Cải cách hành chính là tất yếu

Ngày nay, cải cách hành chính (CCHC) là vấn đề mang tính toàn cầu,  các nước đang phát triển và các nước phát triển đều xem cải cách hành chính như một động lực mạnh mẽ để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, phát triển dân chủ và các mặt khác của đời sống xã hội. Ở Việt Nam, cuộc CCHC được thực hiện từng bước thận trọng và đã thu được nhiều kết quả đáng khích lệ. CCHC đang thể hiện rõ vai trò cần thiết của mình trong việc đẩy nhanh sự phát triển đất nước. Có thể khẳng định rằng CCHC là một đòi hỏi tất yếu.

CCHC là quá trình cải biến có kế hoạch cụ thể để đạt mục tiêu hoàn thiện một hay một số nội dung của nền hành chính nhà nước (thể chế, bộ máy, chuẩn hóa đội ngũ cán bộ, công chức, tài chính công, …) nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lí hành chính nhà nước; xây dựng nền hành chính công hiệu lực, hiệu quả, hiện đại có tính kế thừa.

Việc CCHC xuất phát từ những yêu cầu thực tiễn đặc ra trong đời sống xã hội phải có sự thay đổi trong bộ máy hành chính nhằm đáp ứng cho sự phát triển của xã hội phải đáp ứng các yêu cầu sau:

1. Những yếu tố thúc đẩy việc CCHC ở cơ sở trở thành nhu cầu cấp thiết trong giai đoạn hiện nay.

Yêu cầu phát triển kinh tế xã hội ở cơ sở: sự phát triển của các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ đòi hỏi chính quyền cơ sở không chỉ đảm bảo an sinh xã hội, an ninh trên địa bàn, … mà còn phải quản lí kinh tế, tổ chức các dịch vụ công, tham gia thẩm định, đánh giá các dự án đầu tư, …đòi hỏi chính quyền phải cải cách tổ chức, phương thức hoạt động.

Chính quyền cơ sở (CQCS) có vai trò ngày càng cần thiết trong bộ máy nhà nước: do đây là nơi tiếp xúc trực tiếp với dân, triển khai các chủ trương, chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước, trực tiếp giải quyết các công việc có ý nghĩa thiết thực nhất đến đời sống người dân. Vì vậy việc phân cấp cho CQCS là cần thiết, CQCS phải tiến hành cải cách toàn diện để hoàn thành nhiệm vụ của mình.

Xu hướng tăng cường dân chủ trục tiếp ở cơ sở và phát huy vai trò của cộng đồng trong quản lí nhà nước: CQCS là người uỷ quyền cho Nhà nước tiếp xúc trực tiếp với nhân dân, chịu sự giám sát của nhân dân, tổ chức nhân dân tham gia trực tiếp các công việc ở địa phương. Do vậy, CQCS phải cải cách để đảm bảo hoạt động theo quy trình, thủ tục đơn giản, rõ ràng, công khai, minh bạch và tiết kiệm.

Yêu cầu hội nhập quốc tế: Nhiều nội dung hoạt động gắn với các chủ thể có yếu tố nước ngoài như: hôn nhân, kinh doanh,… đòi hỏi phải hiện đại hóa trụ sở, phương tiện là việc của CQCS.

2. Những thách thức về tổ chức bộ máy và  năng lực của chính quyền cơ sở:

– Về thể chế, vai trò của CQCS được tăng cường nhưng quyền hạn chưa cụ thể và tương xứng. Tổ chức và hoạt động của CQCS chậm đổi mới.

– Các nguồn lực của CQCS như: chính sách, chế độ, kinh phí còn thấp.

– Năng lực của đội ngũ cán bộ công chức cấp xã chưa đáp ứng được yêu cầu.

3. Về một số thuận lợi:

Việc CCHC diễn ra trong điều kiện, hoàn cảnh Đảng, Nhà nước, nhân dân ta tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân, vì dân nên nhận được sự quan tâm, chỉ đạo, lãnh đạo, điều hành của các cấp ủy Đảng và chính quyền.

Việc cải cách bộ máy NN và CCHC có những chuyển biến tích cực.

Thể chế hành chính ngày càng hoàn thiện.

Bộ máy Nhà nước từ TW đến địa phương từng bước được cải cách và hoàn thiện.

Trình độ, năng lực chuyên môn của đội ngũ CBCC được nâng cao, đáp ứng yêu cầu thực tiễn.

Ngày càng có sự quan tâm, đồng thuận của cbộ, công chức và nhdân.

Phương tiện, máy móc thiết bị được trang bị ngày càng hiện đại cùng với sự hỗ trợ về kinh nghiệm qlý, khoa học kỹ thuật của các nước tiên tiến trên TG.

Về một số khó khăn:

Hệ thống thể chế, pháp luật còn nhiều bất cập.

Về nhân sự: trình độ cán bộ, công chức làm công tác CCHC đã được nâng cao, tuy nhiên vẫn còn 1 bộ phận không nhỏ cán bộ, công chức năng lực chưa đáp ứng được yêu cầu nhvụ.

Sức ỳ của cán bộ, công chức còn nặng nề; tư duy, tác phong, phong cách công tác còn nhiều hạn chế, bị động, tư tưởng uy quyền, ỷ lại. Một số ít cbộ, công chức vì tư lợi của cá nhân gây phiền hà, sách nhiễu nhdân.

Bộ máy NN đã được cải cách nhưng vẫn còn hạn chế, cồng kềnh, chồng chéo chức năng, nhiệm vụ.

Thủ tục hành chính tuy có chuyển biến nhưng vẫn còn nhiều vướng mắt, rườm rà gây khó khăn cho người dân.

4. Giải pháp:

Cải cách thủ tục hành chính gọn nhẹ, giảm phiền hà cho người dân.

Tăng cường ctác qlý cbộ, công chức; thường xuyên sinh hoạt tư tưởng, nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của đội ngũ cbộ, công chức trong thực thi công vụ.

Chuẩn hóa đội ngũ cbộ, công chức. Nâng cao trình độ, năng lực chuyên môn; đạo đức, tư tưởng cbộ, công chức; đạo đức công vụ.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com