Đề thi học kì 1 GDCD 9 năm học 2023 – 2024 có đáp án

Đề thi học kì 1 môn giáo dục công dân 9 năm học 2023 – 2024 đã được phát hành, cung cấp cho học sinh các câu hỏi và bài tập để đánh giá kiến thức và năng lực của họ trong lĩnh vực này. Để chuẩn bị cho kì thi này, học sinh cần phải đọc kỹ tài liệu, học và luyện tập các kỹ năng liên quan đến giáo dục công dân để đạt được kết quả tốt nhất có thể.

1. Những nội dung ôn thi học kì 1 môn giáo dục công dân lớp 9:

Đây là những nội dung, kiến thức trọng tâm ôn thi học kì 1 môn giáo dục công dân lớp 9:

– Bài 1: Chí công vô tư

– Bài 2: Tự chủ

– Bài 3: Dân chủ và kỷ luật

– Bài 4: Bảo vệ hòa bình

– Bài 5: Tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới

– Bài 6: Hợp tác cùng phát triển

– Bài 7: Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc

– Bài 8: Năng động, sáng tạo

– Bài 9: Làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả

Xem thêm: Đề thi học kì 1 Địa lý 9 năm học 2023 – 2024 có đáp án

2. Đề thi học kì 1 GDCD 9 năm học 2023 – 2024 có đáp án:

2.1. Đề 1:

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (3 ĐIỂM)

Em hãy chọn đáp án đúng nhất trong mỗi câu sau.Mỗi câu trả lời đúng được 0.5 điểm.

Câu 1. Câu nào dưới đây thể hiện truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta?

A. Khôn nhà, dại chợ.

B. Ăn cháo đá bát.

C. Đủng đỉnh như chỉnh trôi sông.

D. Uống nước nhớ nguồn.

Câu 2. Câu tục ngữ nào sau đây không thể hiện phẩm chất năng động, sáng tạo?

A. Học một biết mười.

B. Cái khó ló cái khôn.

C. Há miệng chờ sung

D. Siêng làm thì có, siêng học thì hay.

Câu 3. Hành vi nào sau đây thể hiện tính năng động sáng tạo?

A. Dám làm mọi việc để đạt được mục đích của mình .

B. Chỉ làm theo những việc đã được chỉ dẫn, dạy bảo.

C. Chỉ những việc có lợi cho bản thân thì mới làm.

D. Có ý kiến riêng và bày tỏ ý kiến riêng của mình.

Câu 4. Hành vi nào dưới đây không thể hiện sự kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc?

A. Tìm đọc tài liệu nói về phong tục tập quán của dân tộc.

B. Chê bai những người ăn mặc theo phong cách dân tộc là lạc hậu, là quê mùa.

C. Tích cực tham gia các hoạt động đền ơn đáp nghĩa.

D. Thích xem phim, kịch, nghe nhạc của Việt Nam.

Câu 5. Hành vi nào sau đây thể hiện làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả?

A. Để tranh thủ thời gian, giờ học môn Mĩ thuật, Lâm lấy vở toán ra làm.

B. Trong giờ kiểm tra, Hà làm bài ngay mà không đọc kĩ đề bài.

C. Anh An bảo vệ luận án tốt nghiệp trước thời hạn và đạt kết quả cao.

D. Bạn Mạnh cho rằng: để nâng cao hiệu quả sản xuất cần tăng nhanh số lượng sản phẩm không cần chất lượng.

Câu 6. Để trở thành người năng động, sáng tạo, chúng ta cần tránh hành vi nào trong những hành vi sau đây?

A. Quan sát, phát hiện và ủng hộ cái mới, cái tiến bộ.

B. Chủ động học tập và thực hiện các kế hoạch học tập, lao động.

C. Luôn tìm tòi để đổi mới phương pháp học tập.

D. Làm theo ý mình, tuyệt đối không tham khảo người đi trước.

II. PHẦN TỰ LUẬN (7 ĐIỂM)

Câu 1. (2 điểm) Thế nào là kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc? Vì sao cần phải kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

Câu 2. (3 điểm) Thế nào là năng động, sáng tạo? Học sinh cần làm gì để trở thành người năng động, sáng tạo?

Câu 3. (2 điểm) Tình huống: Tan học về, các bạn rủ Tuấn vào quán chơi điện tử để ăn tiền. Tuấn không muốn nhưng các bạn cứ nài ép và chê bai Tuấn là “quê” không biết ăn chơi sành điệu và ‘ki bo”, khiến bạn ấy lúng túng.

Câu hỏi: a, Tuấn phải làm gì để thể hiện được tính tự chủ?

b, Cách ứng xử nào là phù hợp nhất với Tuấn trong tình huống này?

* Đáp án:

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (3 ĐIỂM)

Mỗi câu trả lời đúng học sinh được 0.5 điểm.

Câu 1 2 3 4 5 6
Đáp án D C D B C D

II. PHẦN TỰ LUẬN (7 điểm)

Câu Nội dung
1 * Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc là bảo vệ, giữ gìn để các truyền thống đó không bị phai nhạt theo thời gian, mà ngày càng phát triển phong phú hơn, sâu đậm hơn . (1 điểm)

* Cần phải kế thừa, phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc vì đó là tài sản vô giá, góp phần tích cực vào sự phát triển của mỗi cá nhân và cả dân tộc; Vì đó là góp phần giữ gìn bản sắc dân tộc Việt Nam. (1 điểm)

2 Năng động, sáng tạo : Là tích cực, chủ động, dám nghĩ, dám làm; say mê nghiên cứu, tìm tòi để tạo ra giá trị mới về vật chất, tinh thần hoặc tìm ra cái mới, cách giải quyết mới mà không bị lệ thuộc vào cái đã có .(1 điểm)

* Cách rèn luyện : cần biết rằng phẩm chất năng động, sáng tạo không phải tự nhiên có được mà cần phải tích cực, kiên trì rèn luyện trong cuộc sống.

– Với học sinh, để trở thành người năng động sáng tạo trước hết phải có ý thức học tập tốt, có phương pháp học tập phù hợp và tích cực áp dụng những kiến thức, kĩ năng đã học vào trong cuộc sống thực tế.. . vd……(2 điểm)

 

3 Tình huống

a – Tuấn phải nhanh chóng lấy lại bình tĩnh, sự tự tin.

(0.5 điểm).

b- Khéo léo nhưng kiên quyết từ chối. (0.5 điểm).

– Giải thích cho các bạn hiểu: chơi điện tử ăn tiền không phải là sành điệu mà là hành vi vi phạm pháp luật và đạo đức…. (0.5 điểm)

Tuấn không chơi điện tử ăn tiền không phải là ki bo mà là tiết kiệm tiền của cha mẹ vào những trò chơi độc hại… (0.25 điểm).

– Chủ động rủ các bạn chơi trò chơi khác lành mạnh hơn.(0 .25 điểm)

2.2. Đề 2:

Câu 1: “Dù ai đi ngược về xuôi, nhớ ngày giỗ tổ mùng mười tháng ba” câu nói đề cập đến truyền thống nào của dân tộc ta?

A. Truyền thống tôn sư trọng đạo.

B. Truyền thống uống nước nhớ nguồn.

C. Truyền thống yêu nước.

D. Truyền thống văn hóa.

Câu 2: Câu tục ngữ: Một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy nói về truyền thống nào?

A.Truyền thống tôn sư trọng đạo.

B. Truyền thống đoàn kết.

C. Truyền thống yêu nước.

D.Truyền thống văn hóa.

Câu 3: Các truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta được lưu truyền từ đời này sang đời khác là

A. Truyền thống hiếu học.

B. Truyền thống hiếu thảo.

C. Truyền thống cần cù trong lao động.

D. Cả A,B,C.

Câu 4 : Các hành vi vi phạm các chuẩn mực về truyền thống đạo đức là?

A. Con cái đánh chửi cha mẹ.

B. Con cháu kính trọng ông bà.

C. Thăm hỏi thầy cô lúc ốm đau.

D. Giúp đỡ bạn khi gặp khó khăn.

Câu 5: Hành động nào sau đây thể hiện tính kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc?

A. Yêu mến các làng nghề truyền thống.

B. Tìm hiểu lịch sử đấu tranh chống giặc ngoại xâm.

C. Giới thiệu với du khách nước ngoài về các lễ hội nổi tiếng.

D. Cả A,B,C.

Câu 6: Hành vi nào sau đây không kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc?

A. Chê bai các phong tục tập quán từ thời xưa của dân làng.

B. Chê bai người quét rác.

C. Coi thường việc làm chân tay.

D. Cả A,B,C.

Câu 7: Hiện tượng học sinh đánh nhau, lột đồ của bạn trong trường học vi phạm chuẩn mực nào?

A. Vi phạm chuẩn mực đạo đức.

B. Vi phạm kỉ luật.

C. Vi phạm pháp luật.

D. Cả A,B,C.

Câu 8: Câu tục ngữ: Bầu ơi thương lấy bí cùng, tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn nói về truyền thống nào của dân tộc ta?

A. Truyền thống thương người.

B. Truyền thống nhân đạo.

C. Truyền thống tôn sư trọng đạo.

D. Truyền thống nhân ái.

Câu 9: Vào ngày 27/7 – Ngày Thương binh – Liệt sỹ các cơ quan chính quyền, tổ chức tình nguyện thường đến thăm hỏi gia đình thương binh liệt sỹ, bà mẹ việt nam anh hùng. Điều đó thể hiện?

A. Truyền thống đoàn kết của dân tộc.

B. Truyền thống đền ơn đáp nghĩa.

C. Truyền thống tôn sư trọng đạo.

D. Truyền thống nhân ái.

Câu 10: Đối với các truyền thống tốt đẹp chúng ta cần làm gì?

A. Bảo vệ.

B. Kế thừa.

C. Phát triển.

D. Cả A,B,C.

Câu 11: Những điều được cho là năng động, sáng tạo trong công việc là?

A. Biết sắp xếp công việc của mình sao cho hợp lý.

B. Suy nghĩ để tìm ra cách giải quyết trong công việc hàng ngày.

C. Người năng động, sáng tạo thì càng vất vả.

D. Cả A và B.

Câu 12 : Trong các hành vi dưới đây , hành vi nào thể hiện tính năng động ?

A. Tham gia các hoạt động của lớp và nhà trường đưa ra.

B. Giúp đỡ gia đình có hoàn cảnh khó khăn.

C. Tự tin phát biểu trước đám đông.

D. Cả A,B,C

Câu 13 : Trong các hành vi dưới đây, hành vi nào thể hiện tính sáng tạo trong công việc?

A. Vứt đồ đạc bừa bãi

B. Biết sắp xếp thời gian học tập, nghỉ ngơi, hoạt động thể dục thể thao hợp lý

C. Đang làm việc này, lại chạy ra làm việc khác

D. Chỉ làm theo những điều được hướng dẫn, chỉ bảo.

Câu 14 : Câu tục ngữ : “Phải biết lấy mềm để thắng cứng. Lấy yếu để thắng mạnh” nói về người như thế nào.

A. Lười làm , ham chơi

B. Chỉ biết lợi cho mình

C. Có tính năng động, sáng tạo

D. Dám nghĩ , dám làm.

Câu 15: Người nông dân nghiên cứu, sáng chế ra máy bóc lạc phục vụ trong sản xuất được gọi là?

A. Năng động, sáng tạo.

B. Tích cực, tự giác.

C. Cần cù, tự giác.

D. Cần cù, chịu khó.

Câu 16: Bạn học sinh A sáng chế ra máy bắt bọ xít và được ứng dụng trong thực tế đạt hiệu quả cao. Việc làm đó thể hiện?

A. A là người năng động, sáng tạo.

B. A là người tích cực.

C. A là người sáng tạo.

D. A là người cần cù.

Câu 17: Đối lập với năng động và sáng tạo là?

A. Làm việc máy móc, không khoa học.

B. Đức tính ỷ lại, phó mặc.

C. Trông chờ vào người khác.

D. Cả A,B,C.

Câu 18: Tích cực, chủ động, dám nghĩ, dám làm được gọi là?

A. Năng động.

B. Chủ động.

C. Sáng tạo.

D. Tích cực.

Câu 19: Say mê, tìm tòi để tạo ra những giá trị mới về vật chất, tinh thần hoặc tìm ra cái mới, cách giải quyết mới mà không bị gò bó phụ thuộc vào cái đã có được gọi là?

A. Sáng tạo.

B. Tích cực.

C. Tự giác.

D. Năng động.

Câu 20: Mối quan hệ giữa năng động và sáng tạo là?

A. Năng động là cơ sở để sáng tạo, sáng tạo là động lực để năng động.

B. Năng động là động cơ để sáng tạo, sáng tạo là con đường để năng động.

C. Năng động là mục đích để sáng tạo, sáng tạo là con đường để năng động.

D. Năng động là cơ sở để sáng tạo, sáng tạo là con đường để năng động.

Câu 21: Những biểu hiện được cho là năng suất, chất lượng và hiệu quả trong công việc ?

A. Sắp xếp thời gian hợp lý, lên kế hoạch làm việc.

B. Tranh thủ thời gian làm tốt công việc trong thời gian ngắn nhất.

C. Làm việc nhanh chóng, công việc không đảm bảo chất lượng.

D. Cả A và B.

Câu 22 : Hành vi nào sau đây thể hiện làm việc năng suất, chất lượng, hiệu quả?

A. Chăn nuôi kết hợp với trồng thêm rau sạch.

B. Làm việc vô trách nhiệm .

C. Tranh thủ con ngủ chi Hạnh dọn dẹp nhà cửa, giặt quần áo.

D. Cả A và C.

Câu 23 : Các biểu hiện không thể hiện năng suất, chất lượng, hiệu quả ?

A. Nhờ vả mọi người làm việc hộ.

B. Lười làm, ham chơi.

C. Làm việc cần người khác nhắc nhở.

D. Cả A,B,C

Câu 24: Tạo ra nhiều sản phẩm có giá trị cao, cả về nội dung và hình thức, trong một thời gian nhất định được gọi là?

A. Làm việc có năng suất, chất lượng và hiệu quả.

B. Làm việc năng suất.

C. Làm việc khoa học.

D. Làm việc chất lượng.

Câu 25: Ngày nay để làm việc đạt năng suất, chất lượng, hiệu quả chúng ta cần làm gì?

A. Áp dụng các thành tựu khoa học kĩ thuật tiến bộ vào trong sản xuất.

B. Sử dụng lao động chân tay thay lao động trí óc.

C. Sử dụng lao động trí óc thay lao động chân tay.

D. Cả A và C.

Câu 26: Thay vì việc chép tay để lưu giữ các tài liệu, ngày nay chúng ta sử dụng máy photo, máy scan để lưu giữ văn bản nhanh hơn. Việc làm đó thể hiện?

A. Việc làm năng suất, chất lượng và hiệu quả.

B. Việc làm chất lượng, hiệu quả.

C. Việc làm hiệu quả, năng suất.

D. Việc làm năng suất, khoa học.

Câu 27: Biểu hiện của việc làm việc không năng suất, chất lượng, hiệu quả là?

A. Làm việc riêng trong giờ.

B. Vừa xem tivi vừa ăn cơm.

C. Vừa học vừa xem ti vi.

D. Cả A,B,C.

Câu 28: Để dễ học môn tiếng Anh, P đưa ra phương pháp học tiếng anh: học từ mới, học bài cũ, đọc trước bài mới, học tiếng anh thông qua bài hát và các bộ phim. Việc làm đó thể hiện?

A. Việc làm năng suất, chất lượng và hiệu quả.

B. Việc làm chất lượng, hiệu quả.

C. Việc làm hiệu quả, năng suất.

D. Việc làm năng suất, khoa học.

Câu 29: Làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả là …đối với mỗi người trong thời đại ngày nay. Trong dấu “…” là?

A. Yêu cầu.

B. Điều kiện.

C. Tiền đề.

D. Động lực.

Câu 30: Để làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả người lao động cần phải làm gì?

A. Nâng cao tay nghề.

B. Rèn luyện sức khỏe.

C. Lao động tự giác.

D. Cả A,B,C.

Câu 31 : Lý tưởng sống của thanh niên hiện nay là gì ?

A. Dám nghĩ dám làm.

B. Tham gia mọi hoạt động tình nguyện.

C. Hoạt động mọi phong trào sôi nổi.

D. Cả A,B,C.

Câu 32 : Những việc cho là biểu hiện lí tưởng sống cao đẹp, đúng đắn của thanh niên ?

A. Vượt khó trong học tập.

B. Luôn khắc phục mọi khó khăn, vươn lên trong cuộc sống.

C. Bị cám dỗ bởi các chất kích thích nguy hiểm.

D. Cả A,B.

Câu 33 : Các hoạt động thể hiện lí tưởng sống của thanh niên ?

A. Giúp đỡ gia đình thương binh liệt sĩ.

B. Tham gia vệ sinh môi trường.

C. Làm theo tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh.

D. Cả A,B,C.

Câu 34 : Những hành vi dưới đây, hành vi nào đi trái lại với lí tưởng sống của thanh niên ?

A. Ỷ lại mọi công việc được giao.

B. Vượt khó trong học tập, không ngừng học hỏi.

C. Biết vận dụng những điều đã làm đi vào thực tiễn.

D. Lên kế hoạch phấn đấu, rèn luyện bản thân.

Câu 35 : Cái đích của cuộc sống mà mỗi người khát khao muốn đạt được được gọi là?

A. Lý tưởng sống.

B. Mục đích.

C. Mục tiêu.

D. Mong muốn.

Câu 36: Vào các dịp hè, các bạn thanh niên thường đăng ký tham gia tình nguyện tại các vùng khó khăn để giúp đỡ các em nhỏ và bà con nhân dân tại đó. Việc làm đó thể hiện?

A. Lý tưởng sống của thanh niên.

B. Nhiệm vụ của thanh niên.

C. Trách nhiệm của thanh niên.

D. Mục đích của thanh niên.

Câu 37: Cơ quan, tổ chức quản lý các hoạt động của thanh niên trong cả nước được gọi là?

A. Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh.

B. Tỉnh đoàn Thanh niên.

C. Đoàn xã.

D. Đoàn phường.

Câu 38: Tổ chức Đoàn hoạt động trong nhà trường được gọi là?

A. Đoàn trường.

B. Đoàn khóa.

C. Đoàn khối.

D. Đoàn lớp.

Câu 39: Nhiệm vụ trước mắt của thanh niên là?

A. Xây dựng nhà nước XHCN.

B. Xây dựng tiềm lực về con người cho nhà nước XHCN.

C. Xây dựng cơ sở vật chất cho nhà nước XHCN.

D. Thực hiện thắng lợi CNH-HĐH đất nước.

Câu 40: Người có lí tưởng cao đẹp là người như thế nào?

A. Suy nghĩ và hành động không mệt mỏi.

B. Vươn tới hoàn thiện bản thân.

C. Mong muốn cống hiến trí tuệ và sức lực cho đất nước.

D. Cả A,B,C.

* Đáp án:

Câu

Đáp án

Câu

Đáp án

1

B

21

D

2

A

22

D

3

D

23

D

4

A

24

A

5

D

25

D

6

D

26

A

7

D

27

D

8

A

28

A

9

B

29

A

10

D

30

D

11

D

31

D

12

D

32

D

13

B

33

D

14

C

34

A

15

A

35

A

16

A

36

A

17

D

37

A

18

A

38

A

19

A

39

D

20

A

40

D

Xem thêm: Đề thi học kì 1 Tin học 9 năm học 2023 – 2024 có đáp án

3. Ma trận đề thi học kì 1 môn giáo dục công dân lớp 9:

Cấp độ

 

 

Chủ đề

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng  

Cộng

Cấp độ thấp Cấp độ cao
TN TL TN TL TN TL TN TL
1. Tự chủ           Biết đưa ra cách ứng xử phù hợp trong tình huống cần thể hiện tính tự chủ      
Số câu

Số điểm

Tỉ lệ %

          1

2

20

    1

2

20

2. Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc Xác định đúng truyền thống tốt đẹp của dân tộc Nêu được khái niệm và ý nghĩa của kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam Chỉ ra hành vi không thể hiện sự kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc            
Số câu

Số điểm

Tỉ lệ %

1

0.5

5

1

2

20

1

0.5

5

         

 

3

3

30

 

3. Chủ đề Những phẩm chất của người lao động

(Năng động, sáng tạo; làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả)

  Nêu được khái niệm năng động, sáng tạo Chỉ ra được câu tục ngữ,

hành vi thể hiện tinh năng động sáng tạo, làm việc có năng suất, chất lượng và hiệu quả

Trình bày được cách rèn luyện phẩm chất năng động, sáng tạo          
Số câu

Số điểm

Tỉ lệ %

  ½

1

1

4

2

20

½

2

20

        5

5

50

TS câu

TS điểm

Tỉ lệ %

1

0.5

5

1+1/2

3

30

5

2.5

25

½

2

20

  1

2

20

 

 

  9

10

100

 

 

 

Xem thêm: Đề thi học kì 1 Vật lý 9 năm học 2023 – 2024 có đáp án

Theo dõi chúng tôi trênDuong Gia FacebookDuong Gia FacebookDuong Gia TiktokDuong Gia TiktokDuong Gia YoutubeDuong Gia YoutubeDuong Gia GoogleDuong Gia Google
5/5(1
bình chọn
)

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com