Đề thi giữa học kì 1 Sinh học 10 năm 2023 – 2024 có đáp án

Dưới đây là bài kiểm tra giữa kì 1 môn Sinh học lớp 10 năm học 2023-2024 kèm đáp án. Bài kiểm tra này được thiết kế để đánh giá kiến thức và kỹ năng của học sinh về các khái niệm cơ bản trong Sinh học. Các câu hỏi trong bài kiểm tra sẽ đảm bảo độ khó phù hợp với khả năng của học sinh và giúp họ phát triển các kỹ năng tư duy như phân tích, suy luận và đánh giá thông tin.

1. Đề cương ôn thi giữa học kì 1 Sinh học 10: 

A. TRẮC NGHIỆM (4 điểm)

Câu 1. Hội nghị Thượng đỉnh năm 1992 về Môi trường và Phát triển tại Brazil đã đưa ra định nghĩa về phát triển bền vững là

A. sự phát triển nhằm thỏa mãn nhu cầu lợi ích của thế hệ hiện tại và các thế hệ tương lai.

B. sự phát triển chỉ nhằm thỏa mãn nhu cầu của các thế hệ tương lai nhưng không làm ảnh hưởng đến khả năng thỏa mãn nhu cầu của thế hệ hiện tại.

C. sự phát triển nhằm thỏa mãn nhu cầu của thế hệ hiện tại nhưng không làm ảnh hưởng đến khả năng thỏa mãn nhu cầu của các thế hệ tương lai.

D. sự phát triển nhằm thỏa mãn nhu cầu của các thế hệ tương lai

Câu 2. Những nghề nào sau đây thuộc ngành Y học?

A. Bác sĩ, y sĩ, y tá, công nhân.

B. Y tá, y sĩ, bác sĩ, hộ lí.

C. Lập trình viên, nhân viên xét nghiệm.

D. Bảo vệ, kĩ thuật viên, y tá.

Câu 3. Cho các bước trong phương pháp làm việc trong phòng thí nghiệm:

(1) Chuẩn bị các thiết bị, dụng cụ, hóa chất và mẫu vật để làm thí nghiệm

(2) Báo cáo kết quả thí nghiệm

(3) Vệ sinh dụng cụ, phòng thí nghiệm

(4) Tiến hành thí nghiệm theo đúng quy trình và thu thập dữ liệu từ kế quả thí nghiệm

Thứ tự các bước đúng là:

A. (1) -> (2) -> (3) -> (4) B. (3) -> (2) -> (4) -> (1)

C. (1) -> (4) -> (2) -> (3) D. (1) -> (2) -> (3) -> (4)

Câu 4. Có các cấp độ tổ chức cơ bản của thế giới sống như sau:

(1) Cơ thể. (2) tế bào (3) quần thể (4) quần xã (5) hệ sinh thái

Các cấp độ tổ chức sống trên được sắp xếp theo đúng nguyên tắc thứ bậc là

A. 2 → 1 → 3 → 4 → 5 B. 1 → 2 → 3 → 4 → 5

C. 5 → 4 → 3 → 2 → 1 D. 2 → 3 → 4 → 5 → 1

Câu 5. Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về nguyên tắc thứ bậc của các cấp độ tổ chức sống?

A. Tổ chức sống cấp dưới sẽ làm cơ sở để hình thành nên tổ chức sống cấp trên.

B. Tất cả các cấp độ tổ chức sống đều được hình thành từ các nguyên tử.

C. Tế bào là đơn vị cơ sở hình thành nên cơ thể sinh vật.

D. Các cấp độ tổ chức sống được sắp xếp từ thấp đến cao dựa trên số lượng và kích thước của chúng.

Câu 6. Đơn vị cấu trúc và chức năng của cơ thể sống là gì?

A. Tế bào. B. Mô. C. Cơ quan. D. Hệ cơ quan.

Câu 7. ?

A. Là đơn vị cấu tạo cơ bản của sự sống. B. Là đơn vị chức năng của tế bào sống.

C. Được cấu tạo từ các mô. D. Được cấu tạo từ các phân tử, đại phân tử vào bào quan.

Câu 8. Nguyên tố nào sau đây có vai trò đặc biệt quan trọng với sự sống?

A. H. B. S. C. C. D. O.

Câu 9. Khi nói về vai trò của các nguyên tố hoá học, có bao nhiêu phát biểu sau đây không đúng?

(1) Các nguyên tố vi lượng là thành phần cấu tạo nên các đại phân tử như protein, lipid,..

(2) Mg là nguyên tố tham gia cấu tạo nên diệp lục tố.

(3) Các nguyên tố vi lượng có vai trò chủ yếu là hoạt hoá các enzyme.

(4) Sinh vật chỉ có thể lấy các nguyên tố khoáng từ các nguồn dinh dưỡng.

A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.

Câu 10. Phân tử nào sau đây là phân tử sinh học

A. Carbon dioxide. B. Lipid. C. Nước. D. Bạc nitrate.

Câu 11. Chất nào sau đây có nhiều trong trứng, thịt và sữa?

A. Protein. B. Tinh bột. C. Cellulose. D. DNA.

Câu 12. Một nucleotide chứa một gốc pentose (Deoxyribose hoặc Ribose), một nhóm phosphate và

A. một gốc acid. B. một nitrogenous base.

C. một gốc amino acid. D. một gốc glycerol.

Câu 13. Sự ghép đôi của hai sợi DNA được thực hiện bởi

A. liên kết cộng hóa trị giữa hai base purine.

B. liên kết hydrogen giữa cytosine và guanine.

C. liên kết hydrogen giữa base purine và base pyrimidine.

D. liên kết cộng hóa trị giữa adenine và thymine.

Câu 14. Khi phân tích thành phần carbohydrate ở tế bào gan, loại polysaccharide dự trữ năng lượng chiếm hàm lượng đáng kể là

A. tinh bột. B. glycogen. C. cellulose. D. pectin.

Câu 15. Hãy cho biết mẫu vật nào dùng để nhận biết lipid trong tế bào?

A. Củ cải đường, nho. B. Hạt lạc.

C. Trứng gà, sữa bò. D. Khoai tây, gạo.

Câu 16. Khi cho iodine vào các ống nghiệm sau đây, ống nào sẽ xuất hiện màu xanh tím?

A. Ống chứa dịch nghiền củ khoai tây B. Ống chứa hồ tinh bột đang đun sôi

C. Ống chứa nước thịt D. Ống chữa mỡ động vật

B. TỰ LUẬN: (6 điểm)

ĐỀ 1:

Câu 1. (2,0đ)

a. Tại sao nói tế bào là đơn vị cấu trúc và chức năng của cơ thể sống?

b. Hãy cho biết điểm khác nhau giữa một sinh vật đơn bào và một tế bào trong cơ thể sinh vật đa bào.

Câu 2. (3,0đ) Kể tên một bệnh do thiếu nguyên tố đại lượng, 2 bệnh do thiếu nguyên tố vi lượng ở sinh vật và nêu cách phòng những bệnh đó.

Câu 3. (1,0đ) Để giảm béo, nhiều người đã cắt bỏ hoàn toàn Lipid trong khẩu phần ăn. Theo em điều này nên hay không nên? Dưới góc độ sinh học, chúng ta cần làm gì để duy trì cân nặng với một cơ thể khỏe mạnh?

Xem thêm: Đề thi giữa học kì 1 GDCD 10 năm 2023 – 2024 có đáp án

2. Đề thi giữa học kì 1 Sinh học 10 năm 2023 – 2024 có đáp án:

2.1. Đề 1:

A. Trắc nghiệm (Mỗi câu trả lời đúng được 0,4 điểm)

Câu 1: Khi nói về sự vận chuyển các chất qua màng sinh chất, phát biểu nào dưới đây là đúng?

A. Tất cả các phương án còn lại đều đúng

B. Vận chuyển chủ động là kiểu vận chuyển các chất từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp

C. Vận chuyển thụ động tiêu tốn nhiều năng lượng

D. Xuất bào là kiểu vận chuyển các chất ra ngoài tế bào thông qua sự biến dạng màng sinh chất.

Câu 2: Điểm chung của giới Nấm và giới Động vật là

A. đều thích ứng cao trong môi trường nước.

B. đều sống dị dưỡng.

C. đều sống cố định.

D. đều chưa có cấu tạo tế bào.

Câu 3: Cấu trúc nhân của giới sinh vật nào dưới đây có nhiều khác biệt nhất so với các giới còn lại?

A. Giới Động vật

B. Giới Nguyên sinh

C. Giới Khởi sinh

D. Giới Nấm

Câu 4: Đặc tính nào ở nước là tiền đề, cơ sở cho mọi tính chất kì diệu của nước trong tế bào?

A. Hóa hơi

B. Dẫn điện

C. Dẫn nhiệt

D. Phân cực

Câu 5: Nguyên tố nào dưới đây là nguyên tố vi lượng trong tế bào?

A. H

B. Zn

C. N

D. Ca

Câu 6: Đường saccarôzơ được tạo thành nhờ sự kết hợp của

A. đường fructôzơ và đường glucôzơ.

B. 2 phân tử đường glucôzơ.

C. đường glucôzơ và đường galactôzơ.

D. đường mantôzơ và đường lactôzơ.

Câu 7: Sự kết hợp của hai hay nhiều chuỗi pôlipeptit sẽ tạo nên cấu trúc bậc mấy của prôtêin?

A. Cấu trúc bậc 1

B. Cấu trúc bậc 2

C. Cấu trúc bậc 3

D. Cấu trúc bậc 4

Câu 8: Phân tử prôtêin rất dễ bị biến tính trong điều kiện nào dưới đây?

A. Độ ẩm cao

B. Nhiệt độ cao

C. Áp suất thấp

D. Ánh sáng yếu

Câu 9: Thành tế bào có chức năng chính là gì?

A. Bảo vệ và quy định hình dạng tế bào

B. Trao đổi chất giữa tế bào với môi trường

C. Là điểm tựa cho hoạt động phân chia, hình thành bào quan mới

D. Tất cả các phương án còn lại đều đúng

Câu 10: Bào quan nào dưới đây có ở cả tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực?

A. Bộ máy Gôngi

B. Lizôxôm

C. Ribôxôm

D. Ti thể

B. Tự luận

Câu 1: Trình bày cấu trúc và chức năng của màng sinh chất ở tế bào nhân thực. (5 điểm)

Câu 2: Tại sao khi tìm kiếm sự sống ở các hành tinh khác trong vũ trụ, các nhà khoa học trước hết lại tìm xem ở đó có nước hay không? (1 điểm)

* Đáp án:

A. Trắc nghiệm

Câu 1: Chọn D.

Xuất bào là kiểu vận chuyển các chất ra ngoài tế bào thông qua sự biến dạng màng sinh chất.

Câu 2: Chọn B.

đều sống dị dưỡng (không tự tổng hợp được chất hữu cơ mà phải lấy từ môi trường ngoài)

Câu 3: Chọn C.

Giới Khởi sinh (nhân không có màng bọc – nhân sơ, các đại diện còn lại có nhân thực)

Câu 4: Chọn D.

Phân cực (do phân cực nên phân tử nước này hút phân tử nước kia qua liên kết H và hút các phân tử phân cực khác tạo cho nước có vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự sống)

Câu 5: Chọn B.

Zn (chiếm khối lượng nhỏ hơn 0,01%)

Câu 6: Chọn A.

đường fructôzơ và đường glucôzơ.

Câu 7: Chọn D.

Cấu trúc bậc 4

Câu 8: Chọn B.

Nhiệt độ cao (nhiệt độ cao sẽ làm mất chức năng sinh học của đại phân tử này)

Câu 9: Chọn A.

Bảo vệ và quy định hình dạng tế bào

Câu 10: Chọn C.

Ribôxôm

B. Tự luận

Câu 1:

Cấu trúc và chức năng của màng sinh chất:

Cấu trúc:

Màng sinh chất được cấu thành từ 2 thành phần chính là phôtpholipit và prôtêin (bao gồm prôtêin bám màng, xuyên màng và bán xuyên màng). Ngoài ra, màng sinh chất còn có glicôlipit và glicôprôtêin. Trong tế bào người và động vật, màng sinh chất còn có colestêron giúp ổn định cấu trúc màng.

Chức năng:

Màng sinh chất có chức năng trao đổi chất với môi trường một cách có chọn lọc. Lớp phôtpholipit chỉ cho các phân tử nhỏ tan trong dầu mỡ đi qua, trong khi các chất phân cực và tích điện phải ra vào tế bào qua kênh prôtêin chuyên biệt. Do tính chọn lọc này, màng sinh chất còn được gọi là màng bán thấm.

Màng sinh chất còn có chức năng thu nhận thông tin cho tế bào thông qua các thụ thể. Ví dụ, màng tế bào thần kinh người thu nhận các tín hiệu từ xung thần kinh do các tế bào trước đó giải phóng ra. Ngoài ra, màng sinh chất còn có chức năng nhận biết các tế bào cùng cơ thể và các tế bào lạ thông qua dấu chuẩn là glicôprôtêin trên màng tế bào.

Câu 2:

Khi tìm kiếm sự sống ở các hành tinh khác, các nhà du hành vũ trụ thường kiểm tra xem nơi đó có nước hay không, vì nước đóng vai trò quan trọng trong cấu trúc và duy trì sự sống. Các dẫn xuất sau có thể thể hiện điều này:

Nước chiếm khoảng 70-98% khối lượng cơ thể.

Nước là dung môi hòa tan các chất cần thiết và là môi trường cho mọi phản ứng sinh hóa trong cơ thể.

Nước tham gia vào cấu tạo của mọi tế bào sống, tham gia vào quá trình vận chuyển và chuyển hóa các chất trong cơ thể sống.

Nước là nguồn gốc, là môi trường đầu tiên cho sự sống hình thành và sinh sôi.

2.2. Đề 2: 

A. Trắc nghiệm

(trả lời đúng mỗi câu được 0,4 điểm)

Câu 1: Mỗi phân tử mỡ đều được hình thành do

A. một phân tử glixêrol liên kết với ba axit béo.

B. ba phân tử glixêrol liên kết với một axit béo.

C. một phân tử glucôzơ liên kết với ba axit béo.

D. một phân tử glixêrol liên kết với ba axit amin.

Câu 2: Trong cơ thể sống, các nguyên tố đại lượng đóng vai trò chủ yếu là gì?

A. Cấu tạo nên các enzim có hoạt tính mạnh

B. Tham gia cấu tạo nên các đại phân tử hữu cơ

C. Tạo môi trường trong cho các phản ứng sinh hóa

D. Cấu tạo nên các tế bào sắc tố và vitamin

Câu 3: Thành phần nào dưới đây không được tìm thấy trong cấu tạo của một tế bào nhân sơ?

A. Lông và roi

B. Thành tế bào

C. Bộ máy Gôngi

D. Ribôxôm

Câu 4: Bào quan nào dưới đây có ở tế bào thực vật mà không có ở tế bào động vật?

A. Tất cả các phương án còn lại

B. Ribôxôm

C. Lưới nội chất

D. Lục lạp

Câu 5: Khi nói về quá trình khuếch tán, nhận định nào dưới đây là không chính xác?

A. Tốc độ khuếch tán tỉ lệ thuận với diện tích khuếch tán

B. Tiêu tốn nhiều năng lượng

C. Các chất hòa tan trong nước vận chuyển qua màng theo chiều građien nồng độ

D. Sự khuếch tán của các phân tử nước qua màng sinh chất được gọi là thẩm thấu

Câu 6: Trong cơ thể người, nồng độ các chất được duy trì trong mức độ nhất định và khi xảy ra biến động gây mất cân bằng thì sẽ xuất hiện cơ chế điều hòa để đưa các giá trị về mức bình thường. Nhận định trên phản ánh đặc điểm nào ở các tổ chức sống?

A. Hoạt động theo nguyên tắc thứ bậc

B. Liên tục tiến hóa

C. Khả năng tự điều chỉnh

D. Là hệ thống mở

Câu 7: Nấm nhầy là đại diện của giới sinh vật nào?

A. Giới Thực vật

B. Giới Nguyên sinh

C. Giới Khởi sinh

D. Giới Nấm

Câu 8: Hình thức vận chuyển nào dưới đây gây ra biến dạng rõ rệt trên màng sinh chất?

A. Vận chuyển chủ động

B. Thẩm thấu

C. Khuếch tán

D. Thực bào

Câu 9: Đường glucôzơ có vai trò chủ yếu là

A. xúc tác cho các phản ứng sinh hóa trong tế bào và cơ thể.

B. cung cấp năng lượng cho hoạt động của tế bào và cơ thể.

C. vận chuyển các chất từ nơi này đến nơi khác trong tế bào.

D. cấu tạo nên các bào quan trong tế bào.

Câu 10: Đường mạch nha là tên gọi khác của loại đường nào?

A. Đường fructôzơ

B. Đường saccarôzơ

C. Đường lactôzơ

D. Đường mantôzơ

B. Tự luận

Câu 1: Trình bày cấu tạo hóa học và chức năng của cacbohiđrat (đường). (5 điểm)

Câu 2: Tại sao muốn rau tươi lâu, ta phải thường xuyên vảy nước vào rau? (1 điểm)

* Đáp án:

A. Trắc nghiệm

Câu 1: Chọn A.

một phân tử glixêrol liên kết với ba axit béo.

Câu 2: Chọn B.

Tham gia cấu tạo nên các đại phân tử hữu cơ

Câu 3: Chọn C.

Bộ máy Gôngi (chỉ có ở tế bào nhân thực)

Câu 4: Chọn D.

Lục lạp

Câu 5: Chọn B.

Tiêu tốn nhiều năng lượng (các chất đi từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp nên không tiêu tốn năng lượng)

Câu 6: Chọn C.

Khả năng tự điều chỉnh

Câu 7: Chọn B.

Giới Nguyên sinh

Câu 8: Chọn D.

Thực bào (màng sinh chất biến dạng để bao lấy khối “thức ăn”)

Câu 9: Chọn B.

cung cấp năng lượng cho hoạt động của tế bào và cơ thể.

Câu 10: Chọn D.

Đường mantôzơ

B. Tự luận

Câu 1:

Cacbohidrat (đường) là hợp chất hữu cơ được cấu thành từ 3 nguyên tố hóa học là cacbon, hidro và oxi, và có cấu trúc đa phân với sự góp mặt của các đơn phân, trong đó loại đơn phân điển hình là đường 6 cacbon (glucôzơ, fructôzơ và galactôzơ). Người ta chia đường thành 3 loại dựa vào số lượng đơn phân, đó là đường đơn (chỉ gồm một đơn phân: glucôzơ, fructôzơ và galactôzơ), đường đôi (gồm hai đơn phân, ví dụ: mantôzơ, lactôzơ) và đường đa (gồm nhiều đơn phân liên kết với nhau, ví dụ: tinh bột, xenlulôzơ…). Cácbonhidrat có chức năng là nguồn năng lượng dự trữ cho tế bào và cơ thể (ví dụ: glicôgen là nguồn năng lượng dự trữ ngắn hạn trong cơ thể người, tinh bột là nguồn dự trữ năng lượng cho cây) và cấu tạo nên tế bào và các bộ phận của cơ thể (ví dụ: xenlulôzơ cấu tạo nên thành tế bào thực vật, kitin cấu tạo nên thành tế bào nấm…).

Câu 2:

Sau khi thu hoạch, những loại rau như cải thìa, rau muống, rau bina, rau ngót,..sẽ mất nước nhanh hơn so với những loại rau khác. Điều này có nghĩa là chúng sẽ héo dần và trở nên không tươi tốt nữa. Việc bảo quản rau tươi lâu hơn sau khi thu hoạch là một vấn đề quan trọng đối với người trồng rau và người tiêu dùng.

Một trong những cách đơn giản để giữ cho rau tươi lâu hơn là thường xuyên vảy nước vào rau. Với cách này, nước sẽ được thẩm thấu từ bên ngoài vào các tế bào của rau, giúp cho chúng căng nước hơn và kéo dài thời gian tươi lâu hơn. Ngoài ra, việc vảy nước vào rau còn giúp giảm thiểu tình trạng mất nước từ quá trình thoát hơi nước ở lá của rau, giúp cho chúng không mất nước quá nhanh, tránh tình trạng héo, bong tróc và không còn tươi tốt.

Tuy nhiên, cần lưu ý rằng việc vảy nước vào rau cũng cần phải đúng cách để không gây hại cho chính rau. Nếu vảy nước quá nhiều, rau sẽ bị ngập nước, dẫn đến sự phát triển của vi khuẩn và nấm mốc, gây hại cho chúng. Do đó, chúng ta nên vảy nước một cách đều đặn, thường xuyên nhưng không quá nhiều.

Xem thêm: Đề thi giữa học kì 1 môn Vật lý 10 năm 2023 – 2024 có đáp án

3. Ma trận đề thi giữa kì 1 sinh học 10:

Mức độ

 

 

Chủ đề

Các mức độ nhận thức
Nhận biết Hiểu Vận dụng  
Vận dụng thấp Vận dụng cao  
TN TL TN TL TN TL TN TL  
Giới thiệu chung về thế giới sống * Nêu được các cấp tổ chức cơ bản của thế giới sống.
* Nêu được các đặc điểm chung của các cấp tổ chức sống.
* Nêu được khái niệm về giới, các đơn vị phân loại trong mỗi giới và hệ thống phân loại 5 giới.
* Nêu được đặc điểm chính của các giới sinh vật
– Giải thích tại sao nói tế bào là đơn vị cơ bản cấu tạo nên mọi cơ thể sinh vật.
– Giải thích được các đặc điểm chung của các cấp tổ chức sống.
– Nêu được đặc điểm chính
phân biệt giới khởi sinh với các giới còn lại.
* Phân biệt được giới nấm với giới thực vật.

 

 

 

Nhận dạng các giới sinh
vật thông qua đại diện
   
Số câu: 2   2   1        
Số điểm 0.5   0.5   0.25        
Tỉ lệ 40%   40%   20%        
Thành phần hoá học của tế bào * Nêu được các nguyên tố học tham gia cấu tạo tế bào và cơ thể, vai trò của các nguyên tố đại lượng vi lượng.
* Nêu được cấu trúc, đặc tính hoá lí và vai trò của nước đối với tế bào
* Trình bày được cấu trúc hoá học và chức năng của cacbohidrat.
* Nêu được cấu tạo và chức năng của mỡ và photpholipit.
* Nêu được cấu trúc và chức năng của protein.
* Trình bày được cấu trúc và chức năng của ADN và ARN
* Phân biệt được nguyên tố đại lượng và vi lượng.
*Phân biệt các loại đường.
* Phân biệt được mỡ và dầu.
*Phân biệt mỡ với photpholipit.
* Giải thích tính chất của lipit, đặc tính của photpholipit.
* Hiểu được hiện tượng biến tính protrein
* Phân biệt được ADN với ARN.
* Nhận dạng được nhóm nguyên tố đại lượng và vi lượng.
* Giải thích hiện tượng thực tế khi đưa tế bào sống vào trong ngăn đá tủ lạnh, và các hiện tượng thực tế liên quan đến tính phân cực của nước
* Nhận dạng thực tế các nhóm đường, các sắc tố có bản chất là lipit.
* Giải thích được hiện tường thực tế là tại sao phải ăn protein từ các nguồn thực phẩm khác nhau và tại sao các loại thịt khác nhau thì lại khác nhau.
* Giải thích được hiện tượng thực tế từ tính đặc trưng của ADN.
* Kết luận đúng về các thành phần hoá học của tế bào
*Lập bảng so sánh ADN với ARN
* Bài tập về ADN
 
Số câu 4   3   2 1 2 1  
Số điểm 1   0.75   0.5 0.75 0.5 1  
Tỉ lệ 22.22%   16.67%   11.11% 16.67% 11.11% 22.22%  
Cấu trúc của tế bào – Nêu được đặc điểm của tế bào nhân sơ.

– Nêu được cấu tạo và chức năng của các thành phần TB nhân sơ.
-Nêu đặc điểm chung của TB nhân thực.

– Nêu được cấu tạo và chức năng của các thành phần cấu tạo của tế bào

– Giải thích được tại sao lại gọi tế bào vi khuẩn là tế bào nhân sơ.
– Giải thích được ưu điểm của kích thước nhỏ ở tế bào nhân sơ.
– Giải thích sự phù hợp giữa cấu trúc và chức năng của các bào quan.
– Giải thích hiện tượng thực tế về máu sắc của lá cây.
– Nhận dạng thưc tế về loại bào quan có ở các tế bào.
   
Số câu 4   2 1 2 1      
Số điểm 1   0.5 0.75 0.5 1.5      
Tỉ lệ 23.53%   11.76% 17.65% 11.76% 35.30%      
Tổng câu 10 câu   7câu 1 câu 5 câu 2 câu 2 câu 1 câu  
10 câu 8 câu 7 câu 3 câu  
Tổng điểm 2.5 điểm   1,75 0.75 1.25 2.25 0,5 điểm 1 điểm  
2.5 điểm 2.5 điểm 3.5 điểm 1.5 điểm  
Tỉ lệ 100.00%   70.00% 30.0% 35.71% 64.29% 33% 66.67%  
25% 25% 35% 15%  

Xem thêm: Đề thi giữa học kì 1 Hoá học 10 năm 2023 – 2024 có đáp án

Theo dõi chúng tôi trênDuong Gia FacebookDuong Gia FacebookDuong Gia TiktokDuong Gia TiktokDuong Gia YoutubeDuong Gia YoutubeDuong Gia GoogleDuong Gia Google
5/5(1
bình chọn
)

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com