Cải cách hành chính từ năm nào

1. Thể chế hành chính nhà nước được xây dựng và triển khai thực hiện có hiệu quả

Hệ thống thể chế hành chính nhà nước luôn được quan tâm xây dựng và hoàn thiện, chất lượng ngày càng được được nâng cao; trước hết là thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Chính phủ thường xuyên quan tâm chỉ đạo các bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các địa phương xây dựng các thể chế thuộc phạm vi quản lý, chú trọng hoàn thiện thể chế về kinh tế, quyền sở hữu, quyền tự do kinh doanh, nông nghiệp, nông thôn, tài nguyên và môi trường, tổ chức bộ máy hành chính nhà nước, cán bộ, công chức, viên chức (CBCCVC) và nhiều lĩnh vực khác của đời sống kinh tế – xã hội.

Qua hoàn thiện thể chế hành chính, chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền và trách nhiệm của từng đơn vị hành chính được phân định rõ ràng, khắc phục sự chồng chéo, trùng lắp về chức năng, nhiệm vụ; phân định rõ hoạt động của đơn vị hành chính với doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp thực hiện dịch vụ công. Thể chế về mối quan hệ giữa Nhà nước với người dân được quan tâm hoàn thiện và triển khai thực hiện, bảo đảm quyền, nghĩa vụ của người dân trong việc tham gia xây dựng bộ máy nhà nước. Căn cứ hóa Hiến pháp năm 2013, Chính phủ đã trình Quốc hội ban hành các đạo luật đề cao các quyền con người, quyền tự do, dân chủ của công dân trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, phù hợp với các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

Kết quả công tác xây dựng thể chế hành chính đã có tác động tích cực và sâu rộng tới đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nước, tăng cường quốc phòng, an ninh, hội nhập quốc tế và góp phần bảo vệ, bảo đảm tốt hơn quyền con người, quyền công dân. Trong gần 30 năm qua, hệ thống thể chế hành chính đã góp phần cần thiết vào nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, khơi thông và giải phóng các nguồn lực để tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế – xã  hội; hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy, nâng cao chất lượng đội ngũ CBCCVC…

2. Thủ tục hành chính đã chuyển biến căn bản theo hướng công khai, đơn giản và thuận tiện

Cải cách TTHC là một trong các nội dung được Chính phủ đặc biệt quan tâm chỉ đạo thường xuyên, sâu sát và quyết liệt. Việc đơn giản hóa TTHC gắn với việc thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông được triển khai quyết liệt trong giai đoạn 2001-2010 và 2011-2020 đã đạt được những kết quả tốt đẹp, mang lại hiệu quả cao. Cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông, Trung tâm phục vụ hành chính công, Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả tập trung cấp tỉnh, cấp huyện được triển khai ở các địa phương với nhiều đổi mới về phương thức hoạt động, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, tạo sự chuyển biến rõ nét trong giải quyết TTHC đối với người dân, doanh nghiệp. Các nội dung gắn kết đồng bộ giữa cải cách TTHC và xây dựng chính phủ điện tử cũng tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp tiếp cận với đơn vị hành chính nhà nước. Việc thực hiện cơ chế một cửa quốc gia và kết nối kỹ thuật một cửa ASEAN đối với một số lĩnh vực đã được các bộ, ngành triển khai mạnh mẽ. Số lượng, chất lượng và hiệu quả cung ứng, giải quyết dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4 tại các bộ, ngành, địa phương ngày càng được nâng cao, với số lượng hồ sơ TTHC được xử lý trực tuyến ngày càng tăng.

Thủ tục hành chính trong các lĩnh vực đất đai, xây dựng, hộ tịch, hộ khẩu, đầu tư, đăng ký doanh nghiệp, hải quan, thuế, kho bạc, xuất nhập khẩu v.v… được rà soát nhiều lần để loại bỏ những thủ tục rườm rà, phức tạp, tạo lập niềm tin của người dân và doanh nghiệp vào hoạt động phục vụ của các đơn vị công quyền. Việc rà soát, đơn giản hóa TTHC, đánh giá tác động của TTHC, kiểm tra cải cách TTHC… được các bộ, ngành và địa phương nghiêm túc thực hiện; kiểm soát chặt chẽ việc ban hành TTHC mới, đảm bảo đơn giản, rõ quy trình, dễ hiểu, dễ thực hiện. Hầu hết TTHC được niêm yết công khai tại nơi tiếp nhận, giải quyết, công khai trên Cổng thông tin điện tử của bộ, ngành, địa phương và Cơ sở dữ liệu quốc gia về TTHC theo hướng dẫn, tạo thuận lợi cho cá nhân, tổ chức truy cập nghiên cứu, thực hiện thuận tiện, chính xác.

Một số bộ, ngành, địa phương có những sáng kiến nổi bật, như Đề án thực hiện liên thông các TTHC: đăng ký khai tử, xóa đăng ký thường trú, hưởng chế độ tử tuất/hỗ trợ chi phí mai táng/hưởng mai táng phí; giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin để đơn giản hóa quy định TTHC trong việc cấp, quản lý, sử dụng thẻ bảo hiểm y tế và quản lý khám, chữa bệnh, thanh toán bảo hiểm y tế; chuẩn hóa quy trình, thủ tục kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa thuộc phạm vi quản lý của các bộ, ngành trong triển khai Cơ chế một cửa quốc gia… Mở rộng việc thực hiện mô hình một cửa trong cung ứng dịch vụ công tại các đơn vị sự nghiệp; mô hình hẹn giờ thực hiện TTHC tại nhà người dân; xây dựng và đưa vào vận hành ứng dụng khai thác cơ sở dữ liệu tài nguyên và môi trường trên mạng internet và di động để thuận lợi cho người dân, tổ chức tra cứu, tiếp cận thông tin; xây dựng phần mềm tra cứu giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất; mô hình “phi địa giới hành chính” trong các lĩnh vực đất đai, tư pháp, giao thông vận tải, y tế…

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com