Đối tượng không được bảo hộ nhãn hiệu [Chi tiết 2023]

Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu được xem là một trong những bước cần thiết khi bắt đầu công việc kinh doanh. Vừa đảm bảo được pháp luật bảo vệ lại vừa để quảng bá cho thương hiệu khi mà tình trạng cạnh tranh không lành mạnh sao chép, đánh cắp thương hiệu ngày càng nhiều. Bảo vệ thương hiệu không quá khó thế nhưng có nhiều trường hợp vẫn không đủ điều kiện để đăng ký. Cần phải nắm rõ điều kiện mà luật quy định để quá trình đăng ký diễn ra thuận lợi và tiết kiệm thời gian. Sau đây, LVN Group muốn gửi tới quý bạn đọc nội dung trình bày “Đối tượng không được bảo hộ nhãn hiệu [Chi tiết 2023]” và một vài vấn đề pháp lý có liên quan:

Đối tượng không được bảo hộ nhãn hiệu [Chi tiết 2023]

1. Các điều kiện để được đăng ký bảo hộ nhãn hiệu

Các nhãn hiệu sẽ được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện quy định tại điều 72 Luật Sở hữu trí tuệ như sau:

  • Là dấu hiệu được nhìn thấy bằng mắt như màu sắc, chữ cái, chữ số, hình ảnh, hình vẽ, hình ảnh 3 chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc. Nghĩa là nhãn hiệu đó phải cảm nhận được bằng mắt thường. Hay nói cách khác nhãn hiệu phải tồn tại dưới dạng một vật chất nhất định, dưới dạng chữ viết hoặc hình ảnh;
  • Dấu hiệu có khả năng tạo nên sự khác biệt, phân biệt so với các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ của chủ thể khác. Điều này có nghĩa là nhãn hiệu đó phải dễ nhớ, dễ nhận biết và người tiêu dùng có thể dễ dàng phân biệt được sản phẩm, dịch vụ gắn nhãn hiệu đó với các loại sản phẩm, dịch vụ khác.

2. Những trường hợp không được bảo hộ nhãn hiệu

Đối với những trường hợp sau đây (được quy định tại điều 73 và 74 Luật SHTT)  khi đăng ký bảo hộ nhãn hiệu sẽ bị Cục Sở hữu trí tuệ từ chối cấp văn bằng bảo hộ khi thẩm định đơn:

  • Nhãn hiệu được thiết kế giống hoặc tương tự với quốc kỳ, quốc huy của các quốc gia khác;
  • Nhãn hiệu có tính mô tả. Ví dụ bạn đăng ký nhãn hiệu cho cửa hàng ăn với nhãn hiệu NGON thì khả năng bị từ chối bảo hộ cao. Bởi vì từ ngon dùng để miêu tả cảm nhận về món ăn, không có khả năng phân biệt với nhãn hiệu khác;
  • Nhãn hiệu trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu nổi tiếng hoặc đã có trên thị trường;
  • Nhãn hiệu bị coi là trái với trật tự công cộng và đạo đức xã hội. Gồm những nhãn hiệu có từ ngữ vi phạm chuẩn mực đạo đức hoặc tôn giáo;
  • Dấu hiệu làm hiểu sai lệch, gây nhầm lẫn hoặc có tính chất lừa dối người tiêu dùng về nguồn gốc xuất xứ, tính năng, công dụng, chất lượng, giá trị hoặc các đặc tính khác của hàng hóa, dịch vụ. Ví dụ như thanh long Bình Thuận nổi tiếng vì chất lượng nhưng thanh long của bạn được trồng ở Khánh Hòa nhưng đăng ký nhãn hiệu có kèm từ Bình Thuận gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng.

3. Các đối tượng không được bảo hộ nhãn hiệu là?

Tên gọi chung

Tên gọi chung ở đây là tên gọi của sản phẩm, dịch vụ đó.

Ví dụ: Table (có nghĩa là cái bàn) cho sản phẩm cái bàn. Vậy thì nhãn hiệu “Table” sẽ bị từ chối vì đó là tên gọi chung của sản phẩm.

Phần chữ có tính mô tả

Phần này là các từ ngữ để mô tả đặc tính của sản phẩm.

Ví dụ: “Spicy” (có nghĩa là cay) cho sản phẩm tương ớt. Vậy thì phần chữ “Spicy” này có thể bị từ chối khi đăng ký cho tương ớt vì tính mô tả của nó.

Hiểu một cách đơn giản lý do tại sao không bảo hộ độc quyền cho các từ ngữ có tính mô tả là bởi đảm bảo tính công bằng. Sẽ không công bằng khi một từ ngữ mang tính mô tả chung nhưng lại được bảo hộ riêng, bảo hộ độc quyền cho một nhà phân phối để tiếp thị sản phẩm của mình.

Các từ ngữ chỉ chất lượng hay nói cách khác là tán dương sản phẩm cũng có nhiều khả năng bị từ chối.

Ví dụ: BEST – tốt nhất; INNOVATIVE – sáng tạo…

Để không bị từ chối, các từ ngữ này có thể đi kèm với những bộ phận khác của nhãn hiệu mà có khả năng phân biệt.

Nhãn hiệu có tính mô tả

Căn cứ, những nhãn hiệu này có khả năng lừa dối người tiêu dùng về:

– đặc điểm, tính chất

– chất lượng sản phẩm

– nguồn gốc địa lý của sản phẩm.

Trái trật tự công cộng và đạo đức

Dấu hiệu bao gồm các từ ngữ và hình ảnh minh hoạ khi vi phạm các chuẩn mực về đạo đức, tôn giáo, trật tự công cộng thì sẽ không được phép đăng ký nhãn hiệu. Đây là một trong những trường hợp cấm.

Quốc kỳ, quốc huy, dấu xác nhận và các biểu tượng

Đây cũng là một trong những trường hợp bị loại ra khỏi đối tượng được đăng ký bảo hộ nhãn hiệu. Trừ khi được chính các đơn vị, tổ chức đó đồng ý cho phép sử dụng hình ảnh, biểu tượng đó để làm nhãn hiệu.

Xung đột quyền của nhãn hiệu đã được bảo hộ

Trong trường hợp dấu hiệu trùng nhau hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn cho cùng nhóm sản phẩm, dịch vụ thì dấu hiệu đăng ký sau sẽ bị từ chối. Trong trường hợp nãy mỗi quốc gia lại có những cách xử lý khác nhau. Có những quốc gia chỉ thực hiện việc tra cứu đối chứng khi có đơn phản đối của bên thứ ba sau khi công bố nhãn hiệu. Có những quốc gia, trong đó có Việt Nam thì thực hiện việc kiểm tra đối chứng được tiến hành với các nhãn hiệu đã được chấp nhận đơn đăng ký bảo hộ.

4. Những lưu ý về công đoạn thiết kế nhãn hiệu để đáp ứng điều kiện bảo hộ

Việc thiết kế nhãn hiệu thế nào ảnh hưởng rất lớn đến việc Cục sở hữu trí tuệ chấp thuận hay từ chối đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu. Do đó, bạn cần chú ý:

  • Nên thiết kế cả hình và chữ cho nhãn hiệu để tăng khả năng phân biệt cũng như sự độc đáo của nhãn hiệu giúp người tiêu dùng ấn tượng hơn;
  • Không nên thiết kế nhãn hiệu giống với hình ảnh hoặc tương tự với quốc huy, quốc kỳ hoặc tổ chức chính phủ khác;
  • Quan trọng nhất là phải xem xét nhãn hiệu của mình có tương tự hay trùng với bất kỳ nhãn hiệu của cá nhân, tổ chức khác không. Vì nó ảnh hưởng lớn đến khả năng bảo hộ của nhãn hiệu;
  • Nhãn hiệu nên được thiết kế sao cho có thể truyền tải thông điệp mà sản phẩm muốn gửi gắm đến người tiêu dùng.

Trên đây là toàn bộ nội dung của chúng tôi về vấn đề Đối tượng không được bảo hộ nhãn hiệu [Chi tiết 2023] cũng như các vấn đề pháp lý có liên quan. Trong quá trình nghiên cứu nếu như quý bạn đọc còn câu hỏi và có nhu cầu sử dụng dịch vụ tư vấn của LVN Group vui lòng liên hệ với chúng tôi bằng cách để lại bình luận hoặc liên hệ qua các thông tin dưới đây để được tư vấn và trả lời một cách cụ thể nhất.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com