ các hành vi vi phạm không tuân thủ các quy định khi vào hoặc ra đường cao tốc; không tuân thủ quy định về khoảng cách an toàn đối với xe chạy liền trước khi chạy trên đường cao tốc; điều khiển xe chạy ở làn dừng xe khẩn cấp hoặc phần lề đường của đường cao tốc; chuyển làn đường không đúng nơi cho phép hoặc không có tín hiệu báo trước khi chạy trên đường cao tốc;

– Ngoại trừ trường hợp các xe khác đi cùng chiều chạy quá tốc độ quy định, điều khiển xe chạy tốc độ thấp hơn các xe khác đi cùng chiều mà không đi về bên phải phần đường xe chạy;

– Chở người trên buồng lái quá số lượng quy định;

– Không tuân thủ các quy định về nhường đường tại nơi đường bộ giao nhau, trừ các hành vi vi phạm không giảm tốc độ và nhường đường khi điều khiển xe chạy từ trong ngõ, đường nhánh ra đường chính; không nhường đường cho xe đi trên đường ưu tiên, đường chính từ bất kỳ hướng nào tới tại nơi đường giao nhau;

– Điều khiển xe có liên quan trực tiếp đến vụ tai nạn giao thông mà không dừng lại, không giữ nguyên hiện trường, không tham gia cấp cứu người bị nạn, trừ hành vi vi phạm gây tai nạn giao thông không dừng lại, không giữ nguyên hiện trường, bỏ trốn không đến trình báo với cơ quan có thẩm quyền, không tham gia cấp cứu người bị nạn;

– Xe được quyền ưu tiên lắp đặt, sử dụng thiết bị phát tín hiệu ưu tiên không đúng quy định hoặc sử dụng thiết bị phát tín hiệu ưu tiên mà có giấy phép của cơ quan có thẩm quyền cấp nhưng không còn giá trị sử dụng theo quy định hoặc trường hợp không có giấy phép của cơ quan có thẩm quyền cấp;

– Dừng xe, đỗ xe ngược với chiều lưu thông của làn đường; dừng xe, đỗ xe trên dải phân cách cố định ở giữa hai phần đường xe chạy; đỗ xe trên dốc không chèn bánh; mở cửa xe, để cửa xe mở không bảo đảm an toàn; dừng xe, đỗ xe trên phần đường xe chạy ở đoạn đường ngoài đô thị nơi có lề đường rộng; dừng xe, đỗ xe không sát mép đường phía bên phải theo chiều đi ở nơi đường có lề đường hẹp hoặc không có lề đường;

– Dừng xe không sát theo lề đường, hè phố phía bên phải theo chiều đi hoặc bánh xe gần nhất cách lề đường, hè phố quá 0,25 m; dừng xe trên đường xe điện, đường dành riêng cho xe buýt;  dừng xe nơi có biển “Cấm dừng xe và đỗ xe”; dừng xe trên miệng cống thoát nước, miệng hầm của đường điện thoại, điện cao thế, chỗ dành riêng cho xe chữa cháy lấy nước; rời vị trí lái, tắt máy khi dừng xe; dừng xe, đỗ xe không đúng vị trí quy định ở những đoạn có bố trí nơi dừng xe, đỗ xe; dừng xe, đỗ xe trên phần đường dành cho người đi bộ qua đường;

– Ngoại trừ trường hợp tổ chức giao thông tại những khu vực này có bố trí nơi quay đầu xe mà có hành vi quay đầu xe ở phần đường dành cho người đi bộ qua đường, trên cầu, đầu cầu, ngầm, gầm cầu vượt,

– Quay đầu xe trái quy định trong khu dân cư;

Xem thêm: Thế nào là dừng đỗ xe sai quy định? Mức phạt khi dừng đỗ xe sai quy định?

3. Nhận biết hình dáng và ý nghĩa các loại biển báo cấm dừng, cấm đỗ xe:

Biển báo cấm dừng và đỗ xe:

Căn cứ theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ QCVN 41:2019/BGTVT được ban hành kèm theo Thông tư số 54/2019/TT-BGTVT thì biển báo cấm dừng và đỗ xe thuộc nhóm biển báo cấm có số hiệu P.130, đồng thời theo quy định loại biển báo này sẽ được đặt tại các địa điểm cấm các phương tiện xe cơ giới dừng và đỗ xe.

Đặc điểm:

– Biển cấm dừng, đỗ xe có dạng hình tròn, nền màu xanh dương, viền biển báo được sơn màu đỏ.

– Biển báo cấm dừng và đỗ xe được chia thành 04 phần bởi 02 vạch kẻ chéo màu đỏ.

– Biển báo được làm từ vật liệu tôn mạ kẽm và có màn phản quang.

Căn cứ theo quy định tại Điều 22 Luật Giao thông đường bộ và Quy chuẩn 41:2019/BGTVT cũng quy định biển báo cấm dừng và đỗ xe có hiệu lực với tất cả các phương tiện xe cơ giới dừng và đỗ xe tại điểm có đặt biển báo. Ngoại trừ các phương tiện được ưu tiên như: xe cứu thương, xe cứu hỏa,.. khi làm nhiệm vụ.

Biển báo cấm đỗ xe

Căn cứ theo QCVN 41:2019/BGTVT, biển báo cấm đỗ xe được chia làm 03 loại biển báo con là biển báo 131a, 131b, 131c.

Đặc điểm chung:

– Có dạng hành tròn với nền màu xanh dương, có viền đỏ;

– Được chia làm hai phần bằng 01 đường kẻ từ góc trên bên trái xuống góc dưới bên phải.

– So với biển báo P.131a, biển báo P.131b có thêm 01 vạch trắng, biển báo P.131c có thêm 02 vạch trắng được kẻ dọc từ trên xuống dưới.

Biển báo số hiệu P.131a: Nghiêm cấm các phương tiện giao thông đỗ xe ở đoạn đường có lắp đặt biển báo này, ngoại trừ phương tiện ưu tiên kể trên:

Biển báo số hiệu P.131b cấm đỗ xe ngày lẻ của tháng, ngoại trừ phương tiện ưu tiên. Bên dưới cột sẽ có bảng chú thích cấm đỗ xe ngày lẻ:

Biển báo số hiệu P.131c nghiêm cấm tất cả các phương tiện giao thông đỗ xe tại con đường có lắp đặt biển báo này trong các ngày chẵn của tháng, trừ các phương tiện được ưu tiên. Bên dưới cột sẽ có bảng chú thích cấm đỗ xe ngày chẵn:

Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết: 

– Luật Giao thông đường bộ;

– Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt;

– Nghị định 123/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải; giao thông đường bộ, đường sắt; hàng không dân dụng.

Xem thêm: Có được dừng xe trên cầu không? Mức phạt khi dừng xe, đỗ xe trên cầu?

Theo dõi chúng tôi trênDuong Gia FacebookDuong Gia FacebookDuong Gia TiktokDuong Gia TiktokDuong Gia YoutubeDuong Gia YoutubeDuong Gia GoogleDuong Gia Google
5/5(1
bình chọn
)

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com