Giải quyết tranh chấp hợp đồng vay tài sản khi bị đơn chết là vấn đề đang được rất nhiều bạn đọc quan tâm bởi bản chất phức tạp của quan hệ này. Việc thừa kế luôn làm phát sinh đồng thời quyền và nghĩa vụ của những người nhận thừa kế đối với người để lại di sản. Mời bạn cân nhắc nội dung trình bày: Giải quyết tranh chấp hợp đồng vay tài sản khi bị đơn chết? để biết thêm chi tiết.
1. Khái niệm hợp đồng vay tài sản
Theo Điều 463 Bộ luật Dân sự 2015 thì hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.
2. Trách nhiệm thanh toán nợ khi bị đơn chết trong hợp đồng vay tài sản
Khoản nợ của người đã chết là nghĩa vụ tài sản mà lẽ ra khi sống người đó phải có trách nhiệm hoàn trả. Tuy nhiên, để đảm bảo quyền lợi của bên cho vay thì theo Điều 615, Bộ luật Dân sự năm 2015 đã quy định chủ thể và các trường hợp thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại như sau:
(i) Những người hưởng thừa kế có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ tài sản trong phạm vi di sản do người chết để lại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác
Theo đó, trách nhiệm của người thừa kế thực hiện nghĩa vụ tài sản của người chết để lại chỉ áp dụng với người hưởng di sản thừa kế. Nếu người thừa kế đã từ chối quyền hưởng di sản thì họ không phải thực hiện nghĩa vụ về tài sản do người chết để lại.
Những người hưởng thừa kế thực hiện nghĩa vụ bằng tài sản của người chết để lại. Sau khi thanh toán toàn bộ nghĩa vụ của người chết để lại và những chi phí khác liên quan đến di sản thừa kế, nếu tài sản không còn thì khi đó không còn tài sản để chia thừa kế, nếu tài sản còn (dù ít hay nhiều) thì đây mới được gọi là di sản thừa kế.
(ii) Trường hợp di sản chưa được chia thì nghĩa vụ tài sản do người chết để lại được người quản lý di sản thực hiện theo thỏa thuận của những người thừa kế trong phạm vi di sản do người chết để lại.
Trong trường hợp di sản chưa được chia có nghĩa là khối tài sản này chưa xác định rõ ràng phần quyền của những người thừa kế. Khi đó, việc thực hiện nghĩa vụ tài sản của người thừa kế sẽ do những người thừa kế thỏa thuận trong phạm vi di sản mà người chết để lại và được tất cả những người hưởng di sản thực hiện.
(iii) Trường hợp di sản đã được chia thì mỗi người thừa kế thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại tương ứng nhưng không vượt quá phần tài sản mà mình đã nhận, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Mỗi người thừa kế chỉ phải thực hiện một phần nghĩa vụ tương ứng với tỷ lệ phần di sản mà người đó được hưởng trên toàn bộ khối tài sản.
(iv) Trường hợp người thừa kế không phải là cá nhân hưởng di sản theo di chúc thì cũng phải thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại như người thừa kế là cá nhân.
Người thừa kế là cá nhân, pháp nhân, các đơn vị, tổ chức và các chủ thể khác đều là người có quyền được hưởng di sản thừa kế của người chết để lại. Theo đó, họ phải thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại, kể cả Nhà nước. Những người thừa kế này chỉ thực hiện nghĩa vụ tài sản của người chết trong phạm vi di sản mà họ được hưởng theo di chúc.
3. Giải quyết tranh chấp hợp đồng vay tài sản khi bị đơn chết?
Giải quyết tranh chấp thông qua hòa giải, thương lượng
Các bên có thể tiến hành tổ chức tự hòa giải, thương lượng để đi đến thỏa thuận với nhau về việc thực hiện nghĩa vụ của bên các bên. Tranh chấp được giải quyết theo phương thức này có ưu điểm là sẽ được giải quyết một cách nhanh chóng và ít tốn kém chi phí. Tuy nhiên, kết quả của việc hòa giải không có tính ràng buộc nghĩa vụ đối với các bên. Do đó, dù có hòa giải thành công được không thì vẫn nên lập thành Biên bản hòa giải để lưu trữ và là căn cứ để giải quyết nếu có xảy ra tranh chấp.
Giải quyết tranh chấp tại Tòa án có thẩm quyền
Tranh chấp được giải quyết tại Tòa án có thẩm quyền được giải quyết theo trình tự, thủ tục tố tụng chặt chẽ và đảm bảo hiệu lực thi hành của phán quyết của Tòa án. Do đó, phán quyết của Tòa án có tính ràng buộc thi hành đối với các bên nếu các bên không chấp hành sẽ bị cưỡng chế bởi đơn vị thi hành án.
Thẩm quyền giải quyết tranh chấp
Căn cứ theo hướng dẫn tại Điều 26, Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 thì Tòa án Nhân dân sẽ có thẩm quyền giải quyết tranh chấp này.
Thời hiệu khởi kiện
Căn cứ vào nội dung tranh chấp thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại thì thời hiệu khởi kiện được xác định như sau:
Thời hiệu khởi kiện giải quyết tranh chấp giữa những người được hưởng di sản từ thừa kế với nhau để xác định ai là người thực hiện nghĩa vụ tài sản: Căn cứ theo hướng dẫn tại Khoản 2 Điều 623 Bộ Luật Dân sự 2015 thì thời hiệu khởi kiện trong trường hợp này là 10 năm kể từ thời gian mở thừa kế.
Thời hiệu khởi kiện giải quyết tranh chấp giữa người được hưởng di sản với chủ nợ của người chết về việc thực hiện các nghĩa vụ tài sản. Căn cứ theo hướng dẫn tại Khoản 3 Điều 623 Bộ Luật Dân sự 2015 thì thời hạn giải quyết tranh chấp này là 03 năm kể từ thời gian mở thừa kế. Trình tự thủ tục giải quyết tranh chấp