Mức xử phạt hành chính lĩnh vực lâm nghiệp, quản lý rừng

Hiện nay, vấn đề khai thác và bảo vệ tài nguyên rừng là vấn đề mà Đảng, Nhà nước ta luôn quan tâm đến. Thực tế, nhiều trường hợp các cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm về lâm nghiệp, quản lý rừng như khai thác, phá hoại rừng,… trái pháp luật. Vậy, Pháp luật quy định mức xử phạt hành chính lĩnh vực lâm nghiệp, quản lý rừng như thế nào? 

1. Mức xử phạt hành chính lĩnh vực lâm nghiệp, quản lý rừng:

Căn cứ theo quy định tại Điều 6 Nghị định 35/2019/NĐ-CP về mức xử phạt hành chính lĩnh vực lâm nghiệp, quản lý rừng như sau: 

Thứ nhất, Mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị định 35/2019/NĐ-CP là mức phạt tiền được áp dụng đối với cá nhân, mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực Lâm nghiệp đối với cá nhân là 500.000.000 đồng;

Đối với tổ chức vi phạm áp dụng phạt tiền bằng 2 lần mức phạt tiền với cá nhân có cùng hành vi và mức độ vi phạm, mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực Lâm nghiệp đối với tổ chức là 1.000.000.000 đồng.

Thứ hai, Theo quy định pháp luật thì áp dụng xử phạt hành vi vi phạm như đối với thực vật rừng ngoài gỗ, gỗ mà thuộc Danh mục động vật rừng, thực vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IA hành vi vi phạm hành chính đối với thực vật rừng ngoài gỗ, gỗ thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ.

Thứ ba, Theo quy định chúng ta cần áp dụng xử phạt hành vi vi phạm như đối với động vật rừng, thực vật rừng thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm I hành vi vi phạm hành chính đối với các loài thuộc Phụ lục I Công ước về buôn bán quốc tế các thực vật hoang dã nguy cấp, loài động vật.

Áp dụng Xử phạt hành vi vi phạm như đối với thực vật rừng, động vật rừng thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm II đối với hành vi vi phạm hành chính đối với các loài thuộc Phụ lục II Công ước về buôn bán quốc tế các loài thực vật, động vật hoang dã nguy cấp.

Thứ tư, Áp dụng xử lý như động vật thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ hành vi vi phạm đối với động vật rừng thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IB, IIB hoặc động vật hoang dã thuộc Phụ lục I, II Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp nhưng thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ.

Áp dụng xử phạt như đối với động vật rừng thông thường đối với hành vi vi phạm hành chính đối với động vật hoang dã trên cạn khác hoặc động vật hoang dã nguy cấp thuộc Phụ lục III Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp.

Trường hợp hành vi vi phạm đối với động vật hoang dã trên cạn khác trị giá từ 300.000.000 đồng trở lên thì áp dụng khung tiền phạt cao nhất như đối với động vật rừng thông thường. áp dụng hình thức phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả tương ứng với khung phạt đó.

Thứ năm, Đối với hành vi vi phạm thuộc vụ việc do cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng hình sự thụ lý, giải quyết chuyển đến để xử phạt hành chính theo quy định tại Điều 63 Luật Xử lý vi phạm hành chính thì theo quy định căn cứ đối tượng vi phạm, tính chất, mức độ, hậu quả vi phạm và các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ để áp dụng khung tiền phạt, hình thức phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả tương ứng với hành vi vi phạm đó để xử phạt.

Áp dụng khung tiền phạt cao nhất, hình thức phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả tương ứng với khung phạt đó để xử phạt đối với trường hợp hành vi vi phạm hành chính gây hậu quả vượt quá mức hậu quả quy định tại khung tiền phạt cao nhất đối với hành vi vi phạm đó.

Áp dụng xử phạt như động vật rừng thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IB đối với trường hợp tang vật vi phạm là động vật, bộ phận cơ thể, sản phẩm của động vật thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ.

Đối với hành vi vi phạm vượt quá mức tối đa xử phạt vi phạm hành chính thì áp dụng khung xử phạt bằng tiền cao nhất quy định đối với hành vi vi phạm đó để xử phạt.

Thứ sáu, Áp dụng xử phạt theo quy định đối với loại rừng tương ứng trước khi quy hoạch cho mục đích khác đối với hành vi vi phạm đối với rừng đã quy hoạch cho mục đích khác, nhưng chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định chuyển mục đích sử dụng rừng.

Thứ bảy, Trường hợp một hành vi vi phạm hành chính gây thiệt hại nhiều loại rừng: rừng sản xuất, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng hoặc tang vật vi phạm gồm nhiều loại lâm sản khác nhau nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự, thì xác định tiền phạt của hành vi vi phạm theo từng loại rừng hoặc từng loại lâm sản.

Thứ tám, Đối với hành vi vi phạm gây thiệt hại đối với lâm sản của chủ rừng do chủ rừng phát hiện thì chủ rừng tiến hành lập biên bản kiểm tra, bảo quản tang vật và báo cáo, bảo vệ hiện trường, bàn giao trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày phát hiện vi phạm cho cơ quan, người có thẩm quyền, đồng thời phối hợp với cơ quan, người có thẩm quyền để xử phạt hành vi vi phạm theo quy định tại Nghị định 35/2019/NĐ-CP.

Đối với lâm sản tịch thu là lâm sản do chủ rừng tự bỏ vốn đầu tư để trồng thì trả lại cho chủ rừng.

Thứ chín, Đối với tang vật, phương tiện đang bị tạm giữ do bị chiếm đoạt, sử dụng trái phép để vi phạm hành chính thuộc trường hợp bị tịch thu, thì áp dụng xử lý theo quy định tại khoản 1 Điều 126 Luật xử lý vi phạm hành chính cụ thể như sau:

– Người ra quyết định tạm giữ phải xử lý phương tiện, tang vật vi phạm chứng chỉ hành nghề, hành chính, giấy phép bị tạm giữ theo biện pháp ghi trong quyết định xử phạt hoặc trả lại cho cá nhân, tổ chức nếu không áp dụng hình thức xử phạt tịch thu đối với tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề.

+ Đối với phương tiện, tang vật đang bị tạm giữ do bị chiếm đoạt, sử dụng trái phép để vi phạm hành chính thuộc trường hợp bị tịch thu thì trả lại cho chủ sở hữu, người quản lý hoặc người sử dụng hợp pháp; Các cá nhân, tổ chức vi phạm phải nộp một khoản tiền tương đương trị giá tang vật, phương tiện vi phạm hành chính vào ngân sách nhà nước theo quy định.

Trường hợp chủ sở hữu, người quản lý hoặc người sử dụng hợp pháp có lỗi cố ý trong việc để người vi phạm sử dụng tang vật, phương tiện vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 26 của Luật xử lý vi phạm hành chính: Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính là việc sung vào ngân sách nhà nước vật, tiền, hàng hóa, phương tiện có liên quan trực tiếp đến vi phạm hành chính, được áp dụng đối với vi phạm hành chính nghiêm trọng do lỗi cố ý của cá nhân, tổ chức thì tang vật, phương tiện đó bị tịch thu sung vào ngân sách nhà nước.

+ Đối với phương tiện, tang vật vi phạm hành chính thuộc trường hợp bị tịch thu nhưng đã đăng ký biện pháp bảo đảm thế chấp tài sản theo quy định của pháp luật dân sự thì bên nhận thế chấp được nhận lại phương tiện, tang vật hoặc trị giá tương ứng với nghĩa vụ được bảo đảm. Còn đối với các cá nhân, tổ chức vi phạm phải nộp một khoản tiền tương đương trị giá tang vật, phương tiện vi phạm hành chính vào ngân sách nhà nước.

Theo quy định, người thi hành công vụ, nhiệm vụ quản lý, bảo vệ rừng, bảo đảm chấp hành pháp luật về lâm nghiệp có trách nhiệm xác định phạm vi, ranh giới, diện tích rừng hoặc diện tích có cây trồng chưa thành rừng bị thiệt hại, bị tác động để ghi vào biên bản vi phạm hành chính. Người có thẩm quyền xử phạt đối với quá trình xem xét, ra quyết định xử phạt có thể trưng cầu giám định để xác định diện tích rừng hoặc diện tích có cây trồng chưa thành rừng bị thiệt hại, bị tác động. Việc trưng cầu giám định được thực hiện theo quy định của pháp luật về giám định.

Xem thêm: Vi phạm hành chính là gì? Các hình thức, biện pháp và nguyên tắc xử phạt?

2.  Đơn vị tính để xác định thiệt hại do hành vi vi phạm hành chính gây ra trong lĩnh vực lâm nghiệp, quản lý rừng:

Xem thêm: Các hình thức xử phạt hành chính và biện pháp khắc phục hậu quả

Căn cứ theo quy định tại Nghị định 35/2019/NĐ-CP về đơn vị xác định thiệt hại do hành vi vi phạm hành chính gây ra trong lĩnh vực lâm nghiệp, quản lý rừng như sau:

Một là, Diện tích rừng hoặc diện tích có cây trồng chưa thành rừng tính bằng héc ta (ha) hoặc mét vuông (m2);

Hai là, Khối lượng gỗ tính bằng mét khối (m3).

Ba là, Đơn vị tính và phương pháp xác định khối lượng, số lượng lâm sản theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Đối với tang vật vi phạm là gỗ, khi xử phạt vi phạm hành chính phải quy thành gỗ tròn. Quy đổi khối lượng các loại gỗ xẻ, gỗ đẽo thành gỗ tròn bằng cách nhân với hệ số 1,6.

Bốn là, động vật rừng, bộ phận cơ thể hoặc sản phẩm của động vật rừng, động vật rừng, bộ phận cơ thể hoặc sản phẩm của động vật rừng thuộc loài thông thường thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIB; thực vật rừng ngoài gỗ và sản phẩm gỗ xác định trị giá bằng tiền Việt Nam, đơn vị tính là đồng; sản phẩm của động vật rừng thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IB;

Xem thêm: Áp dụng hình thức xử phạt vi phạm hành chính

3. Tang vật, phương tiện vi phạm hành chính trong lĩnh vực lâm nghiệp, quản lý rừng:

Căn cứ theo quy định tại Khoản 5 Điều 3 Nghị định 35/2019/NĐ-CP quy định tang vật, phương tiện vi phạm hành chính trong lĩnh vực lâm nghiệp, quản lý rừng bao gồm:

– Lâm sản khai thác, tàng trữ, mua bán, vận chuyển, chế biến trái quy định của pháp luật;

– Công cụ, dụng cụ, các loại cưa xăng để sử dụng thực hiện hành vi vi phạm hành chính;

– Phương tiện gồm: các loại xe cơ giới đường bộ, tàu thủy, thuyền, ca-nô, sà lan; các loại xe đạp, xe thô sơ, xe mô tô và các phương tiện khác được sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm hành chính.

Phương tiện bị người vi phạm hành chính chiếm đoạt trái phép là trường hợp phương tiện của chủ sở hữu hợp pháp bị người có hành vi vi phạm hành chính lạm dụng tín nhiệm để chiếm đoạt, trộm cắp, cướp, cưỡng đoạt, lợi dụng chủ tài sản không có điều kiện ngăn cản để chiếm đoạt hoặc các hành vi trái pháp luật khác tước đoạt quyền chiếm hữu, quản lý, sử dụng.

Phương tiện bị người vi phạm sử dụng trái phép là trường hợp chủ sở hữu hợp pháp, người quản lý hợp pháp hoặc người sử dụng hợp pháp phương tiện cho người khác thuê, mượn hoặc người được giao điều khiển phương tiện đó đã tự ý sử dụng phương tiện để vi phạm hành chính hoặc thuê người khác điều khiển phương tiện hoặc giao phương tiện cho người lao động của mình điều khiển để sử dụng vào mục đích hợp pháp, nhưng người được thuê, được mượn phương tiện.

Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:

– Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 (sửa đổi, bổ sung năm 2020);

– Nghị định 35/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Lâm nghiệp;

Xem thêm: Các hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực đất đai theo quy định mới nhất

Theo dõi chúng tôi trênDuong Gia FacebookDuong Gia FacebookDuong Gia TiktokDuong Gia TiktokDuong Gia YoutubeDuong Gia YoutubeDuong Gia GoogleDuong Gia Google
5/5(1
bình chọn
)

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com