So sánh sức sống tiềm tàng của nhân vật Mị và Liên hay nhất

Thông qua tác phẩm Vợ chồng A Phủ và Hai đứa trẻ, sức sống tiềm tàng của Mị và Liên được hai nhà văn khéo léo thể hiện qua những chi tiết của truyện, góp phần tô đậm tính cách nhân vật. Đồng thời thể hiện một cách chân thật và cảm động giá trị hiện thực và tinh thần nhân đạo của truyện ngắn Vợ chồng A Phủ và Hai đứa trẻ.

1. Dàn ý hướng dẫn so sánh sức sống tiềm tàng của nhân vật Mị và Liên: 

1.1. Mở bài:

– Giới thiệu vài nét về tác giả Tô Hoài và tác phẩm Vợ chồng A Phủ

– Nêu vấn đề nghị luận: Sức sống tiềm tàng trong nhân vật Mỵ và liên hệ với nhân vật Liên trong tác phẩm hai đứa trẻ.  

1.2. Thân bài: 

a. Cảm nhận sức sống tiềm tàng của nhân vật Mị trong đêm tối khi bị trói: 

– Sơ lược về cảnh ngộ của Mị: là cô gái trẻ đẹp, yêu đời, chăm chỉ lao động, nhà nghèo và rất hiếu thảo;

– Hoàn cảnh: Do món nợ truyền kiếp của cha mẹ, cô phải làm dâu gạt nợ cho thống lí Pá Tra, sống cuộc đời trâu ngựa trả nợ.

– Sức sống tiềm tàng trong con người Mị:

+ Dịp ấy đã đến trong một đêm tình mùa xuân phơi phới mà tiếng sáo gọi bạn đã khơi dậy khát vọng muốn đi chơi của Mị. “Mị bồi hồi nghe tiếng sáo, Mị vẫn còn trẻ. Mị muốn đi chơi”.

– Diễn tả tâm trạng và hành động của Mị trong đêm tối khi bị A Sử trói không cho đi chơi xuân:

+ Hơi rượu còn nồng nàn, Mị vẫn nghe tiếng sáo đưa Mị đi theo những cuộc chơi, những đám chơi… Mị vùng bước đi…

+ Lòng Mị đau đớn, thổn thức nghĩ mình không bằng con ngựa.

+ Mị nhớ đến người đàn bà bị trói đến chết trong nhà thống lí. Nhưng tiếng sáo, khát vọng tự do đã làm cho Mị khao khát sống; cô sợ hãi cựa quậy khi xem mình còn sống không…

b. Liên hệ nhận vật Liên trong cảnh chờ chuyến tàu đêm

– Về nhân vật Liên trong cảnh chờ chuyến tàu đêm:

Tương tự như Mị,Liên là một cô bé sống trong đói khổ nhưng một tâm hồn lạc quan luôn hướng tới cuộc sống tươi đẹp hơn.

Tâm hồn của Liên luôn khao khát, hướng về ánh sáng trong màn đêm, luôn tìm kiếm một nguồn sáng từ một nơi xa xôi. Liên chờ đợi chuyến tàu không phải để bán hàng mà để được chiêm ngưỡng cuộc sống náo nhiệt, nguồn sáng rực rỡ của con tàu như mang đến một thế giới khác, một cuộc sống khác. Có lúc Liên cảm thấy cô đơn giữa đám đông, bao phủ bởi bóng tối đang lan tràn, nhưng cô vẫn tiếp tục tìm kiếm một nguồn sáng, một hy vọng để chạm tới giấc mơ của mình. Dù có bao khó khăn, cô vẫn sẽ đi đến cuối con đường, tìm thấy nguồn sáng và hy vọng tươi sáng cho cuộc đời mình.

c. Bình luận về vẻ đẹp khát vọng sống trong hai nhân vật:

Hai nhân vật Liên và Mị đã khiến cho người đọc cảm nhận được vẻ đẹp khát vọng sống của con người. Tâm hồn của họ luôn hướng về ánh sáng, về âm thanh cuộc sống cũng chính là niềm khao khát được sống, được yêu thương và hạnh phúc. Họ đều hi vọng thoát khỏi hiện thực tối tăm. Nhưng cuối cùng, cuộc đời Liên vẫn mãi chìm trong “bóng tối”, còn Mị đã được đổi đời nhờ có tinh thần đấu tranh từ tự phát đến tự giác;

Qua khát vọng sống của 2 nhân vật, ta thấy được tấm lòng nhân đạo của nhà văn Thạch Lam và Tô Hoài. Các nhà văn có cùng niềm cảm thông với nỗi khổ của những người phụ nữ bất hạnh dưới chế độ thực dân phong kiến; ca ngợi vẻ đẹp tâm hồn của người dân; đặc biệt ca ngợi khát vọng sống cao đẹp của họ. Đó cũng chính là niềm tin vào con người của các tác giả văn xuôi hiện đại Việt Nam.

1.3. Kết bài: 

– Khái quát về giá trị nội dung và nghệ thuật của hai tác phẩm.

– Nêu cảm nghĩ về sức sống mãnh liệt của hai nhân vật qua tác phẩm.

Xem thêm: Phân tích bức tranh phố huyện lúc đêm khuya trong Hai đứa trẻ

2. Dàn ý hướng dẫn so sánh sức sống tiềm tàng của nhân vật Mị và Liên: 

2.1. Mở bài:

– Giới thiệu về tác giả Tô Hoài; và hình tượng nhân vật Mị trong đêm tình mùa xuân.

– Giới thiệu về tác giả Thạch Lam; và chi tiết chờ đợi chuyến tàu đêm của Liên và An

– Nghị luận về sức sống mãnh liệt của hai nhân vật

2.2. Thân bài:

* Cảm nhận nhân vật Mị trong đêm cởi trói cho A Phủ:

+ Ban đầu, khi Mị nhìn thấy A Phủ bị trói, cô vẫn lạnh lùng, thờ ơ và vô cảm. Cảnh trói người ở nhà thống lí Pá Tra đã trở nên quá quen thuộc với cô, và Mị cũng đã từng bị trói như thế. Có thể vì đã trải qua quá nhiều khổ đau, tâm hồn của Mị đã trở nên chai sạn và vô cảm trước nỗi đau của người khác, cho nên cô chỉ thản nhiên thổi lửa và hơ tay như thể không có gì xảy ra.

+ Sau đó khi thấy “dòng nước mắt lấp lánh bò xuống hai hõm má đã xám đen lại của A phủ”, lòng Mị chợt bồi hồi nhớ lại cảnh mình cũng bị A Sử trói đứng thế kia, có nhiều lần khóc nước mắt rơi xuống miệng, xuống cổ không lau đi được.

+ Mị chợt nhận ra người ấy giống mình và cảm thông với A Phủ. Mị nhớ lại quá khứ “chúng nó bắt trói đến chết người đàn bà ngày trước cũng ở trong cái nhà này”.

+ Trong đầu Mị bỗng nhiên nghĩ đến cảnh A Phủ bỏ trốn và chính Mị sẽ là người chết thay cho A Phủ trên cái cột đó.

Từ lòng thương mình chuyển sang thương người, trong Mị hình thành sợi dây đồng cảm, khiến Mị đã cắt dây cởi trói cho A Phủ.

+ Mị cắt đứt dây trói cho A Phủ và thì thầm một tiếng “đi ngay” trước khi nghẹn ngào lại. A Phủ lập tức chạy bỏ đi, trong khi Mị đứng yên, chìm trong cảm xúc và bóng tối. Tuy nhiên, sức sống trong Mị bỗng dưng trỗi dậy và cô bất chấp trời tối mù mịt đã băng theo A Phủ. Cả hai cùng lao xuống dốc núi, dìu nhau đi bước đầu trong cuộc hành trình mới đầy khó khăn và bất định.

Có thể nói chính tình thương và sự đồng cảm cùng với niềm khát khao tự do, sức sống mãnh liệt đã thôi thúc Mị cắt dây cởi trói cho A phủ. Hành động đầy bất ngờ nhưng tất yếu mang tính logic của một sức sống đã được hồi sinh mãnh liệt, Mị cởi trói cho A Phủ cũng chính là tự cởi trói cho chính mình.

* Liên hệ với tâm trạng của hai chị em Liên trong cảnh đợi tàu:

– Liên chờ tàu không chỉ để bán hàng hay để thỏa mãn sự hiếu kỳ, mà là vì nhu cầu tinh thần của mình vào những đêm tối. An đã buồn ngủ dù đôi mắt vẫn cố dặn chị “tàu đến chị đánh thức cho em nhé”. Liên và An đều hào hứng chờ đợi chuyến tàu từ Hà Nội về, vì nó gợi lên những kí ức về một cuộc sống tươi đẹp trong quá khứ. Chuyến tàu cũng giúp cho Liên và An được cảm nhận cuộc sống dù chỉ trong một khoảnh khắc.

– Đoàn tàu cuối cùng cũng đến trong sự mong chờ của chị em Liên. Liên và An đã đặt cả tâm hồn mình vào con tàu từ khi nó còn ở xa, và khi tiếng còi reo lên, tàu rầm rộ đi tới, những toa hàng sang, mạ kền và mạ đồng lấp lánh, các cửa kính sáng chói. Con tàu đã mang đến cho họ một thế giới khác, một thế giới rực rỡ, vui vẻ và ồn ào – một thế giới khác hoàn toàn so với cuộc sống nghèo khổ hàng ngày.

Đoàn tàu chỉ xuất hiện trong một khoảnh khắc rất ngắn rồi vụt qua đi vào đêm tối. An nhận ra tàu hôm nay “kém sáng hơn”, nhưng Liên vẫn “lảng theo mơ tưởng”. Đoàn tàu không làm thay đổi cuộc sống nơi phố huyện nhưng sự xuất hiện của nó đủ để lại niềm khao khát cho những con người nơi đây “chừng ấy con người… của họ”. Một nguồn ánh sáng nhỏ nhoi chỉ chút tan hóa vào bóng tối sau đoàn tàu, đủ để gợi nhớ những kí ức về cuộc sống tươi đẹp trong quá khứ và cảm nhận cuộc sống dù chỉ trong một giây lát.

– Truyện ngắn Hai đứa trẻ là môt truyện không có cốt truyêṇ, không có những biến cố căng thẳng dồn nén, những xung đột gay gắt, hay những tı̀nh tiết căng thẳng, nhưng lại để lại trong lòng người đọc những suy nghĩ sâu lắng. 

2.3. Kết bài:

– Khẳng định giá trị hai tác phẩm

– Khẳng định lại giá trị của sức sống tiềm tàng trong hai nhân vật.

Xem thêm: Phân tích bức tranh phố huyện lúc chiều tàn trong Hai đứa trẻ

3. Nhận xét sự giống và khác nhau của hai nhà văn khi xây dựng tác phẩm:

Sự giống nhau của hai tác giả qua hai tác phẩm: 

– Cả hai tác phẩm đều phản ánh cuộc sống vất vả, tối tăm của người lao động trong xã hội cũ.

– Nhà văn thể hiện thái độ thương cảm, trân trọng với những ước mơ, niềm khát vọng của con người, dù bình dị. Qua đó, thể hiện cái nhìn hiện thực và nhân đạo sâu sắc của Thạch Lam và Tô Hoài.

Sự khác biệt của hai tác phẩm: 

– Trong truyện ngắn Hai đứa trẻ, Thạch Lam đã thể hiện sự đau xót cho cuộc sống đầy khổ đau và tăm tối của những người dân nghèo nơi phố huyện, người ta sống mòn mỏi trong nỗi buồn chán và tuyệt vọng, với ước mơ chỉ là chờ đợi một chuyến tàu đêm đi qua.

– Trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ, nhà văn Tô Hoài thể hiện sự sống động và mãnh liệt của những người lao động như Mị và A Phủ, họ tự giải phóng mình khỏi cuộc sống tối tăm và hướng đến một cuộc sống và tương lai tốt đẹp hơn thông qua con đường cách mạng. 

=> Điều này cho thấy rằng, văn học thời kỳ 1945-1975 có nét hiện thực mới và nhân đạo mới hơn so với văn học thời kỳ 1930-1945.

Xem thêm: Phân tích cảnh đợi tàu của chị em Liên (Hai đứa trẻ) hay nhất

Theo dõi chúng tôi trênDuong Gia FacebookDuong Gia FacebookDuong Gia TiktokDuong Gia TiktokDuong Gia YoutubeDuong Gia YoutubeDuong Gia GoogleDuong Gia Google
5/5(1
bình chọn
)

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com