Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp của các nước chi tiết - Biểu mẫu
Văn Phòng Luật LVN
Trang chủ - ACC - Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp của các nước chi tiết

Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp của các nước chi tiết

Không chỉ ở Việt Nam, nhìn ra nhiều nước trên thế giới cho thấy, doanh nghiệp có quy mô nhỏ luôn là đối tượng được chú trọng trong các chính sách phát triển kinh tế, trong đó có chính sách ưu đãi thuế. Ở Việt Nam, mức thuế thu nhập doanh nghiệp cũng giảm nhanh so với lộ trình. Bài viết sau đây, LVN Group xin chia sẻ đến quý bạn đọc Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp của các nước.

Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp của các nước

1. Doanh nghiệp quy mô nhỏ được ưu đãi mức thuế thấp

Để cân nhắc kinh nghiệm quốc tế, Bộ Tài chính đã có nghiên cứu về vấn đề này. Theo Bộ Tài chính, Chính phủ nhiều nước đã thông qua các chính sách và chương trình hỗ trợ trên các phương diện khác nhau nhằm tạo điều kiện thuận lợi và thúc đẩy sự phát triển nhóm doanh nghiệp này, trong đó chính sách hỗ trợ về thuế cũng là công cụ thường được các nước sử dụng.

Bộ Tài chính cho biết, nhiều nước có quy định áp dụng mức thuế suất thấp hơn mức thuế suất phổ thông như: Hàn Quốc, Hà Lan, Bra-xin… không có quy định về mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) phổ thông cũng như mức thuế ưu đãi đối với doanh nghiệp có quy mô nhỏ.

Tuy nhiên, ở các quốc gia này, thuế TNDN được đánh lũy tiến với các mức thuế suất cao hơn áp dụng đối với phần thu nhập chịu thuế ở mức cao. Ví dụ, tại Hàn Quốc áp dụng mức thuế suất 10% đối với 200 triệu Won chịu thuế đầu tiên, 20% đối với phần thu nhập chịu thuế từ 200 triệu – 20 tỷ Won, 22% đối với phần thu nhập chịu thuế trên 20 tỷ Won.

Hà Lan áp dụng thuế suất 20% đối với 200.000 EUR thu nhập chịu thuế đầu tiên, 25% đối với phần thu nhập chịu thuế vượt 200.000 EUR.

Bra-xin áp dụng thuế suất 15% đối với 240.000 ry-an thu nhập chịu thuế đầu tiên, 25% đối với phần thu nhập chịu thuế vượt 240.000 ry-an.

Riêng ở Ma-lai-xi-a có quy định mức thuế suất phổ thông là 24%, tuy nhiên doanh nghiệp thường trú có vốn góp từ 2,5 triệu ring-git trở xuống được áp dụng mức thuế suất 19% đối với 500.000 ring-git thu nhập chịu thuế đầu tiên, 24% đối với phần thu nhập chịu thuế vượt 500.000 ring-git.

Ở Trung Quốc, mức thuế suất thuế TNDN phổ thông là 25%, doanh nghiệp nhỏ được áp dụng mức thuế suất ưu đãi là 20%. Tuy nhiên, trong giai đoạn 2015 – 2017, để hỗ trợ và thúc đẩy sự phát triển của các doanh nghiệp nhỏ, các doanh nghiệp có thu nhập chịu thuế thấp còn được ưu đãi nhiều hơn như áp dụng thuế suất 10% trong từ ngày 01/01/2015 – 31/12/2017 cho doanh nghiệp có thu nhập chịu thuế nhỏ hơn 200.000 CNY và mức 20% trong giai đoạn 1/1/2015 – 30/9/2015, 10% trong giai đoạn 1/10/2015 – 31/12/2017 cho doanh nghiệp có thu nhập chịu thuế từ 200.000 – 300.000 CNY. Kể từ ngày 1/01/2019 – 31/12/2021, áp dụng mức 5% đối với doanh nghiệp có thu nhập tính thuế dưới 1 triệu CNY, mức 10% đối với doanh nghiệp có thu nhập tính thuế từ 1 triệu NDT đến 3 triệu CNY.

Ở Thái Lan, mức thuế suất thuế TNDN phổ thông là 20% nhưng các doanh nghiệp có quy mô nhỏ cũng được áp dụng thuế suất ưu đãi ở mức thấp hơn. Theo đó, các doanh nghiệp có quy mô nhỏ có thu nhập chịu thuế từ 300.000 bạt trở xuống được miễn thuế, từ 300.000 – 3.000.000 bạt được áp dụng mức thuế suất 15% và trên 3.000.000 bạt áp dụng mức thuế suất 20%.

Đặc biệt, trong giai đoạn 2016 – 2017, để thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp có quy mô nhỏ, Thái Lan thực hiện ưu đãi nhiều hơn đối với doanh nghiệp có quy mô nhỏ như từ ngày 01/01/2016 – 31/12/2016 thực hiện miễn thuế hoàn toàn cho doanh nghiệp có quy mô nhỏ và từ ngày 01/01/2017 – 31/12/2017 thực hiện miễn thuế cho doanh nghiệp có thu nhập chịu thuế từ 300.000 baht trở xuống, áp dụng thuế suất 10% cho doanh nghiệp có thu nhập chịu thuế lớn hơn 300.000 baht.

2. Thuế thu nhập doanh nghiệp của Việt Nam giảm nhanh so với lộ trình

Theo số liệu thống kê, Bộ Tài chính cho biết, thực tiễn tại Việt Nam, với đa số doanh nghiệp là doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ (chiếm hơn 93% tổng số doanh nghiệp) và các doanh nghiệp càng có quy mô nhỏ thì càng dễ bị tổn thương trước những biến động của nền kinh tế, môi trường kinh doanh, trước sự cạnh tranh khi hội nhập kinh tế quốc tế.

Vì vậy, trong những thời gian khó khăn trước tác động, ảnh hưởng của suy thoái, khủng hoảng kinh tế giai đoạn vừa qua (từ 2008 – 2015), Quốc hội đã ban hành nhiều nghị quyết về hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho một số đối tượng doanh nghiệp thuộc nhóm doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Tại Luật thuế TNDN (sửa đổi) cũng đã xác định doanh nghiệp có quy mô nhỏ và siêu nhỏ (là doanh nghiệp có tổng doanh thu năm trước liền kề không quá 20 tỷ đồng) được áp dụng mức thuế suất (20%) thấp hơn mức thuế suất phổ thông (25%, 22%) trong giai đoạn 2013 – 2015.

Chính sách thuế TNDN của Việt Nam được điều chỉnh giảm dần từ 32% xuống 28%, 25%, 22% và từ năm 2016 đến nay là 20%. Mặt khác còn có mức thuế suất ưu đãi là 10%, 15% và 17%, áp dụng đối với một số trường hợp trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp thực hiện ở địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn…

Vì vậy có thể khẳng định, mức thuế TNDN của Việt Nam đã được sâu và nhanh hơn so với lộ trình và phù hợp với xu hướng của nhiều nước trên thế giới.

Việc ưu đãi thuế, bên cạnh nhận được sự ủng hộ của dư luận và doanh nghiệp, tuy nhiên, theo một số chuyên gia kinh tế, cũng như đã có những tổ chức quốc tế đề nghị Việt Nam cần rà soát lại tổng thể để loại bỏ những chính sách ưu đãi thuế không hiệu quả, gây lãng phí nguồn lực ngân sách nhà nước. Theo đó, cần rà soát, thu hẹp diện miễn, giảm thuế… hạn chế tối đa việc lồng ghép chính sách xã hội trong các luật thuế; rà soát các chính sách ưu đãi thuế.

3. Hàm ý cho Việt Nam

Nguồn thu từ thuế của Việt Nam có xu hướng giảm trong khi thâm hụt ngân sách và nợ công có xu hướng tăng trong thời gian gần đây đặt ra nhiều áp lực trong việc huy động nguồn thu cho ngân sách, đặc biệt trong bối cảnh Việt Nam đang từng bước cơ cấu lại thu ngân sách (nâng cao tỷ lệ động viên từ thu nội địa, giảm dần sự phụ thuộc vào nguồn thu không bền vững).

Từ việc nghiên cứu một số kinh nghiệm quốc tế và xu hướng điều chỉnh chính sách thuế TNDN, có thể rút ra một số bài học: (1) Cân nhắc việc giảm thuế suất thuế TNDN phổ thông vì mặc dù phần lớn của các quốc gia có xu hướng giảm thuế suất thuế TNDN phổ thông, nhưng những năm vừa qua Việt Nam đã nỗ lực cải cách thuế TNDN theo hướng này và hiện tại mức thuế suất thuế TNDN phổ thông (20%) cũng khá thấp so với nhiều nước trong khu vực nên việc tiếp tục giảm thuế suất không còn là biện pháp hiệu quả nhất trong thời gian hiện nay. (2) Hướng tới việc mở rộng cơ sở thuế TNDN (như đối với hoạt động thương mại điện tử, giao dịch điện tử, hoạt động quảng cáo, mua bán hàng qua mạng; bổ sung quy định vốn mỏng…) vì đây là một trong những biện pháp có hiệu quả nhằm hướng tới mục tiêu bao quát nguồn thu phát sinh, qua đó làm tăng thu ngân sách từ thuế TNDN, đồng thời bắt kịp với sự phát triển của nền kinh tế trong nước cũng như trên thế giới.

Trên đây là toàn bộ nội dung về Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp của các nước. Hy vọng nội dung trình bày đã gửi tới cho bạn những kiến thức bổ ích về thuế và phương pháp tính thuế chính xác, nhanh chóng.Mọi câu hỏi liên quan vui lòng liên hệ với chúng tôi để được đội ngũ chuyên viên hỗ trợ kịp thời. Công ty Luật LVN Group – Đồng hành pháp lý cùng bạn.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com