Mức xử phạt với lỗi dừng đỗ trên cao tốc bị phạt bao nhiêu?

Hiện nay, khi tham gia giao thông nhất là khi đi trên đường cao tốc, vì một số sự cố mà nhiều trường hợp người lái xe phải đỗ dừng khẩn cấp trên đường cao tốc. Tuy nhiên cũng có một số xe thản nhiên dừng lại trên đường gây cản trở giao thông. Vậy mức xử phạt với lỗi dừng đỗ trên cao tốc bị phạt bao nhiêu?

1. Lỗi đỗ dừng xe trên cao tốc thì bị xử phạt bao nhiêu?

Người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô thực hiện các hành vi dừng, đỗ xe trên đường cao tốc không đúng quy định sau đây sẽ bị xử phạt tiền từ 10 triệu đến 12 triệu đồng, cụ thể:

– Hành vi dừng, đỗ xe trên đường cao tốc không đúng quy định;

– Không có báo hiệu để người lái xe khác biết khi buộc phải dừng xe, đỗ xe trên đường cao tốc không đúng nơi quy định;

– Quay đầu xe khi đang di chuyển trên đường cao tốc.

Căn cứ theo nghị định 123/2021/NĐ-CP có hiệu lực ngày  01/01/2022, mức xử phạt đối với lỗi dừng dỗ xe trên đường cao tốc đã tăng lên so với trước đây, nếu trước đây đối với các hành vi dừng đỗ xe không đúng quy định thì chỉ bị xử phạt từ 6 triệu đồng đến 8 triệu đồng. Nghị định mới này đã bổ sung điểm d vào sau điểm c khoản 7 Điều 5 của Nghị định 100/2019/NĐ-CP, từ ngày 1/1/2022, người điều khiển xe ô tô có thể sẽ bị phạt từ 10-12 triệu đồng nếu có hành vi dừng, đỗ xe sai quy định khi lưu thông trên đường cao tốc.

Ngoài ra, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm trên còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng. 

Xem thêm: Quy định về để xe trên hè phố? Mức xử phạt khi lấn chiếm vỉa hè?

2. Quy định về giao thông trên đường cao tốc:

Căn cứ dựa trên Điều 26 Luật giao thông đường bộ năm 2008, người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng trên đường cao tốc ngoài việc tuân thủ các quy tắc giao thông quy định tại Luật giao thông đường bộ, khi tham gia giao thông trên đường cao tốc cần lưu ý những vấn đề sau đây:

– Phải có tín hiệu vào khi vào đường cao tốc và phải nhường đường cho xe đang chạy trên đường, chỉ cho xe nhập vào dòng xe ở làn đường sát mép ngoài nếu thấy an toàn, nếu có làn đường tăng tốc thì phải cho xe chạy trên làn đường đó trước khi vào làn đường của đường cao tốc;

– Phải thực hiện chuyển dần sang làn đường phía bên phải  khi ra khỏi đường cao tốc, nếu có làn đường giảm tốc thì trước khi rời khỏi đường cao tốc phải cho xe chạy trên làn đường đó;

– Không được cho xe chạy ở làn dừng xe khẩn cấp và phần lề đường;

– Không được cho xe chạy dưới tốc độ tối thiểu và chạy quá tốc độ tối đa ghi trên biển báo hiệu, sơn kẻ trên mặt đường.

Người điều khiển phương tiện, lái xe máy chuyên dùng phải cho xe chạy cách nhau một khoảng cách an toàn ghi trên biển báo hiệu.

Người điều khiển phương tiện trên đường cao tốc chỉ được phép dừng xe, đỗ xe ở nơi quy định; trường hợp buộc phải dừng xe, đỗ xe không đúng quy định thì người điều khiển xa phải đưa xe ra khỏi phần đường xe chạy, nếu không thể được thì phải báo hiệu để người lái xe khác được biết.

Phần đường cao tốc không cho phép người đi bộ, người điều khiển xe thô sơ, xe gắn máy, xe mô tô và máy kéo; xe máy chuyên dùng có tốc độ thiết kế nhỏ hơn 70km/h đi vào phần đường này, trừ người, phương tiện phục vụ cho việc quản lý, bảo trì đường cao tốc.

Xem thêm: Mức xử phạt khi mở quán game, quán internet quá giờ?

3. Khi nào được dừng, đỗ xe trên đường cao tốc:

Căn cứ theo Điều 26, Luật Giao thông đường bộ 2008 đã quy định người điều khiển phương tiện xe cơ giới khi tham gia giao thông đường bộ chỉ được dừng xe, đỗ xe ở nơi quy định, những trường hợp người điều khiển phương tiện giao thông được phép dừng, đỗ xe khi đang lưu thông trên đường cao tốc, bao gồm:

– Xe bị hư hỏng, gặp phải sự cố: Khi đó người lái xe cần lái xe về tay phải khỏi phần đường danh cho xe di chuyển hoặc nếu xe không thể di chuyển thì người điều khiển phương tiện cần đặt các vật dụng, cành cây trên đường để báo hiệu cho phương tiện khác biết và tìm kiếm sự hỗ trợ từ đội cứu hộ giao thông;

– Trên xe có người cần được cứu hộ y tế khẩn cấp: Có thể người lái xe có vấn đề về sức khỏe, cần được cấp cứu gấp khi đó người lái xe cần dừng xe về tay phải của cao tốc, đưa ra các dấu hiệu thông báo cho xe khác và gọi cho bác sĩ hoặc xe cấp cứu đến để đảm bảo an toàn cho bản thân và cho người khác.

Như vậy, người điều khiển được dừng, đỗ xe trên đường cao tốc chỉ trong những trường hợp khẩn cấp. Trong tình huống này, người lái xe cần quan sát cẩn thận tình hình xung quanh, đưa xe ra khỏi phần đường xe chạy, nếu không thể được thì phải bật đèn xi nhan báo hiệu cho các phương tiện khác biết. Đồng thời, để đảm bảo an toàn cho mình và những người tham gia giao thông xung quanh, người lái cần dừng xe tại lề đường bên phải hoặc ở làn xe dừng khẩn cấp. Nếu người điều khiển xe cố tình dừng lại trên đường cao tốc mà không có lý do chính đáng sẽ bị xử phạt theo quy định pháp luật.

Xem thêm: Thủ tục, hồ sơ xin cấp lại giấy đăng ký xe bị mất? Đang xin cấp lại đăng ký có được sử dụng xe không?

4. Nhận biết về làn xe đỗ dừng khẩn cấp trên cao tốc:

Làn dừng khẩn cấp được quy định là làn đường nằm ở ngoài cùng phía bên phải trên đường cao tốc, được phân cách với làn xe đang di chuyển bình thường bằng đường vạch liền màu trắng. Khi xe gặp các sự cố hỏng hóc hoặc người lái xe có vấn đề sức khỏe thì người láo xe cần lái xe vào làn dừng khẩn cấp để đảm bảo an toàn, không ảnh hưởng tới các phương tiện khác khi tham gia giao thông trên đường cao tốc. Ngoài ra, các xe ưu tiên khi làm nhiệm vụ cũng có thể di chuyển trên làn dừng xe khẩn cấp.

Hiện nay Luật giao thông đường bộ chưa có quy định về biển báo dành riêng cho làn dừng khẩn cấp trên cao tốc mà mới phân định biển báo khẩn cấp theo tính chất mặt đường: làn khẩn cấp cứng được đổ bê tông hoặc trải nhựa và làn khẩn cấp mềm là từ đất, cát…  Nếu người điều khiển phương tiện giao thông gặp biển “No shoulder” nghĩa là khu vực đó không có làn đường khẩn cấp còn nếu người điều khiển xe trên cao tốc thấy biển báo “Shoulder drop off” nghĩa là làn dừng xe khẩn cấp có chiều cao thấp hơn mặt đường từ 7 cm tới 8 cm trở lên. 

Để tránh các trường hợp vi phạm lỗi dừng đõ xe trên đường cao tốc thì người điều khiển phương tiện giao thông cần nhận biết được làn dừng xe khẩn cấp trên cao tốc giúp người lái xe biết nơi cho phép dừng, đỗ xe trong trường hợp khẩn cấp đó, tránh gây nguy hiểm cho mình và các phương tiện khác.

Xem thêm: Mức xử phạt khi không khai báo tạm trú của người nước ngoài

5. Một số lưu ý khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông trên cao tốc:

Căn cứ Điều 9 Thông tư số 31/2019/TT-BGTVT quy định về tốc độ và khoảng cách an toàn của xe cơ giới, xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành có quy định tốc độ tối đa của các loại xe máy, xe cơ giới khi di chuyển trên đường cao tốc không được vượt quá 120km/h. Khi đi vào đường cao tốc, chủ phương tiện cần tuân thủ quy định về tốc độ tối thiểu, tốc độ tối đa được ghi trên biển báo hiệu đường bộ. 

Ngoài ra khi tham gia giao thông trên đường cao tốc, người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng phải tuân thủ sơn kẻ mặt đường trên các làn xe. Trên mỗi đường cao tốc đều có quy định về các vị trí chuyển làn. Khi di chuyển, chủ phương tiện cần lưu ý các quy định và kỹ năng được phép nhập làn, chuyển làn. Đặc biệt, người lái  khi có ý định nhập làn, chuyển làn cần quan sát tình hình xung quanh và bật đèn xi nhan báo hiệu cho người điều khiển khác biết. 

Biển báo hiệu đường bộ trong Quy chuẩn này được chia thành 5 nhóm cơ bản sau đây: biển hiệu lệnh; biển báo cấm; biển chỉ dẫn; biển báo nguy hiểm và cảnh báo; biển phụ, biển viết bằng chữ. Biển báo hiệu trên đường cao tốc phải phù hợp với các quy định nêu tại các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên. 

Ngoài ra, để đảm bảo an toàn, người điều khiển phương tiện không nên chuyển làn gần các điểm rẽ hoặc chuyển làn liên tiếp. Tốt nhất, chủ xe cần chuẩn bị trước điểm rẽ ít nhất 1km, dịch chuyển từng làn một, nhằm giúp các lái xe khác kiểm soát tình hình và kịp thời xử lý.

Bên cạnh đó, người lái xe khi điều khiển phương tiện với tốc độ dưới 60km/h cần chủ động duy trì khoảng cách an toàn với phương tiện khác. Trong điều kiện thời tiết tốt, khoảng cách an toàn giữa các xe trên cao tốc là 3 giây, tương đương với 100m. Nếu gặp điều kiện thời tiết xấu, khoảng cách này là 6 giây, tương đương với 200m. Như vậy, tùy thuộc vào điều kiện thời tiết và mật độ phương tiện lưu thông thực tế mà người điều khiển căn chỉnh khoảng cách sao cho phù hợp, đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông.

Các văn bản pháp luật có liên quan đến bài viết:

– Luật giao thông đường bộ năm 2008;

– Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt;

– Thông tư 31/2019/TT-BGTVT quy định về tốc độ và khoảng cách an toàn của xe cơ giới, xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành.

Xem thêm: Mức xử phạt đối với lỗi vượt đèn đỏ đối với ô tô và xe máy mới nhất

Theo dõi chúng tôi trênDuong Gia FacebookDuong Gia FacebookDuong Gia TiktokDuong Gia TiktokDuong Gia YoutubeDuong Gia YoutubeDuong Gia GoogleDuong Gia Google
5/5(1
bình chọn
)

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com