Cải cách hành chính quận Cầu Giấy

1. Thực trạng cải cách thủ tục hành chính của quận Cầu Giấy

Thực hiện chỉ đạo của Quận ủy quận Cầu Giấy, những năm gần đây, việc đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính (TTHC) luôn được xác định là một khâu đột phá và được triển khai mạnh mẽ ở tất cả các cấp, các ngành của quận theo hướng đơn giản hóa, tạo môi trường thuận lợi, thông thoáng cho phát triển kinh tế – xã hội, bảo đảm lợi ích chính đáng và quyền làm chủ của Nhân dân. Ủy ban nhân dân (UBND) quận Cầu Giấy thực hiện chuyển đổi sang kỹ thuật số, hướng tới xây dựng chính quyền điện tử đã tạo ra một bước đột phá trong giải quyết TTHC cho người dân.

Việc triển khai cơ chế một cửa, một cửa liên thông đạt được kết quả tích cực, việc giải quyết TTHC nhanh chóng, thuận tiện, giảm thiểu tình trạng chậm, muộn, nhũng nhiễu, tỷ lệ giải quyết đúng hạn đạt trên 95%, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất – kinh doanh. Cơ chế kiểm tra, giám sát cũng được tiến hành thường xuyên. Đại hội Đại biểu lần thứ VI của quận xác định: “Tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu quả của chính quyền các cấp, bồi dưỡng năng lực và nâng cao tinh thần trách nhiệm, thái độ phục vụ nhân dân của đội ngũ cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức từ quận đến phường”1.

UBND quận xác định tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 39-NQ/TW ngày 17/4/2015 của Bộ Chính trị về tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức (CBCC), viên chức được Ban Thường vụ Quận ủy và UBND quận thực hiện nghiêm túc. Từ tinh giản biên chế đã làm thay đổi lề lối, phương thức công tác của CBCC, viên chức trong đơn vị, đơn vị của quận. Cơ chế, thể chế, chính sách khung pháp lý về xây dựng nền hành chính điện tử của quận dần được hoàn thiện. Các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu tạo lập nền tảng chính quyền điện tử tại UBND quận Cầu Giấy được xây dựng, vận hành, tạo sự thay đổi rõ rệt về giải quyết TTHC, gửi tới dịch vụ công trực tuyến cho người dân, doanh nghiệp, giúp tiết kiệm hàng chục nghìn tỷ đồng.

Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc UBND quận thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn hướng dẫn, tiếp nhận, giải quyết hoặc chuyển hồ sơ giải quyết, trả kết quả TTHC, theo dõi, giám sát, đánh giá việc giải quyết TTHC cho tổ chức, cá nhân. Kết quả “100% các tổ chức đơn vị đơn vị xây dựng quy chế công tác, phân công nhiệm vụ cho cán bộ, công chức, viên chức đúng vị trí việc làm, đổi mới phương thức chỉ đạo, điều hành theo phương châm 5 rõ: rõ người, rõ việc, rõ quy trình, rõ trách nhiệm và rõ hiệu quả”2.

UBND các phường công tác theo nguyên tắc tập trung dân chủ, phát huy vai trò lãnh đạo của tập thể, nêu cao tinh thần trách nhiệm trước mọi công việc; tích cực, linh động, sáng tạo trong xử lý và điều hành công việc.

Giải quyết công việc đúng phạm vi thẩm quyền và trách nhiệm được phân công, đúng trình tự, thủ tục theo hướng dẫn của pháp luật, chương trình, kế hoạch công tác và quy chế công tác của UBND quận cũng như UBND các phường, bảo đảm công khai, minh bạch, hiệu quả.

Việc phân công, giao nhiệm vụ triển khai, tổ chức thực hiện, giải quyết công việc, bảo đảm yêu cầu phối hợp công tác, trao đổi thông tin trong giải quyết công việc và trong mọi hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được pháp luật quy định.

Kết quả đánh giá chỉ số cải cách hành chính của thành phố đối với quận Cầu Giấy có bước tiến nổi bật, như: năm 2016, xếp thứ 18/30 quận, huyện; năm 2017 xếp thứ 9/30 quận, huyện; năm 2018 xếp thứ 4/30 quận, huyện. Đặc biệt, năm 2019, quận đã đứng đầu trong tổng số 30 quận, huyện trên toàn thành phố về chỉ số cải cách hành chính 1/303. Năm 2020, chỉ số cải cách hành chính của quận Cầu Giấy đạt cao nhất trong tổng số các UBND quận, huyện, thị xã toàn thành phố với tổng điểm đạt 94,22 điểm4.

Từ kết quả trên có thể nhận thấy, việc giải quyết TTHC từ quận đến phường cho người dân và các doanh nghiệp được thực hiện rất tốt. Không có trường hợp nào phải thực hiện việc gửi thư xin lỗi do quá hạn. Nhờ những giải pháp đồng bộ, chất lượng bộ phận “một cửa” cấp phường đã từng bước được nâng lên, góp phần không nhỏ vào kết quả chung trong công tác cải cách TTHC của toàn quận.

2. Những tồn tại trong cải cách thủ tục hành chính tại quận Cầu Giấy

Thứ nhất, một số văn bản pháp luật cải cách TTHC vẫn còn kẽ hở. Đối với những quy định ở các luật, pháp lệnh đang còn mâu thuẫn, chồng chéo, thiếu đồng bộ, không còn phù hợp với thực tiễn, đang gây khó khăn, vướng mắc trong giải quyết TTHC.

Thứ hai, việc thích ứng với phần mềm mới của CBCC và các tổ chức cá nhân còn chậm, một số cán bộ chưa thực hiện thành thạo phần mềm mới, đặc biệt, cán bộ ở cấp phường. Một số tổ chức, cá nhân cũng chưa thích ứng những phần mềm mới về dịch vụ công trực tuyến.

Thứ ba, việc giải quyết một số TTHC theo cơ chế “một cửa liên thông” chưa được đồng bộ. Sự phối hợp giữa các phòng, ban chuyên môn, giữa UBND các phường với UBND quận trong việc giải quyết TTHC còn chưa nhịp nhàng, ý thức của một bộ phận cá nhân, tổ chức đến thực hiện các TTHC chưa cao, một số phường chưa hợp tác chặt chẽ giữa CBCC tại bộ phận một cửa với các tổ chức, cá nhân.

Thứ tư, việc đầu tư cơ sở vật chất ở một số phường của quận chưa kịp thời, chưa đáp ứng được với yêu cầu thực tiễn đặt ra. Tại một số phường, cơ sở vật chất phục vụ cho bộ phận “một cửa” còn hạn hẹp, chưa đủ tiêu chuẩn về diện tích và trang thiết bị còn thiếu, chưa đồng bộ (như phường Nghĩa Đô, Mai Dịch, Yên Hòa…).

Thứ năm, công tác đánh giá tác động TTHC đã được thực hiện, song chưa thực sự chủ động và nghiêm túc. Một số phường không thực hiện việc đánh giá tác động của TTHC trong quá trình lập đề nghị, xây dựng dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật, hồ sơ gửi đơn vị thẩm định của bộ, ngành, địa phương không có bản đánh giá TTHC theo hướng dẫn dẫn đến bị trả lại hồ sơ, yêu cầu bổ sung bản đánh giá tác động TTHC theo đúng quy định.

Thứ sáu, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật có quy định về TTHC còn cách thức, sơ sài, chất lượng chưa bảo đảm. Một số văn bản của quận chưa theo đúng hướng dẫn của Thông tư số 07/2014/TT-BTP ngày 24/02/2014 của Bộ Tư pháp hướng dẫn việc đánh giá tác động của TTHC và rà soát, đánh giá TTHC. Một số văn bản quy phạm pháp luật vẫn chưa thực sự được đơn giản hóa, thậm chí rườm rà, gây phiền hà cho cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp trong thực hiện TTHC tại quận.

Thứ bảy, việc báo cáo, theo dõi công tác đánh giá cải cách TTHC của quận chưa được thực hiện hiệu quả. Việc báo cáo số liệu về cải cách TTHC ở các phường chưa thường xuyên, vẫn có nơi báo cáo chưa đúng thời gian theo hướng dẫn. Từ đó ảnh hưởng đến hiệu quả công tác quản lý nhà nước đối với công tác này.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com