Đề thi học kì 1 Sinh học 8 năm học 2023 – 2024 có đáp án

Đề thi mẫu cuối học kì 1 môn Sinh học lớp 8 được biên soạn theo hình thức trắc nghiệm với các cách giải phù hợp với các dạng đề kiểm tra hiện nay giúp học sinh ôn tập hiệu quả, chuẩn bị tốt cho các bài kiểm tra. kiểm tra trong lớp. Cùng chúng tôi tham khảo qua bài viết dưới đây nhé

1. Ma trận đề thi sinh học kì 1:

Chủ đề MỨC ĐỘ Tổng số câu Tổng điểm

(%)

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao
Tự luận Trắc nghiệm Tự luận Trắc nghiệm Tự luận Trắc nghiệm Tự luận Trắc nghiệm Tự luận Trắc nghiệm
1Hệ vận động (6 tiết)   8               8 2

20%

2Hệ tuần hoàn (7 tiết) 1   1 2         2 2 4.5

45%

3Hệ hô hấp (3 tiết)       2     1   1 2 1.5

15%

4Hệ tiêu hóa (5 tiết)         1       1   2

20%

Tổng câu 1 8 1 4 1   1   4 12  
Tổng điểm 2 2 2 1 2   1   7 3  
% điểm số 40% 30% 20% 10% 70% 30% 100%

Xem thêm: Đề thi học kì 1 Địa lý 8 năm học 2023 – 2024 có đáp án

2. Bảng đặc tả đề thi:


Nội dung
Mức độ Yêu cầu cần đạt Số ý TL/số câu hỏi TN Câu hỏi
TL

(số ý)

TN

(số câu)

TL

(số ý)

TN

(số câu)

1Hệ vận động (6 tiết)   8   8
– Bộ xương

– Cấu tạo và tính chất của xương

– Cấu tạo và tính chất của cơ

– Hoạt động của cơ

– Tiến hóa của hệ vận động. Vệ sinh hệ vận động

 

 

 

Nhận biết

 

– Biết về Bộ xương

 

   

5

  C1, C2,

C3, C4,

C5

 

– Biết về hoạt động của cơ

 

  3   C6, C7, C8
2Hệ tuần hoàn (7 tiết) 2 ý (4đ) 2 2 2
– Máu và môi trường trong cơ thể

– Bạch cầu – Miễn dịch

– Đông máu và nguyên tắc truyền máu

– Tuần hoàn máu và lưu thông bạch huyết

– Tim và mạch máu

Nhận biết  

– Biết được hoạt động của bạch cầu

 

1 ý (2đ)   C13  
Thông hiểu – Hiểu được hoạt động của bạch cầu   1   C9
– Hiểu được sự kết dính hồng cầu   1   C10
– Hiểu được mối quan hệ giữa cho và nhận máu 1 ý (2đ)   C14  
3Hệ hô hấp (3 tiết) 1 ý (2đ) 2 1 2
– Hô hấp và cơ quan hô hấp

– Vệ sinh hô hấp

 

 

Thông hiểu

 

– Hiểu về cách vệ sinh hệ hô hấp   2   C11, C12
Vận dụng cao Vận dụng kiến thức về hô hấp giải thích được hiện tượng thực tế 1ý (1đ)   C16  
4Hệ tiêu hóa (5 tiết) 1 ý (2đ)   1  
– Tiêu hóa và cơ quan tiêu hóa

– Tiêu hóa ở khoang miệng

Vận dụng thấp Vận dụng kiến thức về tiêu hóa giải thích hiện tượng thực tế 1 ý (2đ)   C15

Xem thêm: Đề thi học kì 1 Vật lý 8 năm học 2023 – 2024 có đáp án

3. Đề thi sinh học lớp 8 kì 1 năm học 2023 – 2024:

3.1. Đề số 1:

I. TRẮC NGHIỆM: (4 điểm)

Hãy khoanh tròn vào phương án đúng nhất.

Câu 1: Thức ăn được đẩy qua thực quản xuống dạ dày nhờ hoạt động của:

A. Các cơ ở thực quản

B. Sự co bóp của dạ dày

C. Sụn nắp thanh quản

D. Sự tiết nước bọt

Câu 2: Thức ăn được đẩy từ dạ dày xuống ruột nhờ hoạt động nào sau đây?

1. Sự co bóp của cơ vùng tâm vị

3. Sự co bóp của cơ vòng môn vị

3. Sự co bóp của các cơ dạ dày

Phương án đúng là:

A. 1, 2, 3

B. 1, 3

C. 2, 3

D. 1, 2

Câu 3: Ở xương dài, màng xương có chức năng gì?

A. Giúp giảm ma sát khi chuyển động

B. Giúp xương dài ra

C. Giúp xương phát triển to về bề ngang

D. Giúp dự trữ các chất dinh dưỡng

Câu 4: Thành phần nào dưới đây của thức ăn được tiêu hóa trong khoang miệng?

A. 1 phần nước

B. 1 phần Lipit

C. 1 phần tinh bột chín

D. 1 phần Protein

Câu 5: Hệ thần kinh có chức năng nào sau đây

A. Giúp cơ thể di chuyển, vận động

B. Trao đổi khí O2, CO2 với môi trường

C. Biến đổi thức ăn thành các chất cơ thể có thể hấp thụ

D. Điều khiển, điều hòa và phối hợp các hoạt động của các cơ quan.

Câu 6: Cơ sẽ bị duỗi tối đa trong trường hợp nào dưới đây?

A. Mỏi cơ B. Liệt cơ C. Viêm cơ D. Xơ cơ

Câu 7: Về mặt sinh học, câu thành ngữ “nhai kĩ no lâu” có ý nghĩa gì?

A. Nhai kĩ thì ăn được nhiều hơn

B. Nhai kĩ làm thức ăn biến đổi thành những phân tử rất nhỏ, tạo điều kiện cho các enzim phân giải hết thức ăn, do đó có nhiều chất nuôi cơ thể hơn

C. Nhai kĩ thời gian tiết nước bọt lâu hơn

D. Nhai kĩ tạo cho ta cảm giác ăn được nhiều hơn nên no

Câu 8: Đặc điểm nào của ruột non không giúp chúng tăng hiệu quả hấp thụ chất dinh dưỡng?

A. Hệ thống mao mạch máu và mao mạch bạch huyết dày đặc, phân bố tới từng lông ruột

B. Lớp niêm mạc gấp nếp, trên đó là các mào với lông ruột dày đặc giúp làm tăng diện tích bề mặt ruột non lên

C. Kích thước rất dài (2,8 – 3 mét)

D. Thành ruột non trơn, nhẵn giúp cho các chất dinh dưỡng được vận chuyển nhanh hơn.

Câu 9: Cơ thể người được phân chia thành mấy phần? Đó là những phần nào?

A. 3 phần: đầu, thân và chân B. 2 phần: đầu và thân

C. 3 phần: đầu, thân và các chi D. 3 phần: đầu, cổ và thân

Câu 10: Biện pháp nào dưới đây giúp cải thiện tình trạng táo bón?

1. Ăn nhiều rau xanh 2. Hạn chế thức ăn chứa nhiều tinh bột và prôtêin

3. Uống nhiều nước 4. Uống trà đặc

A. 2, 3 B. 1, 3 C. 1, 2 D. 1, 2, 3

Câu 11: Đồng hoá xảy ra quá trình nào dưới đây?

A. Giải phóng năng lượng

B. Tổng hợp chất hữu cơ đơn giản từ những chất hữu cơ phức tạp

C. Tích luỹ năng lượng

D. Phân giải các chất hữu cơ thành các chất vô cơ đơn giản

Câu 12: Để tăng cường khả năng sinh công của cơ và giúp cơ làm việc dẻo dai, chúng ta cần lưu ý điều gì?

A. Tắm nóng, tắm lạnh theo lộ trình phù hợp để tăng cường sức chịu đựng của cơ

B. Chỉ tắm nóng để cơ được thư giãn tuyệt đối

C. Chỉ nên tắm lạnh vì cơ dãn sẽ gây mỏi cơ

D. Lao động nặng thường xuyên để tăng sinh công cho cơ

Câu 13: Thành phần cấu tạo nào của máu chiếm 55% thể tích?

A. Hồng cầu

B. Bạch cầu

C. Huyết tương

D. Tiểu cầu

Câu 14: Trong quá trình trao đổi khí ở phổi, loại khí nào sẽ khuếch tán từ không khí ở phế nang vào máu?

A. Khí nitơ B. Khí cacbônic C. Khí ôxi D. Khí hiđrô

Câu 15: Trong quá trình hô hấp, con người sử dụng khí gì và loại thải ra khí gì?

A. Sử dụng khí nitơ và loại thải khí cacbônic

B. Sử dụng khí cacbônic và loại thải khí ôxi

C. Sử dụng khí ôxi và loại thải khí cacbônic

D. Sử dụng khí ôxi và loại thải khí nitơ

Câu 16: Chất độc nào dưới đây có nhiều trong khói thuốc lá?

A. Hêrôin

B. Côcain

C. Moocphin

D. Nicôtin

II. TỰ LUẬN (6 điểm)

Câu 17 (1,5 điểm): Vacxin là gì? Vì sao người ta có khả năng miễn dịch sau khi được tiêm vacxin hoặc sau khi bị mắc một bệnh nhiễm khuẩn nào đó?

Câu 18 (2 điểm):

a. Là học sinh có nên hút thuốc không? Nếu có bạn đang hút thuốc em có lời khuyên với bạn như thế nào để bạn biết hút thuốc lá có hại cho hệ hô hấp ?

b. Tại sao trong đường dẫn khí của hệ hô hấp đã có những cấu trúc và cơ chế chống bụi, bảo vệ phổi mà khi lao động vệ sinh hay đi đường vẫn cần đeo khẩu trang chống bụi?

Câu 19 (1 điểm): Trao đổi chất giữa cơ thể với môi trường ngoài là gì? Hãy nêu ý nghĩa của nó.

Câu 20 (1 điểm): Trình bày hoạt động tiêu hóa lí học và tiêu hóa hóa học ở khoang miệng.

Câu 21 (0,5 điểm): Để tránh những tác hại do ăn uống không hợp lý và không đúng cách em cần có những biện pháp gì?

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1

I. TRẮC NGHIỆM (4 điểm)

Mỗi câu đúng được 0,25 điểm

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16
A C C C D B B D C C C A C C C D

II. TỰ LUẬN (6 điểm)

Câu Hướng dẫn chấm Điểm
Câu 17

(1,5 điểm)

1. Vacxin:

Là dịch có chứa độc tố của vi khuẩn gây bệnh nào đó đã được làm yếu dùng tiêm vào cơ thể người để tạo ra khả năng miễn dịch bệnh đó.

2. Giải thích:

– Tiêm vacxin tạo khả năng miễn dịch cho cơ thể:

Độc tố của vi khuẩn là kháng nguyên nhưng do đã được làm yếu nên vào cơ thể người không đủ khả năng gây hại. Nhưng nó có tác dụng kích thích tế bào bạch cầu sản xuất ra kháng thể. Kháng thể tạo ra tiếp tục tồn tại trong máu giúp cơ thể miễn dịch được với bệnh ấy.

– Sau khi mắc một bệnh nhiễm khuẩn nào đó cơ thể có khả năng miễn dịch bệnh đó vì: Khi xâm nhập vào cơ thể người, vi khuẩn tiết ra độc tố. Độc tố là kháng thể kích thích tế bào bạch cầu sản xuất ra kháng thể chống lại. Nếu cơ thể sau đó khỏi bệnh thì kháng thể đã có sẵn trong máu giúp cơ thể miễn dịch bệnh đó.

 

0,5đ

 

 

 

0,5 đ

 

 

 

 

 

0,5đ

 

 

 

Câu 18

(2 điểm)

a.

Là học sinh không nên hút thuốc lá vì:

Khi hút thuốc lá:

– Làm tê liệt lớp lông rung phế quản, giảm hiệu quả lọc sạch không khí.

– Có thể gây ung thư phổi.

– HS có thể đưa thêm các tác hại nữa để khuyên bạn …

b.

Đường dẫn khí mặc dù đã có những cấu trúc để chống bụi, tuy nhiên vẫn cần bịt khẩu trang khi lao động hoặc khi ra đường vì:

– Bụi quá nhiều lớp lông mao và lớp dịch nhầy không thể kịp lọc sạch

– Các cấu trúc ngăn bụi của hệ hô hấp chỉ phù hợp với điều kiện không khí bình thường.

– HS có thể bổ xung các dẫn chứng khác.

 

0,25đ

 

0,25 đ

 

0,25 đ

0,25đ

 

0,25 đ

 

0,25 đ

0,25 đ

 

0,25 đ

Câu 19

(1 điểm)

1. Trao đổi chất giữa cơ thể với môi trường ngoài:

– Là hiện tượng cơ thể thường xuyên lấy từ môi trường khí ôxi và những chất cần thiết cho sự tồn tại và phát triển, đồng thời thải từ cơ thể ra môi trường những chất bã sau hoạt động cơ thể và khí CO2.

2. Ý nghĩa của trao đổi chất:

– Nhờ trao đổi chất, cơ thể thường xuyên nhận chất dinh dưỡng để cung cấp cho hoạt động của tế bào, giúp cho cơ thể duy trì sự sống và phát triển bình thường; đồng thời giúp cơ thể đào thải những chất bã, chất độc, tránh sự đầu độc của cơ thể.

 

0,5đ

 

 

 

0,5 đ

Câu 20

(1 điểm)

1. Tiêu hóa lí học:

Được thực hiện dưới tác dụng của răng, lưỡi và các cơ như sau:

– Răng và các cơ nhai: phối hợp cử động để nhai, nghiền, cắt thức ăn và trộn đều thức ăn với dịch nước bọt.

– Lưỡi: Tham gia đảo trộn thức ăn.

2. Tiêu hóa hóa học:

– Do các tuyến nước bọt thực hiện. Các tuyến này tiết ra nước bọt có chứa enzim amilaza.

– Enzim amilaza có tác dụng làm biến đổi một phần tinh bột thành đường mantôzơ.

 

 

0,25 đ

 

0,25 đ

 

0,25 đ

 

0,25 đ

Câu 21

(0,5 điểm)

Biện pháp phòng tránh những tác hại do ăn uống không hợp lí và không đúng cách:

– Thiết lập khẩu phần ăn hợp lí để đảm bảo đủ chất dinh dưỡng và tránh cho cơ quan tiêu hóa phải làm việc quá mức.

– Ăn uống hợp vệ sinh, ăn chậm, nhai kĩ; ăn đúng giờ đúng bữa; hợp khẩu vị; tạo bầu không khí vui vẻ, thoải mái khi ăn. Sau khi ăn cần có thời gian nghỉ ngơi hợp lí để sự tiêu hóa được hiệu quả.

 

 

0,25 đ

 

0,25 đ

3.2. Đề số 2:

I. TRẮC NGHIỆM ( 4 điểm) Hãy khoanh tròn vào phương án đúng nhất.

Câu 1: Cơ quan nào đóng vai trò chủ yếu trong cử động nuốt?

A. Họng B. Thực quản C. Lưỡi D. Khí quản

Câu 2: Các hoạt động tiêu hóa diễn ra ở dạ dày là:

1. Tiết dịch vị.

2. Tiết nước bọt

3. Tạo viên thức ăn

4. Biến đổi lí học của thức ăn: sự co bóp của dạ dày

5. Nuốt

6. Biến đổi hóa học của thức ăn: nhờ các enzyme

7. Đẩy thức ăn xuống ruột.

Những hoạt động tiêu hóa ở dạ dày là:

A. 1, 2, 4, 6 B. 1, 4, 6, 7 C. 2, 4, 5, 7 D. 2, 4, 6, 7

Câu 3: Ở xương dài của trẻ em, bộ phận nào có chứa tủy đỏ ?

A. Mô xương xốp và khoang xương B. Mô xương cứng và mô xương xốp

C. Khoang xương và màng xương D. Màng xương và sụn bọc đầu xương

Câu 4: Loại đường nào dưới đây được hình thành khi chúng ta nhai kĩ cơm?

A. Lactozo B. Glucozo C. Mantozo D. Saccarozo

Câu 5: Hệ cơ quan nào có vai trò thực hiện quá trình sinh sản

A. Hệ sinh dục

B. Hệ hô hấp

C. Hệ tuần hoàn

D. Hệ bài tiết

Câu 6: Trong cử động gập cánh tay, các cơ ở hai bên cánh tay sẽ

A. co duỗi ngẫu nhiên.

B. co duỗi đối kháng.

C. cùng co.

D. cùng duỗi

Câu 7: Khi ta nhai cơm lâu trong miệng thấy có cảm giác ngọt? Vì sao?

A. Vì tinh bột có vị ngọt

B. Vì tinh bột chín được biến đổi một phần thành đường Mantozo nên có vị ngọt

C. Vì tinh bột chín được biến đổi một phần thành đường Lactozo nên có vị ngọt

D. Vì khi nhai lâu tinh bột chín được biến đổi lý học một phần thành đường mantozo nên có vị ngọt.

Câu 8: Các chất dinh dưỡng nào dưới đây hấp thu theo con đường bạch huyết

1. Đường.

2. Lipit đã được lipaza phân giải thành axit béo và glixêrin (khoảng 30%).

3. Axit amin.

4. Các muối khoáng.

5. Nước.

6. Các vitamin tan trong nước

7. Lipit đã được muối mật nhũ tương hoá dưới dạng các giọt nhỏ (70%).

8. Các vitamin tan trong dầu (A, D, E, K).

Phương án đúng là

A. 1, 2 B. 3, 4 C. 5, 6 D. 7, 8

Câu 9: Cơ thể người gồm các phần là

A. Đầu, bụng, chân B. Đầu, chân, tay

C. Đầu, thân, chi D. Thân, chi, các hệ cơ quan

Câu 10: Sau khi ăn thức ăn còn bám ở răng sẽ:

A. Làm cho nước bọt tiết nhiều hơn nên dễ tiêu hóa thức ăn

B. Làm cho nước bọt tiết ít hơn nên khó tiêu hóa thức ăn

C. Tạo môi trường axit phá hủy men răng

D. Tạo môi trường kiềm phá hủy men răng

Câu 11: Chuyển hoá cơ bản là

A. năng lượng tiêu dùng khi cơ thể ở trạng thái lao động cật lực.

B. năng lượng tích luỹ khi cơ thể ở trạng thái lao động cật lực.

C. năng lượng tích luỹ khi cơ thể ở trạng thái hoàn toàn nghỉ ngơi.

D. năng lượng tiêu dùng khi cơ thể ở trạng thái hoàn toàn nghỉ ngơi.

Câu 12: Biên độ co cơ có mối tương quan như thế nào với khối lượng của vật cần di chuyển

A. Biên độ co cơ chỉ phụ thuộc vào khối lượng của vật cần di chuyển mà không chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố khác.

B. Biên độ co cơ không phụ thuộc vào khối lượng của vật cần di chuyển

C. Biên độ co cơ tỉ lệ thuận với khối lượng của vật cần di chuyển

D. Biên độ co cơ tỉ lệ nghịch với khối lượng của vật cần di chuyển

Câu 13: Thành phần cấu tạo nào của máu chiếm 45% thể tích?

A. Huyết tương B. Các tế bào máu C. Hồng cầu D. Bạch cầu

Câu 14: Trong quá trình trao đổi khí ở tế bào, loại khí nào sẽ khuếch tán từ máu vào tế bào

A. Khí nitơ B. Khí cacbônic C. Khí ôxi D. Khí hiđrô

Câu 15: Bộ phận nào dưới đây không thuộc hệ hô hấp?

A. Thanh quản B. Thực quản C. Khí quản D. Phế quản

Câu 16: Loại khí nào dưới đây thường gây viêm, sưng lớp niêm mạc, cản trở trao đổi khí và có thể gây chết người khi dùng với liều cao?

A. N2 B. O2 C. H2 D. NO2

II. TỰ LUẬN

Câu 1. Huyết áp là gì ? Nguyên nhân nào làm cho máu chảy nhanh ở cung động mạch, chậm ở mao mạch ? Điều nàv có ý nghĩa gì ?

Câu 2. Ở dạ dày có những hoạt động tiêu hoá nào?

Câu 3. Vai trò chù yếu của ruột già trong quá trình tiêu hoá là gì?

Câu 4. Muốn nấu thịt mau mềm, người ta thường cho thêm vào trái gì khi nấu thịt? Tại sao?

ĐÁP ÁN

I. TRẮC NGHIỆM 

Mỗi câu đúng được 0,25 điểm

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16
C B A C A D B B C C D D D C B D

II. TỰ LUẬN

Câu 1.

* Huyết áp là áp lực của máu lên thành mạch do tâm thất co và dãn, có huyết áp tối đa và huyết áp tối thiểu. Càng chảy về gần tim thì huyết áp càng giảm. Huyết áp là chỉ số biểu thị sức khỏe.

*Nguyên nhân: Do sự giảm dần của huyết áp. Nhờ chảy nhanh trong động mạch, máu tới các cư quan được kịp thời, tại các tế bào của cơ quan, máu chảy chậm giúp cho sự trao đổi chất diễn ra đầy đủ.

Câu 2. Ở dạ dày diễn ra các hoạt động tiêu hoá sau:

+ Tiết dịch vị

+ Biến đổi lí học của thức ăn

+ Biển đổi hoá học của thức ăn

+ Đẩy thức ăn từ dạ dày xuống ruột

Câu 3. Vai trò chủ yếu của ruột già trong, quá trình tiêu hoá là:

+ Hấp thu thêm phần nước còn cần cho cơ thể

+ Thải phân ra môi trường ngoài.

Câu 4. Muốn nấu thịt mau mềm, người ta thường cho thêm trái đu đủ non vào nấu cùng với thịt. Vì trong trái đu đủ non có pepsin là một enzim có tác dụng phản cắt protein (enzim pepsin cùng có ở dạ dày).

Xem thêm: Đề thi học kì 1 Lịch sử 8 năm học 2023 – 2024 có đáp án

Theo dõi chúng tôi trênDuong Gia FacebookDuong Gia FacebookDuong Gia TiktokDuong Gia TiktokDuong Gia YoutubeDuong Gia YoutubeDuong Gia GoogleDuong Gia Google
5/5(1
bình chọn
)

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com