Tìm hiểu chuẩn mực kế toán quốc tế IAS 38 – Tài sản vô hình - Biểu mẫu
Văn Phòng Luật LVN
Trang chủ - ACC - Tìm hiểu chuẩn mực kế toán quốc tế IAS 38 – Tài sản vô hình

Tìm hiểu chuẩn mực kế toán quốc tế IAS 38 – Tài sản vô hình

Chuẩn mực kế toán quốc tế IAS 38 trình bày các phương pháp kế toán đối với những tài sản vô hình. Doanh nghiệp nên tìm hiểu về chuẩn mực này trong quá trình làm kế toán tài sản cố định vô hình. Trong bài viết dưới đây, Công ty Luật LVN Group sẽ cung cấp thông tin về Góp vốn bằng tài sản cố định vô hình được không. Mời các bạn tham khảo.

Tìm hiểu chuẩn mực kế toán quốc tế IAS 38 – Tài sản vô hình

1. Mục đích và phạm vi áp dụng

Mục đích

Mục đích của IAS 38 là trình bày các phương pháp kế toán đối với tài sản vô hình. Chuẩn mực IAS 38 yêu cầu doanh nghiệp chỉ được ghi nhận một tài sản vô hình khi và chỉ khi một số tiêu chuẩn được đáp ứng. Chuẩn mực này cũng trình bày cách xác định giá trị ghi sổ và các yêu cầu đối với việc trình bày thông tin về tài sản vô hình.

Phạm vi áp dụng

IAS 38 áp dụng cho kế toán tài sản vô hình, trừ các trường hợp sau:

  • Tài sản vô hình thuộc phạm vi quy định của chuẩn mực khác.
  • Tài sản tài chính, theo chuẩn mực IAS 32.
  • Tài sản liên quan đến quá trình thăm dò và đánh giá trữ lượng của các mỏ khoáng sản.
  • Chi phí phát triển và khai thác khoáng sản, dầu mỏ, khí tự nhiên và các nguồn tài nguyên không tái tạo khác.

2. Tiêu chuẩn ghi nhận

Tài sản vô hình được ghi nhận khi:

  • Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó.
  • Giá trị tài sản phải được xác định một cách đáng tin cậy.

3. Xác định giá trị tại thời điểm ban đầu

Tài sản vô hình được xác định giá trị tại thời gian ban đầu theo giá gốc.

Mua tài sản vô hình riêng biệt

– Nguyên giá của tài sản vô hình được mua riêng biệt bao gồm:

  • Giá mua, trừ các khoản chiết khấu thương mại và giảm giá.
  • Các khoản thuế (không bao gồm các khoản thuế được hoàn lại).
  • Các khoản chi phí liên quan trực tiếp đến việc đưa tài sản vào sử dụng theo dự tính.

Tài sản vô hình mua sắm được thanh toán theo phương thức trả chậm

Nguyên giá của tài sản vô hình được phản ánh theo giá mua trả ngay, khoản chênh lệch được ghi nhận vào chi phí tiền lãi trong kỳ, trừ khi được vốn hóa theo hướng dẫn của IAS 23.

Tài sản vô hình được mua từ việc hợp nhất kinh doanh

Nguyên giá là giá trị hợp lý của tài sản đó. Theo IFRS 3 tại ngày mua bên mua phải ghi nhận tài sản vô hình của bên bị mua tách biệt khỏi lợi thế thương mại, bất kể tài sản này trước hợp nhất đã được ghi nhận bởi bên bị mua hay chưa.

Tài sản vô hình hình thành từ việc trao đổi

Nguyên giá tài sản được xác định theo giá trị hợp lý trừ khi:

  • Giao dịch trao đổi không có yếu tố thương mại.
  • Giá trị hợp lý của tài sản nhận về và mang trao đổi không thể xác định được đáng tin cậy.

Nếu tài sản không được ghi nhận theo giá trị hợp lý thì nguyên giá của nó được xác định theo giá trị ghi sổ (giá trị còn lại) của tài sản đem trao đổi,

Lợi thế thương mại tạo ra từ nội bộ doanh nghiệp

Lợi thế thương mại tạo ra từ nội bộ doanh nghiệp không được ghi nhận là tài sản. Bởi vì nó không phải là nguồn lực có thể xác định, không đánh giá được một cách đáng tin cậy và doanh nghiệp không kiểm soát được.

Tài sản vô hình tạo ra từ nội bộ doanh nghiệp

– Giai đoạn nghiên cứu: toàn bộ chi phí phát sinh trong giai đoạn nghiên cứu không được ghi nhận là tài sản vô hình. Nó được ghi nhận là chi phí sản xuất trong kỳ phát sinh.

– Giai đoạn triển khai: tài sản vô hình tạo ra trong giai đoạn triển khai được ghi nhận là tài sản vô hình nếu thỏa mãn được 6 điều kiện sau:

  • Tính khả thi về mặt kỹ thuật đảm bảo cho việc hoàn thành và đưa tài sản vô hình vào sử dụng theo dự tính hoặc để bán.
  • Doanh nghiệp dự định hoàn thành tài sản vô hình để sử dụng hoặc để bán.
  • Doanh nghiệp có khả năng sử dụng hoặc bán tài sản vô hình đó.
  • Tài sản vô hình đó phải tạo ra được lợi ích kinh tế trong tương lai.
  • Có trọn vẹn các nguồn lực về kỹ thuật, tài chính và các nguồn lực khác để hoàn tất các giai đoạn triển khai, bán hoặc sử dụng tài sản vô hình đó.
  • Có khả năng xác định một cách chắc chắn toàn bộ chi phí trong giai đoạn triển khai.

4. Ghi nhận chi phí

Chi phí liên quan đến tài sản vô hình phải được ghi nhận là chi phí trong kỳ. Trừ trường hợp:

  • Khoản chi phí này đáp ứng được tiêu chuẩn ghi nhận của tài sản vô hình.
  • Khoản mục này được mua trong quá trình hợp nhất kinh doanh và không được ghi nhận là tài sản vô hình.

5. Xác định giá trị sau ghi nhận ban đầu

Doanh nghiệp có thể lựa chọn áp dụng mô hình giá gốc hoặc mô hình đánh giá lại để xác định giá trị tài sản vô hình sau khi nhận ban đầu. Nếu doanh nghiệp áp dụng mô hình đánh giá lại để kế toán cho một khoản mục tài sản vô hình, toàn bộ tài sản vô hình cùng nhóm sẽ phải được kế toán theo mô hình này trừ khi không có thị trường hoạt động cho các tài sản đó.

Mô hình giá gốc

Sau ghi nhận ban đầu, tài sản vô hình được xác định bằng nguyên giá trừ khấu hao lũy kế và lỗ tổn thất lũy kế.

Mô hình đánh giá lại

Giá trị tài sản sau ghi nhận ban đầu được ghi nhận theo giá trị đã đánh giá lại. Giá trị này được xác định là giá trị hợp lý tại thời gian đánh giá lại trừ số khấu hao lũy kế và các khoản lỗ tổn thất tài sản (được tính toán lại) sau thời gian đánh giá lại.

Phần chênh lệch tăng do đánh giá lại được ghi vào phần Báo cáo thu nhập khác dưới tên gọi thặng dư đánh giá lại. Hoặc hạch toán là một khoản thu nhập trong Báo cáo lãi lỗ nếu nó bù trừ vào phần giảm do đánh giá lại chính tài sản đó mà trước đây đã hạch toán vào chi phí trong Báo cáo lãi lỗ.

Phần chênh lệch giảm do việc đánh giá lại được hạch toán và Báo cáo lãi lỗ hoặc bù trừ vào các khoản chênh lệch tăng khi phần chênh lệch giảm không vượt quá chênh lệch tăng của chính tài sản đó.

Chênh lệch tăng do đánh giá lại tài sản sẽ được ghi chuyển vào lợi nhuận giữ lại:

  • Khi tài sản được thanh lý hoặc bán.
  • Tương ứng với thời gian tài sản được sử dụng tại doanh nghiệp.

Ngoài ra còn một số nội dung khác

Trên đây là tất cả thông tin về Tìm hiểu chuẩn mực kế toán quốc tế IAS 38 – Tài sản vô hình mà Công ty Luật LVN Group cung cấp tới các bạn đọc giả. Nếu các bạn đọc giả còn có bất kỳ thắc mắc hay góp ý nào liên quan đến bài viết hoặc những vấn đề pháp lý khác hãy liên hệ với Công ty Luật LVN Group để nhận được sự hỗ trợ từ đội ngũ luật sư và các tác giả. Chúng tôi  luôn sẵn lòng giải đáp thắc mắc của các bạn đọc. Trân trọng!

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com