Đề thi giữa học kì 1 Lịch sử 7 năm 2023 – 2024 có đáp án

Dưới đây là Đề thi giữa học kì 1 Lịch sử 7 năm 2023-2024 có đáp án giúp cho các quý thầy cô có tài liệu tham khảo để ra đề thi cho các em học sinh đồng thời đây cũng là tài liệu để cho các em học sinh ôn tập cũng như làm quen với cấu trúc đề thi để đạt được kết quả tốt nhất trong kì thi giữa học kì 1 môn Lịch sử 7 sắp tới. Mời các bạn cùng tham khảo.

1. Đề cương ôn thi giữa học kì 1 Lịch sử 7:

1.1. Kiến thức trọng tâm:

– Quá trình hình thành và phát triển của chế độ phong kiến tại Tây Âu.

– Lãnh địa phong kiến và quan hệ xã hội của chế độ phong kiến ở Tây Âu.

– Thành thị trung đại được ra đời.

– Sự ra đời Thiên Chúa giáo.

– Nguyên nhân, hành trình, hệ quả của các cuộc phát kiến địa lí.

 – Những thay đổi về kinh tế và xã hội ở Tây Âu.

– Ý nghĩa và tác động của phong trào Văn hóa Phục hưng đối với xã hội ở Tây Âu

– Mô tả khái quát những nội dung cơ bản và những tác động của các cuộc Cải cách tôn giáo đối với xã hội Tây Âu .

1.2. Câu hỏi ôn tập:

Phần 1. Trắc nghiệm

Khoanh tròn vào câu trả lời đúng nhất.

Câu 1: Các quốc gia cổ đại phương Tây tồn tại đến thời gian nào thì bị xâm chiếm bởi bộ tộc Giéc-man?

A. Cuối thế kỉ V.

B. Đầu thế kỉ IV.

C. Cuối thế kỉ IV

D. Đầu thế kỉ V.

Câu 2: Lãnh địa phong kiến là:

A. Vùng đất rộng lớn của lãnh chúa phong kiến

B. Vùng đất rộng lớn của nông nô

C. Vùng đất rộng lớn của các tướng lĩnh quân sự

D. Vùng đất rộng lớn của nông dân

Câu 3: Các lãnh địa phong kiến là nền kinh tế:

A. Kinh tế thành thị.

B. Có sự trao đổi buôn bán.

C. Đóng kín lãnh địa.

D. Chợ thành lập.

Câu 4: Ai là người sản xuất chính trong lãnh địa?

A. Nô lệ.

B. Nông nô.

C. Nông dân.

D. Lãnh chúa.

Câu 5: Người châu Âu có thể thực hiện các chuyến đi bằng đường biển nhờ có những phát minh về khoa học – kĩ thuật nào?

A. Giấy viết

B. Tàu có bánh lái; thuyền buồm nhiều tầng; la bàn.

C. Nghề in

D. Thuốc súng.

Câu 6: Đoàn thám hiểm nào đã có lần đầu tiên đi vòng quanh Trái Đất gần hết 3 năm, từ năm 1519 đến năm 1522?

A. Đoàn thám hiểm của Cô-lôm-bô.

B. Đoàn thám hiểm của Va-xcô đơ Ga-ma.

C. Đoàn thám hiểm của Ph.Ma-gien-lan.

D. Đoàn thám hiểm của Đi-a-xơ.

Câu 7: Người tìm ra châu Mĩ là ai?

A. Cô-lôm-bô.

B. A-me-ri gô. Cô-lôm-bô.

C. Va-xcô đơ Ga-ma.

D. Ph. Ma-gien-lan.

Câu 8: Trong xã hội phong kiến ở châu Âu có các giai cấp cơ bản?

A. Quý tộc địa chủ và nông nô, nô tì.

B. Lãnh chúa phong kiến và nông dân lĩnh canh.

C. Địa chủ và nông dân lĩnh canh.

D. Lãnh chúa phong kiến và nông nô.

Câu 9: Quê hương của Phong trào Văn hóa Phục hưng là:

A. nước Ý

B. nước Đức

C. nước Pháp

 D. nước Thụy Sĩ

Câu 10: Các nhà văn hoá, khoa học thiên tài trong thời Phục hưng được gọi là:

A. Những người vĩ đại.

B. Những người khổng lồ.

C. Những người xuất chúng

D. Những người thông minh.

Câu 11: Phong trào Văn hóa Phục Hưng có nội dung là:

A. Phê phán xã hội phong kiến và Giáo hội, đề cao con người và khoa học tự nhiên.

B. Phê phán Giáo hội, đề cao khoa học tự nhiên

C. Phê phán xã hội phong kiến, đề cao giá trị con người

D. Đòi cải tạo xã hội phong kiến, phê phán Giáo hội

Câu 12: Phong trào Văn hoá Phục hưng có ý nghĩa là:

A. Đề cao giá trị văn hoá Tây Âu thời sơ kì trung đại

B. Đề cao vai trò của Thiên Chúa giáo

C. Đề cao giá trị con người và quyền tự do cá nhân

D. Đề cao độc lập, chủ quyền và tự do của các dân tộc

Câu 13: Phong trào Văn hóa Phục hưng được lan rộng khắp châu Âu vào khoảng thời gian nào?

A. Thế kỉ XIII, XIV

B. Thế kỉ X, XI

C. Thế kỉ XIV, XVII

D. Thế kỉ XIX, XX

Câu 14. Hệ tư tưởng của đạo nào bị chống lại bởi giai cấp tư sản đang lên ở châu Âu?

A. Đạo Ki-tô.

B. Đạo Phật.

C. Ấn Độ giáo.

 D. Đạo Hồi.

Câu 15: Giáo hội Thiên Chúa giáo được các nhà cải cách tôn giáo chủ trương xây dựng như thế nào?

A. Chi phí tiết kiệm hơn

B. Đơn giản, tiện lợi, tiết kiệm thời gian hơn

C. Tối giản nhất mọi cơ cấu tổ chức

D. thu được nhiều lợi nhuận hơn

Câu 16: Trong Phong trào cải cách tôn giáo có sự ra đời của Tôn giáo mới nào?

A. Đạo Kitô

B. Đạo Hồi

C. Đạo Tin Lành

D. Đạo Do Thái

Câu 17. Vì sao phong trào Văn hóa Phục hưng ở Châu Âu lại được coi như một “Cuộc cách mạng tiến bộ vĩ đại”?

A. Thúc đẩy quá trình khủng hoảng, tan rã của chủ nghĩa tư bản ở châu Âu.

B. Thị trường thế giới được mở rộng, thúc đẩy hàng hải quốc tế phát triển.

C. Tạo ra sự biến đổi căn bản trong nhận thức của con người châu Âu tại thời điểm đó.

D. Mở ra những vùng đất mới, con đường mới và những dân tộc mới.

Câu 18. Bản chất của phong trào cải cách tôn giáo và Văn hoá Phục hưng là:

A. Cuộc cách mạng tư tưởng của giai cấp tư sản chống lại chế độ phong kiến suy tàn.

B. Cuộc cách mạng kinh tế để xác lập vai trò thống trị của giai cấp tư sản

C. Cuộc đấu tranh của quần chúng nhân dân với giai cấp tư sản

D. Cuộc đấu tranh tranh tư tưởng giữa hệ tư tưởng phong kiến và giáo lí của Giáo hội

Phần 2. Tự luận

Câu 1: Vai trò của thành thị đối với sự phát triển của Tây Âu thời trung đại là gì?

Câu 2: Trình bày các tác động của các cuộc phát kiến địa lí mà ngày nay vẫn còn ảnh hưởng?

Xem thêm: Đề thi giữa học kì 1 GDCD 7 năm 2023 – 2024 có đáp án

2. Bộ đề thi giữa học kì 1 Lịch sử 7 có đáp án:

2.1. Đề 1:

Đề thi giữa học kì 1 Lịch sử 7

I. Trắc nghiệm (2 điểm)

Chọn câu trả lời đúng nhất.

Câu 1: Lĩnh vực nào đạt thành tựu rực rỡ nhất trong phong trào Văn hoá Phục hưng?

A. Văn học, triết học.
B. Khoa học – kĩ thuật.
C. Nghệ thuật, Toán học.
D. Văn học, Nghệ thuật.

Câu 2: Đất nước nào là quê hương của phong trào Văn hóa Phục hưng?

A. Anh.
B. I-Ta_li-a.
C. Đức.
D. Mỹ.

Câu 3: Bức hoạ Nàng La Giô – công – đơ là kiệt tác nghệ thuật của hoạ sĩ nổi tiếng nào?

A. Lê-ô-na-đơ Vanh-xi.
B. Mi-ken-lăng-giơ.
C. W.Sếch-xpia.
D. M.Xéc-van-tét.

Câu 4: Thời Đường, loại hình văn học phát triển nhất là

A. ca múa.
B. tiểu thuyết.
C. thơ.
D. kịch nói.

Câu 5: Dưới Vương triều Gup ta, tôn giáo nào phát triển nhất?

A. Đạo Phật.
B. Đạo Thiên Chúa.
C. Đạo Tin lành.
D. Đạo Hin – đu.

Câu 6: Dưới thời phong kiến, ở Ấn Độ Vương triều nào được xem là thịnh vượng nhất?

A. Gúp- ta.
B. Đê li.
C. Môn gôn.
D. Nanda.

Câu 7: Thành tựu kiến trúc nổi bật của Trung Quốc là

A. Vạn Lí Trường Thành.
B. đền Ăng-co-Vát.
C. đền Ăng-co- Thom.
D. đền Taj Mahal.

Câu 8: Vương quốc Lan Xang phát triển thịnh vượng vào khoảng thời gian nào?

A. TK X đến TK XV
B. TK XV đến TK XVI.
C. TK XV đến TK XVII.
D. TK XVI đến TK XVIII.

II. Tự luận (3 điểm)

Câu 1: (1,5 điểm) Hãy trình bày hệ quả của các cuộc phát kiến địa lí?

Câu 2: (1.0 điểm) Trong những thành tựu văn hoá tiêu biểu của Trung Quốc từ TK VII đến TK XIX em ấn tượng với thành tựu nào nhất? Vì sao?

Câu 3: (0,5 điểm) Việc sáng tạo ra chữ viết riêng của nhiều quốc gia Đông Nam Á có ý nghĩa như thế nào với cuộc sống ?

Đáp án đề thi giữa kì 1 Lịch sử 7

I. Trắc nghiệm (2 điểm)

Câu 1: D

Câu 2: B

Câu 3: A

Câu 4: D

Câu 5: A

Câu 6: C

Câu 7: A

Câu 8: C

II. Tự luận (3 điểm)

Câu 1: (1,5 điểm)

– Tích cực: (1điểm)

+ Tìm ra được các con đường hàng hải mới, những vùng đất mới và thị trường mới nhằm thúc đẩy sự phát triển của hàng hải quốc tế

+ Mang lại khối lượng lớn về nguyên liệu, vàng bạc… cho châu Âu, từ đó thúc đẩy sự phát triển của nền sản xuất và thương nghiệp.

– Tiêu cực: nảy sinh ra nạn buôn bán nô lệ da đen, quá trình cướp bóc, xâm chiếm thuộc địa… (0,5 điểm)

Câu 2: (1,5 điểm)

a, (1 điểm)

– Trong những thành tựu văn hóa tiêu biểu của Trung Quốc từ thế kỷ VII đến thế kỷ XIX, thành tựu mà em ấn tượng là về Văn học. Bởi vì:

+ Ở Trung Quốc có nền văn học rất phong phú, các thể loại vô cùng đa dạng như: kịch, thơ Đường luật, tiểu thuyết chương hồi… Ở đây văn hóa cũng có ảnh hưởng rất lớn đối với nền văn học Việt Nam thời kì trung đại. (0,5 điểm)

+ Văn học Trung Quốc có rất nhiều tác phẩm đồ sộ: Tam quốc diễn; Hồng Lâu Mộng … Điều đó đã trở thành nguồn cảm hứng cho rất nhiều bộ phim mà chúng ta vẫn xem hiện nay, ví dụ như phim Tây Du Kí…(0,5 điểm)

b, (0,5 điểm)

Ý nghĩa việc sáng tạo ra chữ viết riêng của nhiều quốc gia Đông Nam Á đối với cuộc sống: thúc đẩy sự phát triển của các ngành văn hoá khác và tạo điều kiện cho văn hoá các quốc gia Đông Nam Á phát triển trong giai đoạn sau.

2.2. Đề 2:

Đề thi giữa học kì 1 Lịch sử 7

Phần I: Trắc nghiệm

Câu 1: Kinh đô của nước ta dưới thời Ngô Quyền ở đâu?

A. Hoa Lư

B. Phú Xuân.

C. Cổ Loa.

D. Mê Linh.

Câu 2: Ý nào không phải là nguyên nhân tại sao Ngô Quyền không duy trì chính quyền của họ Khúc?

A. Chính quyền họ Khúc về danh nghĩa vẫn thuộc nhà Hán.

B. Ngô Quyền phát triển đất nước thành một quốc gia độc lập.

C. Ngô Quyền thiết lập một chính quyền mới hoàn toàn của người Việt.

D. Ngô Quyền có tư thù với họ Khúc.

Câu 3: Bộ máy nhà nước do Ngô Quyền tổ chức là một nhà nước như thế nào?

A. Là một nhà nước đơn giản.

B. Là một nhà nước phức tạp.

C. Là một nhà nước rất quy mô.

D. Là một nhà nước rất hoàn chỉnh.

Câu 4: Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi xưng là “Hoàng đế” có ý nghĩa gì?

A. Đinh Bộ Lĩnh muốn ngang hàng với Hoàng đế Trung Quốc.

B. Đinh Bộ Lĩnh khẳng định nước ta độc lập và ngang hàng với Trung Quốc.

C. Đinh Bộ lĩnh muốn khẳng định năng lực của mình.

D. Đinh Bộ Lĩnh không muốn bắt chước Ngô Quyền.

Câu 5: Quốc hiệu của nước ta dưới thời Đinh Bộ Lĩnh là gì?

A. Đại Việt.

B. Vạn Xuân.

C. Đại Cồ Việt.

D. Đại Ngu.

Câu 6: Những việc làm nào của Đinh Bộ Lĩnh cho thấy tinh thần tự chủ tự cường, khẳng định chủ quyền quốc gia dân tộc?

A. Tự xưng “Hoàng đế”, đặt Quốc hiệu, niên hiệu mới, cấm sử dụng niên hiệu là Trung Quốc.

B. Đem quân tấn công các quốc gia láng giềng.

C. Xây dựng thành trì ở khắp nơi để bảo vệ đất nước.

D. Chuẩn bị quân đội tiến đánh biên giới Trung Quốc.

Câu 7: Tại sao Lý Công Uẩn dời độ về Đại La (Thăng Long)?

A. Đây là nơi tụ hội quan yếu của bốn phương có vùng mặt đất rộng mà bằng phẳng, muôn vật tươi tốt và phồn thịnh.

B. Vì Đại La đẹp hơn Hoa Lư.

C. Đại La gần khu vực Cổ Pháp là quê hương Lý Công Uẩn.

D. Đại La là thành trì quân sự khó công dễ thủ, thuận lợi khi xảy ra chiến sự.

Câu 8: Nhà Lý chia nước ra bao nhiêu lộ, phủ?

A. 24 lộ phủ.

B. 22 lộ phủ.

C. 40 lộ phủ.

D. 42 lộ phủ.

Câu 9: Nhà Tống đã giải quyết những khó khăn giữa thế kỉ XI như thế nào?

A. Đánh hai nước Liêu – Hạ.

B. Đánh Đại Việt để khống chế Liêu – Hạ.

C. Đánh Cham-pa để mở rộng lãnh thổ.

D. Tạo quan hệ ngoại giao mềm dẻo với các nước láng giềng.

Câu 10: Tại sao nhà Tống quyết tâm xâm chiếm Đại Việt?

A. Do nhà Lý không chấp nhận tước vương của nhà Tống.

B. Do sự xúi dục của Cham-pa.

C. Do khó khăn về tài chính và sự quấy nhiễu của các tộc người Liêu-Hạ ở biên cương.

D. Do giai đoạn này nhà Tống hùng mạnh.

Phần II: Tự luận

Câu 1: (2 điểm) Giải thích vì sao, Ngô Quyền sau khi giành được độc lập cho Tổ quốc chỉ xưng vương, còn Đinh Bộ Lĩnh sau khi thống nhất đất nước lại xưng đế?

Câu 2: (3 điểm) Nguyên nhân nào làm cho nền kinh tế thời Đinh – Tiền Lê có bước phát triển?

Đáp án đề thi giữa kì 1 Lịch sử 7

Phần I. Trắc nghiệm

Câu 1: A                        Câu 6: A

Câu 2: D                       Câu 7: A

Câu 3: A                        Câu 8: A

Câu 4: B                        Câu 9: B

Câu 5: C                        Câu 10: C

Phần II: Tự luận

Câu 1:

– Sau khi Tổ quốc giành được độc lập Ngô Quyền chỉ xưng vương bởi vì: Vương được hiểu là tước hiệu của vua nước nhỏ, chịu thần phục các nước khác, Ngô Quyền không phải thần phục phương Bắc mà Ngô Quyền thấy được rằng mối quan hệ bang giao giữa nước ta với Trung Quốc là vô cùng quan trọng, do đó để tránh sự xung đột với phong kiến phương Bắc khi nền độc lập ở nước ta vẫn còn đàn non trẻ nên ông chỉ xưng vương(1 điểm)

– Người Việt đầu tiên xưng đế đó là Đinh Bộ Lĩnh, Hoàng đế được hiểu là tước hiệu của vua nước lớn và mạnh có nhiều nước thần phục, Đinh Bộ Lĩnh đã xây dựng chính quyền độc lập, tự chủ và khẳng định chủ quyền quốc gia dân tộc, nước Đại Cồ Việt độc lập và Hoàng đế Việt ngang hàng với nước Trung Quốc và Hoàng đế Trung Quốc chứ không phải phụ thuộc. Tuy vậy, Đinh Bộ Lĩnh cũng nhận thức đươc quan hệ bang giao giữa ta và Trung Quốc rất quan trọng. (1 điểm)

Câu 2:

– Những cơ sở của Nhà nước để khuyến khích nền kinh tế phát triển:

+ Nông nghiệp: Tổ chức lễ cày tịch điền, vua tự mình cày nhằm khuyến khích cho nông dân sản xuất, khai khẩn đất hoang và mở rộng diện tích đất trồng trọt. (1 điểm)

+ Thủ công nghiệp: Mở một số xưởng thủ công nhà nước, tập trung các thợ khéo ở trong nước về. Khuyến khích phát triển các nghề thủ công cổ truyền góp phần làm cho số lượng và chất lượng của sản phẩm tăng. (1 điểm)

+ Thương nghiệp: Tạo điều kiện trao đổi buôn bán cho thuyền buôn ở các nước vào nước ta, nhất là vùng biên giới Việt – Tống, đường sá mở mang, tiền tệ thống nhất. (1 điểm)

Xem thêm: Đề thi giữa học kì 1 Sinh học 7 năm 2023 – 2024 có đáp án

3. Ma trận đề thi giữa học kì 1 Lịch sử 7:

TT Chương/

Chủ đề

Nội dung/Đơn vị kiến thức

 

Số câu hỏi theo mức độ nhận thức Tổng

% điểm

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao
TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL  
1 Tây Âu từ thế kỉ V đến nửa đầu thế kỉ XVI 1. Quá trình hình thành và phát triển chế độ phong kiến ở Tây Âu 1 TN

 

              2,5%

 

2. Các cuộc phát kiến địa lí và sự hình thành quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa ở Tây Âu       1 TL         15%
3. Phong trào văn hoá Phục hưng và cải cách tôn giáo 1

TN

    1 TL*         2,5%

 

2 Trung Quốc và Ấn Độ thời trung đại 1. Trung Quốc từ TK VII đến giữa TK XIX 2

TN

        1 TL   1 TL* 12,5%

 

2. Ấn Độ từ TK IV đến giữa TK XIX 2

TN

              5%

 

3 Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XVI 1. Khái quát về Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XVI               1TL

 

5%

 

2. Vương quốc Campuchia

 

1 TN     1 TL*         2,5%

 

3. Vương quốc Lào 1 TN               2,5%

 

Tổng 8 TN     1 TL   1 TL

(a)

  1 TL

(b)

5.0
Tỉ lệ 20% 15% 10% 5% 50%
Tỉ lệ chung 40% 30% 20% 10% 100%

Xem thêm: Đề thi giữa học kì 1 Toán 7 năm 2023 – 2024 có đáp án

Theo dõi chúng tôi trênDuong Gia FacebookDuong Gia FacebookDuong Gia TiktokDuong Gia TiktokDuong Gia YoutubeDuong Gia YoutubeDuong Gia GoogleDuong Gia Google
5/5(1
bình chọn
)

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com