Xây dựng kế hoạch cải cách hành chính năm 2021

1. Cải cách hành chính là gì?

Theo Wikipedia, “cải” là từ Hán – Việt có nghĩa là thay đổi, “cách” là phương pháp, cách thức hành động. Cải cách là thay đổi phương pháp, hành động của một công việc, hoặc một hoạt động cụ thể để đạt mục tiêu tốt hơn.

Hành chính là hoạt động dưới sự lãnh đạo của bộ máy nhà nước để tổ chức thi hành pháp luật, bảo đảm hoạt động thường xuyên, liên tục của các đơn vị nhà nước.

Vì vậy, có thể hiểu cải cách hành chính là một sự thay đổi có kế hoạch, theo một mục tiêu nhất định, được xác định bởi đơn vị nhà nước có thẩm quyền. Cải cách hành chính không làm thay đổi bản chất của hệ thống hành chính, mà chỉ làm cho hệ thống này trở nên hiệu quả hơn, phục vụ nhân dân được tốt hơn…

2. Tại sao phải cải cách hành chính?

Việc đổi mới, cải cách hành chính có nhiều ưu điểm như sau:

– Giúp giảm chi phí, tiết kiệm thời gian cho người dân và doanh nghiệp; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước; góp phần hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường, từ đó tăng cường lòng tin của người dân và doanh nghiệp vào môi trường kinh doanh của đất nước, lòng tin của người dân đối với bộ máy Nhà nước;

– Góp phần rất cần thiết cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia…

3. Cải cách thể chế

a) Mục tiêu:
Tiếp tục tham mưu hoàn thiện cơ chế, chính sách trong lĩnh vực công thương, nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác xây dựng và thực thi các văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) lĩnh vực ngành tham mưu, quản lý.
b) Nhiệm vụ:
Tăng cường công tác tự kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản QPPL lĩnh vực được  giao; chủ động tham mưu sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ hoặc ban hành mới đảm bảo đúng quy trình; nâng cao chất lượng công tác xây dựng các VBQPPL bảo đảm chính sách đồng bộ, kịp thời, cụ thể, đúng quy định của Trung ương và phù hợp tình hình thực tiễn địa phương.
Thực hiện tốt công tác theo dõi thi hành pháp luật; triển khai các nội dung cụ thể để tổ chức thi hành pháp luật nghiêm minh, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật công chức, viên chức Sở Công Thương và tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp thuộc phạm vi quản lý.
c) Trách nhiệm thực hiện:
– Công tác xây dựng VBQPPL:
Đơn vị chủ trì tham mưu
Văn phòng sở; các phòng chuyên môn, đơn vị được giao tham mưu xây dựng văn bản QPPL.
Đơn vị phối hợp: Các phòng, đơn vị liên quan.
– Công  tác theo dõi thi hành pháp luật:
Đơn vị chủ trì tham mưu: Thanh tra sở
Đơn vị phối hợp: Các phòng, đơn vị liên quan.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com