Điều 3 Thông tư 01/2019/TT-BLĐTBXH

Hướng dẫn phương pháp xác định dạng khuyết tật. Đây là nội dung đáng chú ý được quy định tại Thông tư 01/2019/TT-BLĐTBXH đã được Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành vào ngày 02/01/2019 nhằm quy định cụ thể về việc xác định mức độ khuyết tật. Cùng Luật LVN Group nghiên cứu nào.
Điều 3 Thông tư 01/2019/TT-BLĐTBXH

1. Dạng tật và mức độ khuyết tật

Theo quy định; Có các dạng tật và mức độ khuyết tật đối với người khuyết tật như sau:
Dạng tật bao gồm:
Khuyết tật vận động; (là tình trạng giảm hoặc mất chức năng cử động đầu, cổ, chân, tay, thân mình dẫn đến hạn chế trong vận động, di chuyển).
Khuyết tật nghe, nói; (là tình trạng giảm hoặc mất chức năng nghe, nói hoặc cả nghe và nói; phát âm thành tiếng và câu rõ ràng dẫn đến hạn chế trong giao tiếp, trao đổi thông tin bằng lời nói).
Khuyết tật nhìn; (là tình trạng giảm hoặc mất khả năng nhìn và cảm nhận ánh sáng; màu sắc, hình ảnh, sự vật trong điều kiện ánh sáng và môi trường bình thường).
Khuyết tật thần kinh, tâm thần; (là tình trạng rối loạn tri giác, trí nhớ, cảm xúc; kiểm soát hành vi, suy nghĩ và có biểu hiện với những lời nói, hành động bất thường).
Khuyết tật trí tuệ; (là tình trạng giảm hoặc mất khả năng nhận thức; tư duy biểu hiện bằng việc chậm hoặc không thể suy nghĩ, phân tích về sự vật, sự kiện, giải quyết sự việc).
Khuyết tật khác.
Người khuyết tật được chia theo mức độ khuyết tật sau đây:
Người khuyết tật đặc biệt nặng là người do khuyết tật dẫn đến không thể tự thực hiện việc phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hàng ngày;
Người khuyết tật nặng là người do khuyết tật dẫn đến không thể tự thực hiện một số việc phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hàng ngày;
Người khuyết tật nhẹ là người khuyết tật không thuộc trường hợp trên.

2. Trách nhiệm xác định mức độ khuyết tật

Việc xác định mức độ là do Hội đồng xác định mức độ khuyết tật; gọi tắt là Hội đồng; (Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn thành lập) thực hiện. Hội đồng bao gồm các thành viên sau:
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã là Chủ tịch Hội đồng;
Trạm trưởng trạm y tế cấp xã;
Công chức cấp xã phụ trách công tác lao động, thương binh và xã hội;
Người đứng đầu hoặc cấp phó của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên, Hội cựu chiến binh cấp xã;
Trong các trường hợp sau đây thì việc xác định mức độ do Hội đồng giám định y khoa thực hiện:
Hội đồng xác định mức độ khuyết tật không đưa ra được kết luận;
Người khuyết tật hoặc người uỷ quyền hợp pháp của người khuyết tật không đồng ý với kết luận;
Có bằng chứng xác thực về việc xác định mức độ của Hội đồng không khách quan, chính xác.
Người khuyết tật đã có kết luận về khả năng tự phục vụ; mức độ suy giảm khả năng lao động trước ngày Nghị định 28 có hiệu lực thì Hội đồng xác định mức độ khuyết tật căn cứ kết luận của Hội đồng giám định y khoa để xác định như sau:
Người khuyết tật đặc biệt nặng: không còn khả năng tự phục vụ hoặc suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên;
Người khuyết tật nặng: có khả năng tự phục vụ sinh hoạt nếu có người; phương tiện trợ giúp một phần hoặc suy giảm khả năng lao động từ 61% đến 80%;
Người khuyết tật nhẹ: có khả năng tự phục vụ sinh hoạt hoặc suy giảm khả năng lao động dưới 61%.

3. Phương pháp và thủ tục xác định mức độ khuyết tật

3.1 Phương pháp xác định mức độ khuyết tật được xác định tại Điều 3 Thông tư 01/2019/TT-BLĐTBXH

 Phương pháp xác định mức độ khuyết tật thực hiện theo hướng dẫn tại khoản 1 Điều 17 Luật Người khuyết tật. Hội đồng quan sát trực tiếp người khuyết tật, thông qua thực hiện hoạt động đơn giản phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hàng ngày, sử dụng bộ câu hỏi theo các tiêu chí về y tế, xã hội quy định tại Phiếu xác định mức độ khuyết tật ban hành kèm theo Thông tư này và các phương pháp đơn giản khác để xác định dạng khuyết tật, mức độ khuyết tật đối với từng người khuyết tật.
Xác định dạng khuyết tật và mức độ khuyết tật đối với trẻ em dưới 6 tuổi
Hội đồng căn cứ hồ sơ đề nghị xác định mức độ khuyết tật, sử dụng phương pháp xác định mức độ khuyết tật quy định tại Khoản 1 Điều này; phỏng vấn người uỷ quyền hợp pháp của trẻ em và sử dụng “Phiếu xác định mức độ khuyết tật đối với trẻ em dưới 6 tuổi” theo Mẫu số 02 ban hành kèm theo Thông tư này để xác định dạng khuyết tật và mức độ khuyết tật.
Xác định dạng khuyết tật và mức độ khuyết tật đối với người từ đủ 6 tuổi trở lên
Hội đồng căn cứ hồ sơ đề nghị xác định mức độ khuyết tật, sử dụng phương pháp xác định mức độ khuyết tật quy định tại Khoản 1 Điều này, phỏng vấn người được xác định mức độ khuyết tật hoặc người uỷ quyền hợp pháp của người khuyết tật và sử dụng “Phiếu xác định mức độ khuyết tật đối với người từ đủ 6 tuổi trở lên” theo Mẫu số 03 ban hành kèm theo Thông tư này để xác định dạng khuyết tật và mức độ khuyết tật.

3.2 Thủ tục xác định mức độ khuyết tật

Khi có nhu cầu thì người khuyết tật hoặc người uỷ quyền hợp pháp của người khuyết tật; gửi đơn đề nghị xác định mức độ khuyết tật đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người khuyết tật cư trú. Trong thời hạn 30 ngày; kể từ ngày nhận đơn; Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm triệu tập Hội đồng xác định mức độ khuyết tật; gửi thông báo về thời gian cho người khuyết tật hoặc người uỷ quyền hợp pháp của họ.
Hội đồng tổ chức việc xác định mức độ khuyết tật; lập hồ sơ và ra kết luận. Trong thời hạn 05 ngày công tác; kể từ ngày có kết luận của Hội đồng; Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã niêm yết và thông báo công khai kết luận và cấp giấy xác nhận khuyết tật.
Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định chi tiết trình tự, thủ tục, hồ sơ quy định tại Điều 18 Luật người khuyết tật.
Trên đây là các thông tin về Phương pháp xác định dạng khuyết tật và mức độ khuyết tật tại Điều 3 Thông tư 01/2019/TT-BLĐTBXHLuật LVN Group cập nhật được xin gửi đến các bạn đọc, hi vọng với nguồn thông tin này sẽ là nguồn kiến thức hữu ích giúp các bạn hiểu hơn vấn đề trên. Trong quá trình nghiên cứu nếu có vấn đề câu hỏi vui lòng liên hệ công ty Luật LVN Group để được hỗ trợ ngay !.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com