Kế toán thực chứng là gì? - Biểu mẫu
Văn Phòng Luật LVN
Trang chủ - ACC - Kế toán thực chứng là gì?

Kế toán thực chứng là gì?

Phương pháp nghiên cứu kế toán thực chứng là phương pháp có giá trị cao. Do đó, việc có những nghiên cứu thực chứng trong kế toán là cần thiết không phải chỉ ở các quốc gia khác mà ngay cả ở Việt Nam. Trong nội dung trình bày này cùng LVN Group nghiên cứu về Kế toán thực chứng là gì?
Kế toán thực chứng là gì?

1. Lý thuyết kế toán thực chứng

Lý thuyết kế toán thực chứng là một nhánh của kinh tế học thực chứng (Positive Economic Theory). Milton Friedman, nhà kinh tế học đoạt giải Nobel người Mỹ, người được tờ The Economist coi là một nhà kinh tế có ảnh hưởng lớn nhất nửa sau thế kỷ 20, đã cổ súy cho lý thuyết kinh tế thực chứng, hướng tới giải thích và phán đoán các sự kiện kinh tế chưa được kiểm chứng và quan sát thấy. Công trình điển hình của ông về lý thuyết kinh tế thực chứng là cuốn sách “Essays in Positive Economics” (1953).
Lý thuyết kế toán thực chứng được hai giáo sư người Mỹ, Ross Watts và Jerold Zimmerman đẩy mạnh phát triển từ những năm cuối thập niêm 1960s cho đến nay qua hàng loạt các công trình nghiên cứu của mình. Hai ông cũng là đồng chuyên gia cuốn sách nổi tiếng “Positive LVN Groupounting Theory” được xuất bản vào năm 1986.

2. Nội dung của kế toán thực chứng

Nghiên cứu các hành vi phù phép lợi nhuận, biết lỗ thành lãi và ngược lại, dường như gần gũi hơn đối với thị trường chứng khoán Việt Nam. Hàng loạt các hành động “cố tình” che dấu lãi/lỗ của các doanh nghiệp niêm yết được kiểm toán viên điều chỉnh. Lý thuyết kế toán thực chứng nghiên cứu nguyên nhân và giải thích cho các hành động trên.
Thông thường kế toán thực chứng nghiên cứu các hành vi cơ hội dựa trên lợi ích của các nhóm người khác nhau, có thể kể đến mối quan hệ giữa chủ sở hữu – nhà quản lý doanh nghiệp – người cho vay (Owner-Manager-Lender), hay còn gọi là lý thuyết người uỷ quyền (Agency Theory). Mỗi nhóm người có lợi ích khác nhau và hành động của họ thường phục vụ lợi ích của nhóm.
Trường hợp điển hình là số liệu lợi nhuận của Vinaconex (VCG) năm 2009 sau kiểm toán giảm gần 257 tỷ đồng so với số liệu lợi nhuận trước kiểm toán. Hay sự kiện gần đây nhất là Công ty Du lịch Dầu khí Phương Đông (PDC) có lợi nhuận trước kiểm toán là 3 tỉ đồng nhưng kết quả kiểm toán cho thấy Công ty lỗ gần 60 tỉ đồng. Vậy câu hỏi được đặt ra là tại sao lại có sự chênh lệch lớn như vậy?, nguyên nhân cốt lõi là gì?. Theo các nghiên cứu về phù phép lợi nhuận, ban lãnh đạo thường công bố lợi nhuận cao nhằm đạt mức lương thưởng gắn với kết quả kinh doanh và đồng thời giữ giá cổ phiếu khi họ cũng là những cổ đông lớn.
Lý thuyết kế toán thực chứng đồng thời còn nghiên cứu về lợi nhuận bị tác động dựa trên các yếu tố phí tổn chính trị (Political cost). Yếu tố phí tổn chính trị đối với doanh nghiệp được coi là các phí tổn phi hợp đồng. Ví dụ như công đoàn công ty sẽ gây sức ép với ban lãnh đạo để được trả lương cao hơn khi công ty có lãi cao. Đó là động lực để ban lãnh đạo phù phép giảm lợi nhuận thông qua các thủ thuật kế toán. Ví dụ cụ thể hơn trên thị trường chứng khoán Việt Nam là trường hợp Công ty Cổ phần Bông Bạch Tuyết phù phép lỗ thành lãi trong 2 năm trước khi niêm yết nhằm đạt được điều kiện tiên quyết để niêm yết cổ phiếu của Bông Bạch Tuyết trên thị trường chứng khoán. Hoặc, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) kêu lỗ và đòi tăng giá điện trong khi lương và thưởng thuộc hàng cao nhất ở Việt Nam.
Lý thuyết kế toán thực chứng giúp chúng ta giải thích được nguyên nhân của các sự kiện trên. Từ đó, các đối tượng sử dụng thông tin kế toán khác nhau sẽ có các hành động khác nhau. Người viết với tư cách là một kiểm toán viên nhận định rằng nếu các kiểm toán viên đều hiểu được sâu sắc các nguyên nhân tác động lợi nhuận và ảnh hưởng đến thị trường thế nào thì có thể giảm thiểu rủi ro kiểm toán. Những nhà đầu tư hiểu được xu thế biến động của giá cổ phiếu trước các thông tin kế toán sẽ có những hành động phù hợp. Hoặc, những nhà hoạch định chính sách kế toán, chính sách thị trường vốn có thể đưa ra các chính sách phù hợp nhằm minh bạch hóa thị trường góp phần nâng cao chất lượng thị trường.

3. Thực trạng và những yêu cầu đặt ra cho kế toán thực chứng tại Việt Nam

Thông tư số 200/2014/TT-BTC được đánh giá là phù hợp với thông lệ quốc tế nhưng vẫn còn một số tồn tại, bất hợp lý.
Thứ nhất, liên quan đến hạch toán chênh lệch tỷ giá hối đoái từ việc vay ngoại tệ liên quan đến tài hạn phải được vốn hóa theo thông lệ quốc tế (IAS 23) cũng như chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS 16). Quy định trong Thông tư 200, tất cả các khoản chênh lệch tỷ giá phát sinh trực tiếp cho tài sản dài hạn vẫn ghi nhận vào lãi (lỗ) trong kỳ, không được vốn hóa.
Bên cạnh đó, quy định về hạch toán doanh thu theo Thông tư 200 sẽ làm con số doanh thu và lợi nhuận trên Báo cáo tài chính của các doanh nghiệp bất động sản trong năm bắt đầu áp dụng Thông tư này sẽ có biến động lớn. Chính vì vậy, đã có những phản hồi từ doanh nghiệp yêu cầu của Bộ Tài chính lùi thêm thời hạn áp dụng quy định mới này.
Thứ hai, việc trích trước chi phí sửa chữa TSCĐ theo yêu cầu kỹ thuật phải được tiến hành sửa chữa định kỳ, Thông tư 200 yêu cầu ghi nhận một khoản dự phòng nợ phải trả. Tuy nhiên, các ghi nhận này vi phạm nguyên tắc ghi nhận dự phòng nợ phải trả theo thông lệ quốc tế (IAS 37) cũng như chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS 18). Khoản trích trước này không thỏa mãn điều kiện là một sự kiện có tính chất bắt buộc, đây chỉ là ý định của đơn vị sẽ tiến hành sửa chữa, không thể hiện việc đơn vị có nghĩa vụ phải làm. Do vậy, không thể ứng xử là một khoản dự phòng nợ phải trả.
Vậy những bất cập, nội dung còn mâu thuân giữa các quy định chính sách kế toán cần có những nghiên cứu đánh giá thực nghiệm cụ thể trên thực tiễn. Những quy định này cần được đánh giá, xem xét tác động ảnh hưởng tới phản ứng của doanh nghiệp, của thị trường, sự tất yếu cần có những nghiên cứu thực chứng để có kết quả nhằm điều chỉnh các chính sách ban hành sao cho hiệu quả và kinh tế nhất.
Việt Nam có rất ít những nghiên cứ về tác động trong thực tiễn của các quy định về kế toán đối với nền kinh tế và thị trường vốn được công bố. Những nghiên cứu thực nghiệm trong thực tiễn sẽ là cơ sở tốt nhất cho những nhà hoạch định chính sách đưa ra những chính sách kế toán mới hoặc sửa đổi và hoàn thiện những chính sách đã ban hành. Sự phát triển của các nghiên cứu thực chứng sẽ là một tiền đề cần thiết trong sự phát triển ngành Kế toán Việt Nam, hướng tới một hệ thống kế toán không những phù hợp với thông lệ kế toán quốc tế mà còn phù hợp với thực tiễn ở Việt Nam.
Trên đây là nội dung trả lời cho câu hỏi Kế toán thực chứng là gì? của Luật LVN Group xin gửi tới các bạn đọc. Hi vọng sẽ là nguồn thông tin hữu ích dành cho quý bạn đang quan tậm. Xin càm ơn.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com