hợp đồng ủy quyền là một trong những loại hợp đồng dân sự rất thông dụng hiện nay theo đó, bên được ủy quyền có nghĩa vụ thực hiện công việc nhân danh bên ủy quyền, còn bên ủy quyền chỉ phải trả thù lao nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định. Luật LVN Group xin gửi đến quý bạn đọc nội dung trình bày về Các trường hợp phải làm hợp đồng uỷ quyền.
1. Khái quát về hợp đồng uỷ quyền
Hợp đồng uỷ quyền phải được lập thành văn bản; nếu có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định, thì hợp đồng uỷ quyền phải có chứng nhận của công chứng nhà nước hoặc chứng thực của Uỷ ban nhân dân cấp có thẩm quyền.
Thời hạn uỷ quyền do các bên thoả thuận hoặc do pháp luật quy định; nếu không có thoả thuận và pháp luật không quy định thì hợp đồng uỷ quyền có hiệu lực một năm, kể từ ngày xác lập việc uỷ quyền, Bên được uỷ quyền thì được uỷ quyền lại chọ người khác, nếu được bên uỷ quyền đồng ý hoặc pháp luật có quy định. Việc uỷ quyền lại không được vượt quá phạm vị uỷ quyền ban đầu.
Trong thực tiễn không phải bao giờ cá nhân hoặc pháp nhân cũng có thể trực tiếp tham gia vào quan hệ hợp đồng. Việc không tham gia trực tiếp có thể do nhiều lí do khác nhau hoặc khi đã tham gia vào một quan hệ hợp đồng nhất định nhưng không có điều kiện thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình. Vì vậy, pháp luật cho phép họ có thể ủy quyền cho người thứ ba, thay mặt mình giao kết hoặc thực hiện hợp đồng dân sự.
Quan hệ ủy quyền giữa cá nhân với nhau thường mang tính chất tương trợ giúp đỡ ưong những lúc cần thiết.
Hợp đồng ủy quyền là sự thoả thuận giữa các bên, theo đó, bên được uỷ quyền có nghĩa vụ thực hiện công việc nhân danh bên uỷ quyền. Bên uỷ quyền phải trả thù lao nếu các bên có thoả thuận hoặc pháp luật quy định (Điều 562 Bộ luật dân sự năm 2015).
Trong quan hệ ủy quyền, người được ủy quyền thay mặt người ủy quyền thực hiện một số hành vi nhất định làm phát sinh hậu quả pháp lí, liên quan đến quyền lợi của các bên trong quan hệ hợp đồng hoặc lợi ích của người đã ủy quyền. Vì vậy, đối tượng của ủy quyền là những hành vi pháp lí, những hành vi này không bị pháp luật cấm và không ttái với đạo đức xã hội. Hành vi đó được thực hiện thông qua việc xác lập, thực hiện các giao dịch và các hành vi khác với mục đích đạt được những hậu quả pháp lí nhất định (ủy quyền quản lí tài sản).
Trên cơ sở hợp đồng ủy quyền, người được ủy quyền uỷ quyền cho người ủy quyền thực hiện các hành vi pháp lí trong phạm vi thẩm quyền. Vì vậy, uỷ quyền theo ủy quyền có hai mối quaii hệ pháp lí cùng tồn tại.
Thứ nhất, quan hệ giữa người ủy quyền và người được ủy quyền. Trong quan hệ này, người được ủy quyền có nghĩa vụ phải thực hiện các hành vi pháp lí ttong phạm vi ủy quyền.
Thứ hai, quan hệ giữa người được ủy quyền với bên thứ ba của giao dịch. Người được ủy quyền với tư cách của người đã ủy quyền giao kết hoặc thực hiện các giao dịch dân sự với người thứ ba. Người được ủy quyền có những quyền và nghĩa vụ nhất định với người thứ ba của giao dịch.
Quan hệ ủy quyền có những đặc điểm khác biệt so với một số quan hệ tương tự như quan hệ gia công, dịch vụ. Trong những quan hệ này, bên làm gia công hoặc làm dịch vụ nhân danh mình thực hiện công việc vì lợi ích của chính mình. Mặt khác, trách nhiệm dân sự của hợp đồng dịch vụ, gia công là ttách nhiệm của chính bên nhận làm dịch vụ, gia công…
2. Đặc điểm pháp lý của hợp đồng uỷ quyền
- Hợp đồng uỷ quyền là hợp đồng song vụ
Bên uỷ quyền có quyền yêu câu bên được uỷ quyền thực hiện đúng phạm vi uỷ quyền và có nghĩa vụ gửi tới thông tin, các giấy tờ liên quan đến việc thực hiện công việc của bên uỷ quyền.
Bên được uỷ quyền phải thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ được uỷ quyền trong quan hệ với người thứ ba.
- Hợp đồng uỷ quyền là hợp đồng có đền bù hoặc không có đền bù
Nếu bên thực hiện việc uỷ quyền nhận thù lao thì hợp đồng uỷ quyền là hợp đồng có đền bù. Nếu bên thực hiện việc uỷ quyền không nhận thù lao mà thực hiện công việc uỷ quyền mang tính chất giúp đỡ, tương trợ bên uỷ quyền thì đó là hợp đồng không có đền bù.