Soạn bài Hai đứa trẻ: Tác giả tác phẩm, bố cục nội dung

Hai đứa trẻ tiêu biểu cho phong cách truyện ngắn tài hoa, độc đáo của Thạch Lam. Ở Hai đứa trẻ chất hiện thực hòa quyện với lãng mạn, tự sự giao duyên với trữ tình

1. Tác giả của tác phẩm “Hai đứa trẻ”:

1.1. Tiểu sử:

– Thạch Lam sinh năm 1910 mất năm 1942. Ông sinh ra và học tập tại Hà Nội nhưng thuở nhỏ sống ở quê tại phố huyện Cẩm Giàng thuộc tỉnh Hải Dương.

– Thạch Lam đỗ Tú tài, sau đó ông dừng việc học về nhà làm báo với anh và Thạch Lam gia nhập nhóm Tự lực văn đoàn.

– Thạch Lam là một người thông minh với tính cách trầm tĩnh, điềm đạm, đôn hậu và đặc biệt là một người rất tinh tế.

1.2. Sự nghiệp văn học:

a. Quan điểm sáng tác

Thạch Lam quan niệm văn chương là một thứ vũ khí thanh cao và đắc lực, chính nó có những tác động sâu sắc đến tâm tưởng, tình cảm sâu bên trong của mỗi con người. Theo Thạch Lam quan niệm: “Đối với tôi văn chương không phải là một cách đem đến cho người đọc sự thoát ly hay sự quên, trái lại văn chương là một thứ khí giới thanh cao và đắc lực mà chúng ta có, để vừa tố cáo và thay đổi một cái thế giới giả dối và tàn ác, làm cho lòng người được thêm trong sạch và phong phú hơn”.

b. Những tác phẩm chính tiêu biểu của Thạch Lam

-Trên  qua trình thể hiện tài năng với các sáng tác nghệ thuật chân chính, Thạch Lam đã để lại cho nền văn học Việt Nam các tác phẩm xuất sắc, tiêu biểu trong đó có thể kể đến như: Gió đầu mùa (1937), Nắng trong vườn (1938)Hà Nội băm sáu phố phường (1943)Theo dòng (1941) …

c. Phong cách nghệ thuật của ông

 – Các sáng tác của Thạch Lam thường là những tác phẩm với đối tượng hướng đến là những người dân thành thị nghèo với cuộc sống cơ cực, đi cùng với đó, Thạch Lam đã làm nổi bật lên được một vẻ đẹp đầy trữ tình, đầy tính lãng mạn, nên thơ của cuộc sống thường ngày đối với mỗi độc giả.

– Cốt truyện mà Thạch Lam sử dụng không phải là những cốt truyện xa vời, hão huyền mà thay vào đó là một cốt truyện đơn giản, mộc mạc, gần gũi, quen thuộc hoặc thậm chí là còn không có cả cốt truyện.

– Trọng tâm mà Thạch Lam thường chủ trọng vào là đi đào sâu, khám phá vào thế giới nội tâm nhân vật để có thể thấu hiểu, đồng cảm, sẻ chia với những nhân vật của mình.

– Các tác phẩm mà Thạch Lam sáng tác luôn luôn là sự hòa quyện tuyệt vời giữa hai yếu tố hiện thực và lãng mạn, tự sự và trữ tình.

Xem thêm: Phân tích bức tranh phố huyện lúc đêm khuya trong Hai đứa trẻ

2. Tác phẩm “Hai đứa trẻ”:

2.1. Tóm tắt tác phẩm:

Câu chuyện xoay quanh cuộc sống của hai đứa trẻ Liên và An.Hai đứa trẻ đã từng có một cuộc sống đầy đủ vui vẻ ở Hà Nội. Tuy nhiên, do hoàn cảnh gia đình sa sút, hai đứa trẻ phải về sống một cuộc sống nghèo khổ, đơn điệu, cơ cực nơi một phố huyện nghèo. Trong một buổi chiều như thường ngày, Liên- người chị khi nhìn thấy những đứa trẻ đi nhặt nhạnh đồ thừa, em cảm thấy lòng buồn man mác. Mọi người xung quanh chị em Liên cũng không khá hơn là bao khi cuộc sống của họ tàn lụi, cơ cực, khổ sở,…. Đó là chị Tí, đó là bác Siêu, đó là bác Sẩm…. Thế nhưng dù sống trong hoàn cảnh như vậy, dù bóng đối bủa vây thì chừng ấy con người vẫn mang trong mình những hy vọng về một điều gì đó, một cái gì đó tươi sáng, hạnh phúc hơn. Niềm khát khao, hi vọng ấy được thể hiện qua hình ảnh họ chờ chuyến tàu đêm chạy qua phố huyện- một chuyến tàu đêm chạy từ Hà Nội về với những âm thanh ầm ầm khuấy động không gian yên tĩnh, lăn bánh qua phố huyện rồi khuất dạng vào bóng tối, im lặng dần trong đêm khuya thanh vắng. Lúc đó cũng là lúc người buôn kẻ bán nơi phố huyện nghèo bắt đầu dọn hàng để trở về nhà sau một tối buôn bán ế ẩm. Còn hai đứa trẻ cũng dần dần chìm vào giấc ngủ yên tĩnh, với những giấc mơ đẹp về một tương lai tươi sáng.

2.2. Hoàn cảnh sáng tác:

a. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác:  Tác phẩm được gợi lên từ những câu chuyện cảnh đời nơi phố huyện Cẩm Giàng, Hải Dương đồng thời cũng là quê ngoại nhà văn với biết bao kỉ niệm tuổi thơ đáng nhớ.

– Tác phẩm được in trong tập Nắng trong vườn (1938)

– Thể loại: Truyện ngắn.

– Phương thức biểu đạt: Tự sự, miêu tả, biểu cảm.

– Ý nghĩa nhan đề “Hai đứa trẻ”

Hai là một từ chỉ số lượng cụ thể, qua đây Thạc Lam muốn hướng người đọc đến nhân vật trung tâm của truyện ngắn, đó là hai chị em Liên và An. Đi cùng với đó là danh từ “đứa trẻ” đầy sức gợi, Đó không chỉ là từ gợi nhắc đến hình dáng,độ tuổi mà còn góp phần giúp thể hiện được những tâm hồn trong sáng, non nớt, ngây thơ của trẻ con.

⇒ Nhan đề đã đi sâu vào thế giới trong sáng, non nớt, ngây thơ của những đứa trẻ, bằng việc thấu hiểu những suy nghĩ và cách nhìn nhận thế giới của những đứa trẻ ngây ngô ấy.

Xem thêm: Phân tích bức tranh phố huyện lúc chiều tàn trong Hai đứa trẻ

3. Bố cục của tác phẩm “Hai đứa trẻ”:

– Phần 1( từ đầu đến “cười khanh khách”): Bức tranh khung cảnh lúc chiều xuống nơi phố huyện nghèo.

– Phần 2 (tiếp đến “cảm giác mơ hồ không hiểu nổi”): Bức tranh khung cảnh về đêm ở phố huyện

– Phần 3 (còn lại): Bức tranh khung cảnh chuyến tàu đêm khi đi qua phố huyện.

Xem thêm: Phân tích cảnh đợi tàu của chị em Liên (Hai đứa trẻ) hay nhất

4. Nội dung của tác phẩm “Hai đứa trẻ”:

Dưới ngòi bút nghệ thuật tài hoa, Thạch Lam viết lên một tác phẩm đặc sắc cả về phần hồn và phần xác, tức là phần nghệ thuật và nội dung. Qua từng câu văn, ông đã thể hiện một cách nhẹ nhàng mà thấm thía nỗi niềm,tình cảm, lòng xót thương của mình với những số phận, những cá nhân có cuộc sống cơ cực quẩn quanh, tăm tối ở phố huyện nghèo những ngày trước Cách mạng.Từ sự đồng cảm ấy, ông trân trọng những ước vọng đổi đời mơ hồ trong họ, dường như mở ra cho họ một tương lai tươi sáng, tươi đẹp hơn qua hình ảnh đặc sắc- chuyến tàu đêm.

Xem thêm: Cảm nhận cảnh đợi tàu của hai chị em Liên trong Hai đứa trẻ

5. Một số nhận định về tác giả, tác phẩm:

Tham khảo từ từ điển Bách khoa toàn thư Việt Nam có viết:

“Thạch Lam là một cây bút thiên về tình cảm, hay ghi lại cảm xúc của mình trước số phận hẩm hiu của những người nghèo, nhất là những người phụ nữ trong xã hội cũ, sống vất vả, thầm lặng, chịu đựng, giàu lòng hi sinh (Cô hàng xén). Có truyện miêu tả với lòng cảm thông sâu sắc một gia đình đông con, sống cơ cực trong xóm chợ (Nhà mẹ Lê). Có truyện phân tích tỉ mỉ tâm lý phức tạp của con người (Sợi tóc)….”

– Nhà văn Nguyễn Tuân:

“Lời văn Thạch Lam nhiều hình ảnh, nhiều tìm tòi, có một cách điệu thanh thản, bình dị và sâu sắc… Văn Thạch Lam đọng nhiều suy nghiệm, nó là cái kết tinh của một tâm hồn nhạy cảm và tầng trải về sự đời. Thạch Lam có những nhận xét tinh tế về cuộc sống hàng ngày. Xúc cảm của Thạch lam thường bắt nguồn và nảy nở lên từ những chân cảm đối với tầng lớp dân nghèo thành thị và thôn quê. Thạch Lam là nhà văn quý mến cuộc sống, trang trọng trước cuộc sống của mọi người chung quanh. Ngày nay đọc lại Thạch lam, vẫn thấy đầy đủ cái dư vị và cái nhã thú của những tác phẩm có cốt cách và phẩm chất văn học…

– Nhà văn Vũ Ngọc Phan:

“Ngay trong tác phẩm đầu tay (Gió đầu mùa), người ta đã thấy Thạch Lam đứng vào một phái riêng… Ông có một ngòi bút lặng lẽ, điềm tĩnh vô cùng, ngòi bút chuyên tả tỷ mỷ những cái rất nhỏ và rất đẹp… Phải là người giàu tình cảm lắm mới viết được như vậy…”

– Lời tựa cho Gió đầu mùa, Khái Hưng:

“Nếu ta có thể chia ra hai hạng nhà văn: nhà văn thiên về tư tưởng và nhà văn thiên về cảm giác thì tôi quả quyết đặt Thạch Lam vào hạng dưới. Ở mà người khác dùng tư tưởng, dùng lời có khi rất rậm để tả cảnh, tả tình, ông chỉ nói, nói một cách giản dị cái cảm giác của ông, cái cảm giác ấy bao quát hết tư tưởng của tác giả và của độc giả, nhiều khi đi xa hơn, sâu hơn tưởng, vì có cái ta cảm thấy mà không thể dùng tư tưởng để mô tả cảm giác của ta.”

– Thế Lữ

“Bao nhiêu băn khoăn về nghệ thuật, bao nhiêu tư tưởng cũng như tình cảm rung động, lúc nào cũng chứa chất dồi dào trong tâm trí, cái kho tàng cuộc sống bên trong ấy rất sẵn châu báu mà chỉ cầm đến bút, Thạch Lam thấy dàn xếp theo hình thể của lời.”

– Nhà nghiên cứu Văn Tâm:
“Sức hấp dẫn chủ yếu của những trang viết Thạch Lam là ở tâm hồn dân tộc. Cái ngữ điệu nhỏ nhẹ mà man mác thi vị, những cảm xúc tinh tế của một tâm hồn dễ rung động như cánh bướm non.”

– Tân Chi:

“Nét hiện thực rõ nhất trong tác phẩm Thạch Lam là đời sống của những người dân nghèo thành thị và nông thôn là những dằn vặt đấu tranh và đời sống tình cảm rất phong phú nhưng cũng vô cùng phức tạp của những con người tiểu tư sản”

 – Lê Tâm Chính:

“Thì ra cái gánh nặng về cơm áo đâu chỉ đè nặng lên vai người lớn nó còn đen vào tuổi thơ của những đứa trẻ vốn sinh ra không được biết đến tuổi thơ.”

– Phan Đệ Cự:

“Câu chuyện của Thạch Lam để lại trong tâm hồn ta những giữ vị đằm thắm của quê hương và là một sự cảm thương man mác những cuộc đời thầm lặng như những chấm sáng lù mù bị nhòe đi trong bóng tối dày đặc của một vùng quê tù túng.”

Xem thêm: Phân tích giá trị nhân đạo trong tác phẩm Hai đứa trẻ hay nhất


Tải văn bản tại đây

.btn-download-file {
padding: 16px 20px 16px 10px;
background-image: linear-gradient(to bottom, #e6a437, #fc6300);
color: white !important;
border-radius: 24px;
text-transform: uppercase;
transition: all ease 0.4s;
font-size: 15px;
font-weight: 500;
}

Theo dõi chúng tôi trênDuong Gia FacebookDuong Gia FacebookDuong Gia TiktokDuong Gia TiktokDuong Gia YoutubeDuong Gia YoutubeDuong Gia GoogleDuong Gia Google
5/5(1
bình chọn
)

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com