Tỷ lệ quy đổi tính thuế tài nguyên

Theo Thông tư 38/2017/TT0BTNMT

1. Xác định giá tính tiền cấp quyền khai thác khoáng sản

1. Công thức xác định giá tính tiền cấp quyền khai thác khoáng sản (G):

G = Gtn x K

Trong đó:

a) G là giá tính tiền cấp quyền khai thác khoáng sản được xác định trên cơ sở quy đổi từ giá tính thuế tài nguyên theo hướng dẫn của pháp luật về thuế tài nguyên tại thời gian tính tiền cấp quyền khai thác khoáng sản (đơn vị tính là đồng/đơn vị trữ lượng);

b) Gtn là giá tính thuế tài nguyên do Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi tắt là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) ban hành có hiệu lực tại thời gian tính tiền cấp quyền khai thác khoáng sản (đơn vị tính là đồng/đơn vị sản phẩm tài nguyên);

c) Kqđ là hệ số quy đổi được xác định từ giá tính thuế tài nguyên (đơn vị là đồng/đơn vị sản phẩm tài nguyên) sang giá tính tiền cấp quyền khai thác khoáng sản (đơn vị là đồng/đơn vị trữ lượng).

2. Nguyên tắc xác định hệ số quy đổi K:

a) Hệ số quy đổi Kqđ được xác định phụ thuộc vào chất lượng khoáng sản hoặc giá tính thuế tài nguyên (Gtn) quy định tại điểm b khoản 1 Điều này hoặc hệ số nở rời (Hn) quy định tại điểm e khoản 3 Điều này;

b) Các trường hợp phải xác định hệ số quy đổi K được quy định tại Điều 4 Thông tư này; trường hợp áp dụng hệ số quy đổi Kqđ bằng 1 (Kqđ = 1) được quy định tại Điều 5 Thông tư này;

c) Việc xác định hệ số quy đổi K đối với từng nhóm, loại khoáng sản thực hiện theo hướng dẫn tại Điều 6, Điều 7 Thông tư này;

d) Hệ số quy đổi Kqđ được làm tròn và lấy đến số thập phân thứ ba;

Ví dụ: K = 0,2532133, được làm tròn K = 0,253.

đ) Các thông số khi xác định hệ số quy đổi Kqđ được quy định tại khoản 3 Điều này.

2. Các thông số khi xác định hệ số quy đổi K bao gồm

a) Cm là hàm lượng kim loại trung bình trong mỏ được xác định bằng tổng trữ lượng kim loại chia (:) cho tổng trữ lượng quặng kim loại được ghi trong Quyết định do Hội đồng đánh giá trữ lượng khoáng sản quốc gia hoặc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt hoặc trong báo cáo kết quả thăm dò khoáng sản, cụ thể theo công thức:

Cm = Qkl : Qq

Trong đó:

– Qkl là tổng trữ lượng kim loại được phê duyệt;

– Qq là tổng trữ lượng quặng kim loại ghi trong quyết định phê duyệt hoặc trong báo cáo kết quả thăm dò khoáng sản.

Ví dụ: Quyết định phê duyệt trữ lượng ghi là 1.936.000 (tấn) quặng đồng nguyên khai tương ứng với trữ lượng kim loại Cu là 20.659 (tấn). Căn cứ công thức nêu trên, hàm lượng Cm được tính như sau:

Cm = 20.659 (tấn) : 1.936.000 (tấn) x 100% ≈ 1,067% (đã làm tròn)

b) Cmax là hàm lượng kim loại lớn nhất được quy định trong bảng giá tính thuế tài nguyên do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành;

c) Cmin là hàm lượng kim loại nhỏ nhất được quy định trong bảng giá tính thuế tài nguyên do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành;

d) C là hàm lượng kim loại được quy định trong bảng giá tính thuế tài nguyên do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành;

đ) Ctq là hàm lượng trung bình của kim loại trong tinh quặng để xác định giá tính thuế tài nguyên;

e) Hn là hệ số nở rời để chuyển đổi thể tích từ trạng thái tự nhiên (khoáng sản chưa khai thác trong lòng đất) sang trạng thái nguyên khai (khoáng sản nguyên khai) được xác định theo đặc tính cơ lý của từng loại, nhóm khoáng sản và được làm tròn đến số thập phân thứ ba;

Ví dụ: Hn = 1,475128, được làm tròn Hn = 1,475.

g) D là thể trọng tự nhiên của khoáng sản (khối lượng khoáng sản ở trạng thái tự nhiên trên một đơn vị thể tích) được xác định trong báo cáo kết quả thăm dò khoáng sản đã được phê duyệt.

3. Trường hợp phải xác định hệ số quy đổi K

1. Giá tính thuế tài nguyên do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành không có mức giá đối với khoáng sản nguyên khai (khoáng sản sau khai thác).

2. Giá tính thuế tài nguyên do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành có mức giá đối với khoáng sản nguyên khai (khoáng sản sau khai thác) nhưng có đơn vị tính (thứ nguyên) không cùng đơn vị tính với đơn vị trữ lượng khoáng sản được cấp phép.

Ví dụ: Trữ lượng khoáng sản cấp phép khai thác (trong lòng đất) có đơn vị là m3 (hoặc tấn), trong khi khoáng sản nguyên khai sau khai thác (đã nở rời) có đơn vị là m3.

4. Trường hợp áp dụng hệ số quy đổi K bằng 1 (K = 1)

Hệ số quy đổi K bằng 1 (K = 1) được áp dụng trong các trường hợp sau:

1. Giá tính thuế tài nguyên do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành có mức giá đối với khoáng sản nguyên khai (khoáng sản sau khai thác).

Ví dụ: đá khối làm ốp lát; các loại nước khoáng; than sạch trong nguyên khai; cao lanh nguyên khai.

2. Giá tính thuế tài nguyên do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành có mức giá theo quặng kim loại tương ứng với trữ lượng khoáng sản được cấp ghi trong Giấy phép khai thác khoáng sản là quặng kim loại.

Cách xác định giá tính tiền cấp quyền khai thác khoáng sản cho trường hợp này được quy định cụ thể tại điểm a khoản 1 Điều 6 Thông tư này.

5. Xác định hệ số quy đổi Kqđ đối với nhóm khoáng sản kim loại

1. Công thức xác định hệ số quy đổi K đối với các trường hợp giá tính thuế tài nguyên do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành theo khoảng hàm lượng quặng kim loại:

a) Trường hợp hàm lượng kim loại thực tiễn trung bình trong mỏ (Cm) nằm trong các khoảng hàm lượng quặng kim loại đó thì giá tính tiền cấp quyền khai thác khoáng sản bằng (=) giá tính thuế tài nguyên đã ban hành tương ứng ở khoảng hàm lượng quặng kim loại này, cụ thể theo công thức sau:

Kqđ = 1

Ví dụ: giá tính thuế tài nguyên do tỉnh TN được ban hành theo các khoảng hàm lượng quặng sunfua chì – kẽm (Pb + Zn) như sau:

Bảng 1

Sau khi xác định Cm theo hướng dẫn tại điểm a khoản 3 Điều 3 Thông tư này, nếu mỏ A1 có hàm lượng kim loại sunfua chì – kẽm trung bình trong mỏ Cm = 16,8% (Pb + Zn) thì giá tính tiền cấp quyền khai thác khoáng sản được lấy đúng bằng giá tính thuế tài nguyên trong khoảng hàm lượng quặng sunfua chì – kẽm (Pb + Zn) từ 15% đến 20% là 1.500.000 đồng/tấn (Mục 3 Bảng 1 nêu trên); tương tự nếu mỏ A2 có hàm lượng kim loại sunfua chì – kẽm trung bình trong mỏ Cm = 24,5% (Pb + Zn) thì giá tính tiền cấp quyền khai thác khoáng sản được lấy đúng bằng giá tính thuế tài nguyên trong khoảng hàm lượng quặng sunfua chì – kẽm (Pb + Zn) từ 20% đến 25% là 2.500.000 đồng/tấn (Mục 4 Bảng 1 nêu trên).

b) Trường hợp hàm lượng thực tiễn kim loại trung bình trong mỏ theo quyết định phê duyệt trữ lượng (Cm) lớn hơn hàm lượng quặng kim loại lớn nhất (Cmax) được quy định trong bảng giá tính thuế tài nguyên thì hệ số quy đổi K được xác định bằng hàm lượng thực tiễn kim loại trung bình (Cm) chia (:) cho hàm lượng quặng kim loại lớn nhất (Cmax), cụ thể theo công thức:

K = Cm : Cmax

Ví dụ: Theo quyết định phê duyệt trữ lượng, mỏ B có hàm lượng thực tiễn kim loại sunfua chì – kẽm (Pb + Zn) trung bình là Cm = 26%; trong khi tại bảng giá tính thuế tài nguyên do tỉnh TN ban hành có hàm lượng quặng sunfua chì – kẽm (Pb + Zn) lớn nhất là 25% (Mục 5 Bảng 1 nêu trên). Khi đó hệ số K được xác định là:

K = 26% (Cm) :  25% (Cmax) = 1,040

c) Trường hợp hàm lượng kim loại thực tiễn trung bình trong mỏ theo quyết định phê duyệt trữ lượng (Cm) nhỏ hơn hàm lượng quặng kim loại nhỏ nhất (Cmin) được quy định trong bảng giá tính thuế tài nguyên thì hệ số quy đổi K xác định bằng hàm lượng kim loại thực tiễn trung bình (Cm) chia (:) cho hàm lượng quặng kim loại nhỏ nhất (Cmin), cụ thể theo công thức:

K = Cm : Cmin

Ví dụ: Theo quyết định phê duyệt trữ lượng, mỏ X có hàm lượng thực tiễn kim loại sunfua chì – kẽm (Pb + Zn) trung bình Cm = 8%, trong khi tại bảng giá tính thuế tài nguyên của tỉnh TN ban hành có hàm lượng quặng sunfua chì – kẽm (Pb + Zn) nhỏ nhất là 10% (Mục 1 Bảng 1 nêu trên). Khi đó hệ số K được xác định là:

K = 8% (Cm) : 10% (Cmin) = 0,800

2. Trường hợp giá tính thuế tài nguyên do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành chỉ quy định mức giá duy nhất cho một giá trị hàm lượng quặng kim loại (C) thì hệ số quy đổi K xác định bằng hàm lượng kim loại thực tiễn trung bình (Cm) chia (:) cho hàm lượng quặng kim loại (C), cụ thể theo công thức:

K = Cm : C

Ví dụ: Theo quyết định phê duyệt trữ lượng, mỏ D có hàm lượng kim loại thiếc (Sn) thực tiễn trung bình trong mỏ là Cm = 0,41%, trong khi bảng giá tính thuế tài nguyên của tỉnh NA ban hành được quy về hàm lượng quặng kim loại thiếc (Sn) là 70%. Khi đó hệ số quy đổi K được xác định là:

K = 0,41% (Cm) : 70% (C) = 0,006 (làm tròn)

3. Trường hợp giá tính thuế tài nguyên do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành theo tinh quặng kim loại thì hệ số quy đổi K xác định bằng hàm lượng kim loại thực tiễn trung bình (Cm) chia (:) cho hàm lượng trung bình của kim loại trong tinh quặng (Ctq), cụ thể theo công thức:

K = Cm : Ctq

Ví dụ : quặng đồng mỏ E có hàm lượng trung bình trong mỏ là Cm = 1,2% Cu, trong khi bảng giá tính thuế tài nguyên của tỉnh YB ban hành theo tinh quặng đồng (Cu) có hàm lượng trung bình là Ctq = 25,6%. Khi đó hệ số quy đổi K được xác định là:

K = 1,2% (Cm) : 25,6% (Ctq) = 0,047 (làm tròn)

4. Trường hợp giá tính thuế tài nguyên do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành cho nhiều kim loại, tinh quặng hoặc hợp phần có ích thì công thức xác định hệ số quy đổi K được xác định tương tự đối với mỗi một kim loại hoặc hợp phần có ích quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều này.

Ví dụ: Mỏ wonfram – đa kim được cấp phép khai thác Wolfram, Flourspar, Đồng, Bismut, bảng giá tính thuế tài nguyên có giá xác định theo tinh quặng đối với Wolfram, Flourspar, Đồng và giá theo kim loại đối với Bismut. Khi đó hệ số quy đổi K theo từng hợp phần có ích được xác định theo Bảng 2 dưới đây:

Bảng 2

6. Xác định hệ số quy đổi K đối với nhóm khoáng sản không kim loại

1. Công thức xác định hệ số quy đổi Kqđ đối với trường hợp giá tính thuế tài nguyên do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành là giá khoáng sản nguyên khai nhưng có đơn vị tính (thứ nguyên) không cùng đơn vị tính với đơn vị trữ lượng:

a) Giá tính thuế tài nguyên là giá khoáng sản nguyên khai có đơn vị là đồng/m(msau khai thác), trong khi đơn vị trữ lượng cấp phép khai thác là m(mtrong lòng đất), hệ số quy đổi Kqđ  được xác định theo công thức sau:

Kqđ = Hn

Ví dụ: đối với đá làm vật liệu xây dựng thông thường là khoáng sản rắn khi khai thác phải nổ mìn (đá cứng đã nổ mìn tơi), trong khi tại Phụ lục C – Bảng C1 – Hệ số chuyển thể tích từ đất tự nhiên sang đất tơi, Tiêu chuẩn Quốc gia số TCVN 4447 : 2012, hệ số Hcó giá trị trung bình bằng 1,475. Khi đó hệ số quy đổi K được xác định là:

K = Hn =1,475

b) Giá tính thuế tài nguyên là giá khoáng sản nguyên khai có đơn vị là đồng/m3 (m3 sau khai thác), trong khi đơn vị trữ lượng cấp phép là tấn (tấn trong lòng đất), hệ số quy đổi K được xác định theo công thức sau:

K = Hn : D

Ví dụ: theo Báo cáo kết quả thăm dò khoáng sản đã được phê duyệt, mỏ đá vôi xi măng có thể trọng tự nhiên là D = 2,68, trong khi hệ số nở rời đối với đá vôi xi măng (đá cứng đã nổ mìn tơi) là Hn = 1,475. Khi đó hệ số quy đổi Kqđ được xác định là:

Kqđ = Hn : D = 1,475 : 2,68 = 0,550 (làm tròn)

2. Công thức xác định hệ số quy đổi K đối với trường hợp giá tính thuế tài nguyên do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành cho khoáng sản không kim loại theo hợp phần có ích là tỷ lệ phần trăm được xác định tương tự quy định tại khoản 2 Điều 6 Thông tư này.

Ví dụ: Mỏ cao lanh – pyrophilit có hàm lượng Al2Otrung bình thực tiễn theo quyết định phê duyệt trữ lượng là Cm = 20,16%, trong khi bảng giá tính thuế tài nguyên của tỉnh QN ban hành đối với đá caolanh – pyrophilit có hàm lượng Al2O3< 25% (C). Khi đó hệ số quy đổi K được xác định là:

K = 20,16% (Cm) : 25% (C) = 0,806 (làm tròn)

3. Hệ số nở rời Hn trong các công thức xác định K quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều này được xác định trong Báo cáo kết quả thăm dò khoáng sản được đơn vị nhà nước có thẩm quyền phê duyệt trữ lượng khoáng sản; trong trường hợp khu vực được cấp phép khai thác khoáng sản mà không có hệ số nở rời thì áp dụng theo Tiêu chuẩn Quốc gia số TCVN 4447 : 2012 do Bộ Khoa học và Công nghệ công bố tại Phụ lục C – Bảng C1 – Hệ số chuyển thể tích từ đất tự nhiên sang đất tơi.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com