Mức xử phạt với tin nhắn rác, thư điện tử rác và cuộc gọi rác

Hiện nay, cùng với sự phát triển công nghệ – thông tin ngày càng phát triển thì nhiều quý bạn đọc không còn xa lạ với các tin nhắn rác, thư điện tử rác và cuộc gọi rác. Những tin nhắn rác, thư điện tử rác và cuộc gọi rác gây phiền phức, hoang mang đến quý bạn đọc. Vậy, pháp luật quy định như thế nào về mức xử phạt đối với tin nhắn rác, thư điện tử rác và cuộc gọi rác? 

1. Tin nhắn rác, thư điện tử rác và cuộc gọi rác được hiểu như thế nào? 

Căn cứ theo quy định tại Điều 3 Nghị định 91/2020/NĐ-CP thì tin nhắn rác, thư điện tử rác và cuộc gọi rác được giải thích như sau:

1.1. Tin nhắn rác bao gồm các loại sau:

Tin nhắn rác bao gồm các loại sau:

– Các tin nhắn quảng cáo mà không được sự đồng ý trước của Người sử dụng hoặc tin nhắn quảng cáo vi phạm các quy định về gửi tin nhắn quảng cáo tại Nghị định 91/2020/NĐ-CP;

– Tin nhắn vi phạm các nội dung bị cấm theo quy định tại Điều 9 Luật Giao dịch điện tử, Điều 7 Luật An toàn thông tin mạng, Điều 8 Luật An ninh mạng; Điều 12 Luật Công nghệ thông tin, Điều 12 Luật Viễn thông, Điều 8 Luật Quảng cáo.

Căn cứ theo quy định tại Điều 9 Luật Giao dịch điện tử năm 2005 các hành vi bị nghiêm cấm trong giao dịch điện tử bao gồm các hành vi sau đây:

+ Có hành vi cản trở việc lựa chọn sử dụng giao dịch điện tử;

+ Có hành vi cản trở hoặc ngăn chặn trái phép quá trình truyền, gửi, nhận thông điệp dữ liệu;

+ Có hành vi tạo ra hoặc phát tán chương trình phần mềm làm phá hoại, rối loạn, thay đổi hệ thống điều hành hoặc có hành vi khác nhằm phá hoại hạ tầng công nghệ về giao dịch điện tử;

+ Tạo ra thông điệp dữ liệu nhằm thực hiện hành vi trái pháp luật;

+ Gian lận, chiếm đoạt, mạo nhận hoặc sử dụng trái phép chữ ký điện tử của người khác;

+ Thay đổi, huỷ, giả mạo, sao chép, tiết lộ, xoá, hiển thị, di chuyển trái phép một phần hoặc toàn bộ thông điệp dữ liệu.

1.2. Thư điện tử rác bao gồm các loại sau:

Thư điện tử rác bao gồm các loại sau:

– Thư điện tử vi phạm các nội dung bị cấm theo quy định tại Điều 9 Luật Giao dịch điện tử, Điều 7 Luật An toàn thông tin mạng, Điều 8 Luật An ninh mạng; Điều 12 Luật Công nghệ thông tin, Điều 12 Luật Viễn thông, Điều 8 Luật Quảng cáo.

– Thư điện tử quảng cáo mà không được sự đồng ý trước của Người sử dụng hoặc thư điện tử quảng cáo vi phạm các quy định về gửi thư điện tử quảng cáo tại Nghị định 91/2020/NĐ-CP.

1.3. Cuộc gọi rác:

Cuộc gọi rác bao gồm các loại sau:

– Gọi điện thoại quảng cáo vi phạm các quy định về gọi điện thoại quảng cáo tại Nghị định 91/2020/NĐ-CP hoặc hành vi gọi điện thoại quảng cáo mà không được sự đồng ý trước của Người sử dụng;

– Gọi điện thoại vi phạm các nội dung bị cấm theo quy định tại Điều 9 Luật Giao dịch điện tử, Điều 7 Luật An toàn thông tin mạng, Điều 8 Luật An ninh mạng; Điều 12 Luật Công nghệ thông tin, Điều 12 Luật Viễn thông, Điều 8 Luật Quảng cáo.

Xem thêm: Thẩm quyền, trình tự lập biên bản vi phạm hành chính? Các trường hợp vi phạm hành chính phải lập biên bản?

2. Mức xử phạt với tin nhắn rác, thư điện tử rác và cuộc gọi rác:

Căn cứ theo quy định tại Điều 32 Nghị định 91/2020/NĐ-CP và Khoản 10 Điều 94 Nghị định 15/2020/NĐ-CP quy định về mức xử phạt với tin nhắn rác, thư điện tử rác và cuộc gọi rác, cụ thể như sau:

Thứ nhất, Đối với một trong các hành vi dưới đây phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng:

– Có hành vi gửi tin nhắn quảng cáo, thư điện tử quảng cáo đến người nhận nhưng chưa được sự đồng ý của người nhận;

– Có hành vi gắn nhãn tin nhắn quảng cáo, thư điện tử quảng cáo không đúng hoặc không đầy đủ theo quy định;

– Có hành vi gọi điện thoại quảng cáo đến người sử dụng khi chưa được người sử dụng đồng ý một cách rõ ràng;

– Có hành vi gọi điện thoại quảng cáo đến người sử dụng đã từ chối nhận cuộc gọi quảng cáo;

– Có hành vi gửi tin nhắn đăng ký quảng cáo khi người sử dụng đã không trả lời hoặc từ chối nhận tin nhắn đăng ký quảng cáo.

Thứ hai, Đối với một trong các hành vi sau đây thì phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng:

– Có hành vi không lưu lại thông tin đăng ký nhận quảng cáo, thông tin yêu cầu từ chối và thông tin xác nhận yêu cầu từ chối thư điện tử quảng cáo, tin nhắn quảng cáo;

– Có hành vi không gắn nhãn tin nhắn quảng cáo, thư điện tử quảng cáo theo quy định;

– Gửi tin nhắn quảng cáo, thư điện tử quảng cáo khi chưa được cấp tên định danh hoặc sử dụng số điện thoại để gửi tin nhắn quảng cáo hoặc gọi điện thoại quảng cáo.

Thứ tư, Đối với hành vi dưới đây thì phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng:

– Có hành vi không cung cấp miễn phí cho người sử dụng cơ chế tiếp nhận và xử lý các thông báo về thư rác;

– Có hành vi không có biện pháp để tránh mất mát và ngăn chặn sai thư điện tử của người sử dụng dịch vụ;

– Có hành vi không phối hợp với các nhà cung cấp dịch vụ tin nhắn trong và ngoài nước, nhà cung cấp dịch vụ Internet trong nước và quốc tế để hạn chế, ngăn chặn thư rác;

– Có hành vi không gửi ngay hoặc gửi thông tin xác nhận đã nhận được yêu cầu từ chối tin nhắn, thư điện tử không bảo đảm các yêu cầu theo quy định;

– Có hành vi không có biện pháp giới hạn số lượng, tốc độ và tần suất nhắn tin;

– Có hành vi không giới hạn tần suất nhắn tin từ mỗi nguồn gửi hoặc không ngăn chặn các tin nhắn có nguy cơ gây mất an toàn, an ninh thông tin theo quy định;

– Có hành vi gửi tin nhắn quảng cáo hoặc thư điện tử quảng cáo nhưng không gửi bản sao nội dung tới hệ thống kỹ thuật của Bộ Thông tin và Truyền thông;

– Có hành vi che giấu địa chỉ điện tử, tên điện tử của mình khi gửi thư điện tử, tin nhắn;

– Có hành vi không chấm dứt việc gửi đến người nhận tin nhắn quảng cáo hoặc thư điện tử quảng cáo ngay sau khi nhận được yêu cầu từ chối của người nhận;

– Có hành vi không phối hợp với các doanh nghiệp viễn thông được cấp phép thiết lập mạng viễn thông di động trong và ngoài nước ngăn chặn tin nhắn rác;

– Có hành vi không thực hiện biện pháp ngăn chặn tin nhắn rác theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

– Có hành vi không ngừng cung cấp dịch vụ nội dung qua tin nhắn khi khách hàng yêu cầu;

– Có hành vi không ngăn chặn tin nhắn rác giả mạo nguồn gửi trước khi gửi tới người sử dụng dịch vụ;

– Có hành vi thực hiện không đầy đủ các yêu cầu điều phối, ngăn chặn, xử lý tin nhắn rác.

– Thực hiện quá 01 cuộc gọi quảng cáo tới 01 số điện thoại trong vòng 24 giờ mà không có thỏa thuận khác với người sử dụng.

– Gửi tin nhắn quảng cáo ngoài khoảng thời gian từ 07 giờ đến 22 giờ mỗi ngày hoặc gọi điện thoại quảng cáo từ 08 giờ đến 17 giờ mỗi ngày mà không có thỏa thuận với người sử dụng.

– Không có biện pháp kiểm tra việc đã đồng ý trước một cách rõ ràng của người sử dụng khi gửi tin nhắn quảng cáo, gọi điện thoại quảng cáo, thư điện tử quảng cáo.

– Không cung cấp cho người sử dụng công cụ tra cứu hoặc lưu trữ các thỏa thuận về việc đăng ký, từ chối tin nhắn đăng ký quảng cáo, cuộc gọi quảng cáo trên Cổng/Trang thông tin điện tử, mạng xã hội của mình để phục vụ việc thanh, kiểm tra và giải quyết khiếu nại, tố cáo.

– Không hướng dẫn người sử dụng dịch vụ về cách thức chống cuộc gọi rác, thư điện tử rác, tin nhắn rác.

Thứ năm, Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

– Không có đầy đủ các hình thức từ chối nhận tin nhắn quảng cáo hoặc từ chối nhận thư điện tử quảng cáo;

– Gửi hoặc phát tán thư điện tử rác, tin nhắn rác, phần mềm độc hại, thực hiện cuộc gọi rác

– Tạo hàng loạt cuộc gọi nhỡ nhằm dụ dỗ người sử dụng gọi điện thoại, nhắn tin đến các số cung cấp dịch vụ nội dung để trục lợi hoặc để cung cấp thông tin, quảng cáo;

– Có hành vi sử dụng, khai thác các số dịch vụ, số thuê bao viễn thông không đúng mục đích;

– Số dịch vụ gọi tự do, số dịch vụ gọi giá cao được mở chiều gọi đi hoặc để gửi tin nhắn hoặc nhận tin nhắn.

– Có hành vi Gửi tin nhắn đăng ký quảng cáo không đúng quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông.

– Gửi bất kỳ tin nhắn đăng ký quảng cáo nào đến các số điện thoại nằm trong Danh sách không quảng cáo.

Thứ sáu, đối với một trong các hành vi sau đây thì phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng:

– Quảng cáo bằng tin nhắn hoặc quảng cáo bằng thư điện tử hoặc cung cấp dịch vụ nhắn tin qua mạng Internet nhưng không có hệ thống tiếp nhận, xử lý yêu cầu từ chối của người nhận.

– Có hành vi gửi tin nhắn quảng cáo, gọi điện thoại quảng cáo đến các số điện thoại nằm trong Danh sách không quảng cáo.

Đồng thời, ngoài biện pháp xử phạt hành chính nêu trên thì các trường hợp có hành vi vi phạm còn áp dụng thêm biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc thu hồi số điện thoại do thực hiện hành vi vi phạm.

Như vậy, nếu tổ chức vi phạm quy định liên quan đến tin nhắn rác, thư điện tử rác và cuộc gọi rác sẽ bị xử phạt từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng hoặc từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 hoặc từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng hoặc từ phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng tùy theo từng hành vi vi phạm. Cá nhân có hành vi vi phạm như của tổ chức thì mức phạt tiền bằng 1/2 mức phạt tiền đối với tổ chức, căn cứ tại khoản 3 Điều 4 Nghị định 15/2020/NĐ-CP.

Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết: 

– Nghị định 91/2020/NĐ-CP về chống tin nhắn rác, thư điện tử rác, cuộc gọi rác;

– Nghị định 15/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử.

Xem thêm: Các lỗi vi phạm giao thông xử phạt ngay không cần lập biên bản

Theo dõi chúng tôi trênDuong Gia FacebookDuong Gia FacebookDuong Gia TiktokDuong Gia TiktokDuong Gia YoutubeDuong Gia YoutubeDuong Gia GoogleDuong Gia Google
5/5(1
bình chọn
)

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com