Sự gia tăng của các Đảng viên thuộc Đảng Cộng sản Việt Nam đặt ra yêu cầu quản lý hiệu quả đối với những cá nhân này. Điều lệ Đảng, các văn bản pháp luật là các căn cứ điều chỉnh cách ứng xử của Đảng viên trong các quan hệ xã hội. Việc kiểm tra Đảng viên là một trong các hoạt động cần thiết nhằm nắm bắt thái độ, tinh thần, trách nhiệm của Đảng viên trong quá trình sinh hoạt Đảng và được ghi nhận trong Biên bản kiểm tra Đảng viên.Trong nội dung trình bày dưới đây, Công ty Luật LVN Group xin gửi tới quý khách hàng thông tin về Mẫu biên bản kiểm tra Đảng viên và hướng dẫn soạn thảo chi tiết . Mời khách hàng cùng theo dõi.
1. Biên bản kiểm tra Đảng viên là gì?
Biên bản kiểm tra Đảng viên là văn bản ghi nhận sự kiện ,diễn biến kiểm tra Đảng viên đang sinh hoạt trong chi bộ Đảng của mình.
Biên bản kiểm tra Đảng viên là căn cứ để đánh giá tình hình hoạt động của Đảng viên, là cơ sở để xem xét việc tuyên dương hay phê bình Đảng viên trong công tác hoạt động của bản thân.
2. Mẫu biên bản kiểm tra Đảng viên:
ĐẢNG ỦY TRƯỜNG ……………..
CHI BỘ SINH VIÊN ……………
ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
…………., ngày…tháng…năm…
Biên bản kiểm tra đảng viên
Hôm nay, ngày…tháng…năm… tại trường ………… Chi uỷ chi bộ tiến hành hội nghị kiểm tra Đảng viên ………….
1. Thành phần:
– Ban chi uỷ chi bộ.
– Đ/c ………………
2. Tiến trình công tác:
1. Đ/c ………………… đọc bản tự kiểm điểm đảng viên.
– Nêu kết quả đạt được trong việc thực hiện nhiệm vụ được phân công.
– Trình bày vấn đề nộp đảng phí năm ……………
– Những hạn chế và tồn tại.
2. Nhận xét của chi bộ đối với cá nhân đồng chí ………………
– Ưu điểm:
+ Chấp hành tốt mọi chủ trương của Đảng, Chính sách Pháp luật của nhà nước.
+ Có lối sống lành mạnh, trong sáng, giản dị.
+ Giữ vững phẩm chất của người Đảng viên.
+ Thực hiện tốt nhiệm vụ của người Đảng viên ở nơi công tác cũng như ở nơi cư trú.
+ Hoàn thành tốt nhiệm vụ được cấp trên giao cho.
+ Đóng Đảng phí trọn vẹn và đúng thời gian quy định.
– Nhược điểm:
+ Tinh thần đấu tranh phê và tự phê còn chưa cao, đôi khi còn nể nang trong việc đấu tranh chống những biểu hiện tiêu cực.
Chi bộ xếp loại: Đảng viên đủ tư cách hoàn thành tốt nhiệm vụ.
Hội nghị kết thúc vào hồi …… giờ cùng ngày.
CHỦ TỌA
(ký và ghi rõ họ tên)
THƯ KÝ
(ký và ghi rõ họ tên)
3. Hướng dẫn soạn thảo chi tiết mẫu biên bản kiểm tra Đảng viên:
Nội dung biên bản kiểm tra Đảng viên khá đơn giản, người lập biên bản chú ý các vấn đề sau: trước hết phải ghi nơi diễn ra, thời gian tiến hành kiểm tra Đảng viên, thành phần tham dự, kế hoạch kiểm tra lần lượt theo thứ tự các bước, ở phần nhận xét của chi bộ chỉ cần ghi tóm tắt nội dung, đủ ý của người nhận xét. Cuối biên bản chủ tọa và thư ký, ký và ghi rõ họ tên.
4. Các vấn đề về Đảng viên:
Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam là chiến sĩ cách mạng trong đội tiên phong của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và dân tộc Việt Nam, suốt đời phấn đấu cho mục đích, lý tưởng của Đảng, đặt lợi ích của Tổ quốc, của giai cấp công nhân và nhân dân lao động lên trên lợi ích cá nhân; chấp hành nghiêm chỉnh Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, các nghị quyết của Đảng và pháp luật của Nhà nước; có lao động, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; có đạo đức và lối sống lành mạnh; gắn bó mật thiết với nhân dân; phục tùng tổ chức, kỷ luật của Đảng, giữ gìn đoàn kết thống nhất trong Đảng.
Mục đích của công tác kiểm tra, giám sát công tác cán bộ đối với tổ chức đảng và cán bộ, đảng viên:
– Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng, sự đoàn kết thống nhất; giữ gìn kỷ luật, kỷ cương của Đảng trong công tác cán bộ.
– Đánh giá đúng công tác cán bộ, kịp thời phát hiện, chấn chỉnh và xử lý các khuyết điểm, vi phạm của tổ chức đảng và cán bộ, đảng viên, bảo đảm công tác cán bộ được thực hiện đúng quy định.
– Góp phần chủ động phòng ngừa, ngăn chặn chạy chức, chạy quyền trong công tác cán bộ; sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá” trong cán bộ, đảng viên; kịp thời phát hiện, nêu gương người tốt, việc tốt đối với các tập thể và cá nhân.
Nguyên tắc thực hiện:
– Kiểm tra, giám sát công tác cán bộ phải tuân thủ Điều lệ Đảng và các quy định của Đảng, bảo đảm sự thống nhất quy định của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư về công tác cán bộ và kiểm tra, giám sát công tác cán bộ.
– Khi phát hiện tổ chức, cá nhân có vi phạm trong công tác cán bộ phải tiến hành kiểm tra, kết luận và xử lý nghiêm minh, chính xác, kịp thời.
– Các cấp ủy, tổ chức đảng phải thường xuyên lãnh đạo, chỉ đạo, tự kiểm tra và tổ chức kiểm tra, giám sát công tác cán bộ theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
Chế độ kiểm tra đối với cán bộ, đảng viên:
– Thường xuyên tự kiểm tra, đánh giá ưu điểm, khuyết điểm trong công tác và việc tu dưỡng, rèn luyện về phẩm chất đạo đức, lối sống.
– Định kỳ hằng năm, tự phê bình và phê bình ở chi bộ và cấp ủy, tổ chức chính quyền, đoàn thể mà mình là thành viên.
– Hằng năm, chi ủy nơi cán bộ, đảng viên công tác lấy ý kiến nhận xét của chi bộ nơi cư trú về bản thân cán bộ, đảng viên và gia đình trong việc chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và quy định của địa phương.
– Chịu sự kiểm tra của chi bộ nơi sinh hoạt và tổ chức đảng cấp trên.
Trách nhiệm của chủ thể kiểm tra:
– Cấp ủy, ban thường vụ cấp ủy các cấp lãnh đạo, chỉ đạo các tổ chức đảng (cấp ủy, các đơn vị tham mưu, giúp việc của cấp ủy, ủy ban kiểm tra) phối hợp tiến hành kiểm tra và trực tiếp tiến hành kiểm tra theo thẩm quyền.
– Ủy ban kiểm tra kiểm tra cán bộ, đảng viên (kể cả cấp ủy viên cùng cấp) và tổ chức đảng cấp dưới khi có dấu hiệu vi phạm; kiểm tra tổ chức đảng cấp dưới thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát về công tác cán bộ; xem xét, kết luận và xử lý kỷ luật theo thẩm quyền.
– Ban tổ chức cấp ủy chủ trì kiểm tra về việc chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước liên quan đến công tác cán bộ; kiểm tra theo thẩm quyền về chế độ báo cáo, nhận xét, đánh giá cán bộ, đánh giá chất lượng đảng viên, tổ chức đảng theo định kỳ; về lịch sử chính trị và chính trị hiện nay của cán bộ.
– Các đơn vị tham mưu, giúp việc khác của cấp ủy kiểm tra công tác cán bộ thuộc phạm vi được phân công phụ trách; phối hợp thực hiện công tác kiểm tra theo yêu cầu của cấp ủy, tổ chức đảng và đề nghị của ủy ban kiểm tra.
– Ban cán sự đảng, đảng đoàn lãnh đạo công tác kiểm tra những vấn đề thuộc chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của ban cán sự đảng, đảng đoàn về công tác cán bộ.
– Chi bộ kiểm tra đảng viên trong thực hiện nhiệm vụ của chi bộ giao về các nội dung trong công tác cán bộ.
Nội dung kiểm tra:
– Về điều kiện, tiêu chuẩn cán bộ theo hướng dẫn.
– Việc chấp hành và tổ chức thực hiện các quyết định của tập thể về công tác cán bộ trong lĩnh vực được phân công phụ trách (đối với người đứng đầu cấp ủy, tổ chức đảng, đơn vị, đơn vị).
– Việc tham mưu, đề xuất và thẩm định, quyết định các nội dung về công tác cán bộ.
– Việc chấp hành các nghị quyết, quyết định của cấp ủy, tổ chức đảng về công tác cán bộ.
Về tự kiểm tra của cán bộ, đảng viên:
– Hằng năm, cán bộ, đảng viên tự phê bình trước chi bộ và kiểm điểm theo quy chế công tác của cấp ủy, nếu là cấp ủy viên; có nhận xét của chi bộ nơi sinh hoạt và nơi cư trú.
– Cán bộ, đảng viên tiếp thu ý kiến của tập thể về ưu điểm, khuyết kiểm; đề ra biện pháp phát huy ưu điểm và sửa chữa, khắc phục khuyết điểm; gửi kết quả kiểm điểm về ban thường vụ, ban tổ chức của cấp ủy cấp mình.
Phương pháp kiểm tra:
– Xây dựng chương trình, kế hoạch kiểm tra định kỳ, trong đó có nội dung kiểm tra về cán bộ và công tác cán bộ để lãnh đạo, chỉ đạo công tác kiểm tra (đối với cấp ủy các cấp) và thực hiện kiểm tra.
– Các tổ chức đảng tiến hành kiểm tra theo quy trình kiểm tra của cấp ủy, ủy ban kiểm tra các cấp.
– Kết hợp công tác kiểm tra với công tác tư tưởng, tổ chức, bảo vệ chính trị nội bộ, tự phê bình và phê bình; kết hợp kiểm tra định kỳ hằng năm với kiểm điểm theo quy chế đánh giá cán bộ. Nếu phát hiện có vi phạm thì cấp ủy chỉ đạo xem xét, kết luận và xử lý kỷ luật theo thẩm quyền.
Thẩm quyền của chủ thể kiểm tra:
– Quyết định theo thẩm quyền hoặc đề nghị, yêu cầu hủy bỏ, thu hồi các quyết định không đúng về công tác cán bộ.
– Đề nghị cấp ủy quản lý cán bộ xem xét, cân nhắc, bố trí công việc khác cho phù hợp đối với cán bộ, đảng viên có biểu hiện suy thoái, cơ hội chính trị, tham nhũng, tiêu cực, uy tín giảm sút dù đơn vị chức năng chưa kết luận được.
– Được yêu cầu tạm dừng việc thực hiện các nội dung trong công tác cán bộ đối với cán bộ, đảng viên có dấu hiệu vi phạm.
– Thực hiện thẩm quyền kiểm tra, xem xét, xử lý theo hướng dẫn của Đảng.
Quý khách hàng có thể sẽ quan tâm: Luật thuế sử dụng đất phi nông nghiệp 2010 số 48/2010/QH12
Có thể bạn quan tâm: Thông tư 10/2017 hướng dẫn về thuế sử dụng đất phi nông nghiệp