Outsource là gì? - Biểu mẫu
Văn Phòng Luật LVN
Trang chủ - ACC - Outsource là gì?

Outsource là gì?

Outsource là gì?

1. Định nghĩa

Outsource hay Outsourcing được dịch là “thuê ngoài”, đây là hành động doanh nghiệp thuê đơn vị ngoài để thực hiện các nhiệm vụ, dự án hoặc sản xuất sản phẩm theo yêu cầu riêng của doanh nghiệp. Công ty, tổ chức được thuê thường có trình độ chuyên môn cao, gửi tới dịch vụ hàng đầu trong lĩnh vực. Phương án này thường được doanh nghiệp lựa chọn khi không có đủ nguồn lực để thực hiện tốt công việc hoặc muốn tiết kiệm chi phí sản xuất, vận hành.

2. Phân biệt Insourcing và Outsourcing

Trái ngược với Outsourcing, Insourcing là hoạt động doanh nghiệp giao nhiệm vụ, ủy quyền cho một bộ phận bên trong doanh nghiệp. Bộ phần này tách biệt với các bộ phận khác và tập trung thực hiện một công việc chuyên môn. Còn Outsourcing thì không sử dụng đến nguồn lực nội tại của doanh nghiệp mà thuê các đơn vị bên ngoài, không thuộc quyền quản lý của doanh nghiệp. Việc lựa chọn một trong hai phương pháp này tùy thuộc vào nguồn lực, tình hình tài chính và mục tiêu của từng doanh nghiệp.

II. Sự hình thành và phát triển Outsource

Được tiến hành lần đầu tiên vào năm 1989, Outsourcing được xem như một chiến lược kinh doanh chính thức, thuê bên thứ ba để thực hiện công việc mà doanh nghiệp trước đây thường tự làm. Sau đó, cách thức Outsourcing đã trở nên phổ biến trong hoạt động của các doanh nghiệp trong suốt thập kỷ 90.

Hình thức này cũng gây ra nhiều ý kiến trái chiều từ các chuyên gia. Một số chuyên gia Không đồng ý với ý kiến Outsourcing thúc đẩy doanh nghiệp phân bổ nguồn lực hợp lý, họ cho rằng cách thức này gây ra tình trạng thiếu việc làm cho người lao động trong nước vì các doanh nghiệp có xu hướng thuê đơn vị chuyên môn nước ngoài. Tuy nhiên cho đến nay, Outsourcing vẫn luôn là một phương pháp kinh doanh được rất nhiều doanh nghiệp sử dụng để nâng cao năng suất, chất lượng công việc.

Tuyển dụng có thể bạn quan tâm, việc làm Marketing:

– Nhân viên Content sản phẩm Bách Hóa Xanh

– Nhân viên Biên Tập Hình Ảnh Media

III. Ưu – nhược điểm của Outsource

1. Ưu điểm

– Chuyên môn hóa cao: các công ty Outsource thường chỉ tập trung vào một mảng duy nhất và phát triển năng lực tốt nhất trong mảng đó, ví dụ content tuyển dụng hay tuyển dụng logistics,… Vì vậy trình độ và kinh nghiệm của họ sẽ đem lại hiệu quả tốt nhất cho doanh nghiệp hơn là chuyên viên nội bộ. Doanh nghiệp khi thuê ngoài có thể tập trung cho các nhiệm vụ khác cần thiết hơn.

– Giảm thiểu tối đa chi phí vận hành: chi phí khi doanh nghiệp thuê ngoài thường thấp hơn chi phí đào tạo, hỗ trợ cho chuyên viên nội bộ thực hiện công việc. Lý do là vì các công ty Outsource đã trang bị sẵn các thiết bị, nguồn lực liên quan để thực hiện công việc, không tốn thêm chi phí đầu tư. Bên cạnh đó, doanh nghiệp khi thuê ngoài không có nghĩa vụ phải chi trả các phí như bảo hiểm, lương thưởng như chuyên viên nội bộ.

– Tiếp cận nguồn công nghệ hiện đại: đối với các doanh nghiệp hoạt động liên quan đến công nghệ thì việc cập nhật, tiếp cận công nghệ mới nhất là vô cùng cần thiết. Tuy nhiên, để đầu tư cho công nghệ mới thì vô cùng tốn kém. Do đó, Outsourcing giúp cho doanh nghiệp có thể tiếp cận được công nghệ nhờ vào sự trợ giúp từ các nguồn lực bên ngoài mà không tốn quá nhiều chi phí.

– Nâng cao hiệu suất lao động: việc sử dụng nguồn lực bên ngoài có thể giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian, tập trung các công việc cần thiết, có tính bảo mật cao cho chuyên viên nội bộ. Cả hai bên đều thực hiện song song công việc sẽ giúp doanh nghiệp nâng cao năng suất lao động, kịp tiến độ của kế hoạch chung.

– Tiết kiệm không gian công tác: vì công ty Outsource hoạt động hoàn toàn độc lập với doanh nghiệp nên khi thuê, doanh nghiệp không cần trang bị bất kỳ không gian hay thiết bị nào thêm cho họ. Điều này càng có lợi cho các công ty có diện tích không quá lớn, thay vì thuê thêm chuyên viên nội bộ và sắp xếp chỗ công tác thì có thể lựa chọn Outsource mà không cần chuẩn bị gì.

– Đảm bảo công việc vận hành hiệu quả: vì doanh nghiệp và công ty Outsource công tác theo hợp đồng nên cả hai bên phải đảm bảo thực hiện đúng các thỏa thuận. Trong đó, công ty được thuê phải hoàn thành đúng thời gian, chất lượng công việc được giao, nếu thực hiện sai thì phải bồi thường theo hợp đồng. Do đó, doanh nghiệp có thể yên tâm hơn vì các đơn vị ngoài sẽ không muốn phải mất khoản tiền bồi thường mà sẽ cố gắng đảm bảo công việc hoàn thành tốt nhất.

– Tâm lý: việc doanh nghiệp thuê ngoài có thể xuất phát từ lý do nguồn lực nội bộ của doanh nghiệp chưa đủ giỏi. Vì vậy, khi doanh nghiệp quyết định thuê đơn vị bên ngoài thì chuyên viên có thể sẽ suy nghĩ lại về năng lực, trình độ của bản thân để cố gắng phát triển bản thân hơn. Điều đó là một dấu hiệu tích cực giúp nhân lực của doanh nghiệp càng trở nên vững mạnh hơn.

2. Nhược điểm

– Vấn đề bảo mật: thông tin bảo mật là vấn đề mà các doanh nghiệp thường lo lắng nhất khi lựa chọn cách thức Outsource. Tuy đã cam kết không sử dụng và tiết lộ thông tin doanh nghiệp nhưng vẫn không đảm bảo hoàn toàn là công ty được thuê sẽ âm thầm sử dụng hoặc bán thông tin cho các đối thủ của doanh nghiệp được không.

– Trách nhiệm: trên thực tiễn, không phải công ty nào cũng có trách nhiệm và cố gắng làm tốt nhiệm vụ. Một số công ty Outsource không thực hiện công việc đúng thời hạn được giao hoặc công tác thiếu trách nhiệm làm ảnh hưởng đến tiến độ và chất lượng công việc của doanh nghiệp. Vì vậy, doanh nghiệp cần cẩn thận trong việc lựa chọn công ty khi quyết định thuê ngoài.

– Chất lượng: trong giai đoạn chuyển giao công việc từ doanh nghiệp sang đơn vị thuê ngoài, một số trường hợp công ty thuê ngoài chưa hiểu được hết mục đích và nội dung công việc. Dẫn đến thực hiện công việc chưa đúng theo yêu cầu doanh nghiệp, khiến chất lượng công việc bị giảm sút.

– Chi phí thuê: tuy thuê ngoài thường có chi phí thấp hơn là nội bộ doanh nghiệp thực hiện công việc. Nhưng trong một số trường hợp công ty được thuê phát sinh nhiều chi phí thêm trong quá trình thực hiện. Nếu hợp đồng giữa hai bên không chặt chẽ thì bên thuê có thể phải chi trả thêm nhiều chi phí không mong muốn.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com