Dịch vụ kế toán hành chính sự nghiệp hàng tồn kho - Biểu mẫu
Văn Phòng Luật LVN
Trang chủ - ACC - Dịch vụ kế toán hành chính sự nghiệp hàng tồn kho

Dịch vụ kế toán hành chính sự nghiệp hàng tồn kho

Kế toán nguyên vật liệu công cụ dụng cụ có đối tượng kế toán là các loại vốn bằng tiền, vật liệu, công cụ dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa, đầu tư tài chính ngắn hạn và các phương  pháp  hạch  toán  thu,  chi  tiền  mặt,  tăng, giảm tiền gửi và tiền đang chuyển; hạch toán tồn kho, xuất kho, nhập kho các loại vật tư, sản phẩm, hàng hóa và chứng khoán ngắn hạn…, Vậy kế toán hành chính sự nghiệp hàng tồn kho thế nào? Sau đây, chúng ta sẽ nghiên cứu về Dịch vụ kế toán hành chính sự nghiệp hàng tồn kho.

Dịch vụ kế toán hành chính sự nghiệp hàng tồn kho

1. Khái niệm kế toán hành chính sự nghiệp 

Kế toán hành chính sự nghiệp là người có trách nhiệm chấp hành, quản lý ngân sách, điều hành các hoạt động kinh tế, tài chính tại các đơn vị hành chính sự nghiệp (như ủy ban, trường học, bệnh viện,…). Các đơn vị hành chính sự nghiệp cần lập dự toán để có thể quản lý hiệu quả và chủ động trong các khoản chi tiêu. Dựa vào báo cáo dự toán, kinh phí sẽ được Nhà nước cấp cho từng đơn vị.

2. Hạch toán nguyên vật liệu tồn kho đến 31/12

– Căn cứ vào biên bản kiểm kê nguyên vật liệu ngày 31/12, kế toán lập chứng từ phản ánh toàn bộ giá trị NVL tồn kho liên quan đến số kinh phí hoạt động được cấp trong năm để quyết toán vào chi hoạt động của năm báo cáo, ghi:

Nợ TK 6612     

              Có TK 3371

=> Trị giá nguyên liệu, vật liệu tồn kho

– Hạch toán năm sau đối với nguyên liệu, vật liệu đã quyết toán vào kinh phí năm trước:

    +  Nếu NVL còn sử dụng được, khi xuất sử dụng, kế toán ghi:

      Nợ TK 3371    

             Có TK 152, 153    

=> Trị giá nguyên liệu, vật liệu tồn kho

+ Nếu nguyên liệu, vật liệu không sử dụng được các cấp có thẩm quyền cho phép thanh lý, nhượng bán, kế toán ghi các bút toán sau:

BT1: Phản ánh giá trị nguyên liệu, vật liệu xuất để thanh lý, nhượng bán:

Nợ TK 3371            

             Có TK 152, 153

 

=> Trị giá NVL, CC – DC xuất kho thanh lý, nhượng bán

BT2: Phản ánh số thu được về thanh lý, nhượng bán:

       Nợ TK 111, 112, 311 

              Có TK 511

=> Số thu từ thanh lý nhượng bán

BT3: Phản ánh chi phí liên quan đến quá trình thanh lý, nhượng bán

        Nợ TK 511                  

               Có TK 111, 112

=> Chi phí thanh lý nhượng bán

BT4: Phản ánh việc xử lý khoản chênh lệch từ thanh lý, nhượng bán:

    + Nếu chênh lệch thu lớn hơn chi.

        Nợ TK 511: Chênh lệch thu lớn hơn chi

               Có TK 421: Phần ghi chênh lệch thu, chi chưa xử lý

               Có TK 333: Phần phải nộp ngân sách.

               Có TK 461: Phần bổ sung nguồn kinh phí sự nghiệp.

     + Nếu chênh lệch thu nhỏ hơn chi.

         Nợ TK 661, 662: Chênh lệch thu nhỏ hơn chi tính vào chi phí

         Nợ TK 421: Phần ghi chênh lệch thu, chi chưa xử lý.

                Có TK 511: Chênh lệch thu nhỏ hơn chi.

3. Thực trạng quy định kế toán nguyên vật liệu (NVL), công cụ, dụng cụ (CCDC) trong đơn vị hành chính sự nghiệp

Theo quy định tại Thông tư 107/2017/TT – BTC, đối với NVL, CCDC giá nhập kho phải theo giá thực tiễn. Việc xác định giá thực tiễn để ghi sổ tùy theo trường hợp:

Đối với giá thực tiễn NVL mua ngoài nhập kho sử dụng cho:

+ Trường hợp 1: Giá thực tiễn NVL mua ngoài nhập kho để sử dụng cho hoạt động hành chính, sự nghiệp, dự án hoặc sử dụng cho hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản (XDCB):

Giá nhập kho = giá mua thực tiễn ghi trên chứng từ (bao gồm các loại thuế gián thu) cộng với (+) các chi phí liên quan đến việc mua NVL c (chi phí thu mua, vận chuyển, bốc xếp,…);

+ Trường hợp 2: Trường hợp NVL mua về sử dụng cho hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng (GTGT) tính theo phương pháp khấu trừ:

Giá trị của NVL mua vào được phản ánh theo giá mua không có thuế GTGT thuế GTGT đầu vào của NVL sẽ được hạch toán vào Tài khoản 133 “Thuế GTGT được khấu trừ”;

+ Trường hợp 3: NVL mua về dùng cho hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp trực tiếp hoặc dùng cho hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT thì giá trị NVL mua vào được phản ánh theo giá mua bao gồm cả thuế GTGT (tổng giá thanh toán).

Đối với NVL mua ngoài nhập kho, sử dụng trong trường hợp 1, quy định trong Thông tư 107/2017/TT – BTC, giá trị NVL nhập kho hoàn toàn tuân theo nguyên tắc giá gốc. Tuy nhiên, trường hợp 2, 3 trong quy định tại quy định trong thông tư này lại hoàn toàn không đề cập đến chi phí thu mua, vận chuyển bốc xếp, … Điều này có thể dẫn đến nhiều cách xử lý kế toán khác nhau.

Đối với giá thực tiễn CCDC mua ngoài nhập kho

Trường hợp 1: Hoạt động hành chính, sự nghiệp, dự án hoặc sử dụng cho hoạt động đầu tư XDCB

Giá thực tiễn CCDC mua ngoài = giá mua thực tiễn ghi trên chứng từ (gồm cả thuế GTGT).

Các chi phí có liên quan đến việc mua CCDC (chi phí thu mua, vận chuyển, bốc xếp,…) được ghi trực tiếp vào các tài khoản chi phí có liên quan đến việc sử dụng CCDC (các Tài khoản loại 6 hoặc Tài khoản loại 2: TK 241- Xây dựng cơ bản dở dang) mua về nhập kho;

Với cách quy định chi phí thu mua, vận chuyển, bốc xếp,… CCDC như trên, giá nhập kho trong trường hợp này không tuân theo nguyên tắc giá gốc. Điều này không hợp lý, vì CCDC thực tiễn chưa đưa vào sử dụng (Tài sản ngắn hạn) nhưng chi phí thu mua lại được phản ánh vào chi phí và Tài sản dài hạn (TK 241- Xây dựng cơ bản dở dang). Điều này không đúng với bản chất sự việc, số liệu phản ánh trên các báo cáo kế toán bị sai lệch nên thông tin gửi tới cho những người sử dụng thông tin không đúng và họ có thể đưa ra các quyết định sai lầm, làm giảm tính kiểm soát đối với tài sản, nguồn vốn của đơn vị.

Trường hợp 2: Trường hợp CCDC mua về sử dụng cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ thuế thì giá trị của CCDC mua vào được phản ánh theo giá mua không có thuế GTGT (thuế GTGT đầu vào của CCDC mua vào được hạch toán vào Tài khoản 133 “Thuế GTGT được khấu trừ”);

Trường hợp 3: Trường hợp CCDC mua về dùng cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp trực tiếp hoặc dùng cho sản xuất, kinh doanh, dịch vụ không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT thì giá trị CCDC mua vào được phản ánh theo giá mua bao gồm cả thuế GTGT (tổng giá thanh toán).

Vì vậy, tượng tự chi phí thu mua, vận chuyển bốc dỡ,… NVL, chi phí thu mua, vận chuyển bốc dỡ,… CCDC trong trường hợp 2, 3 hoàn toàn không được quy định trong Thông tư 107/2017/TT – BTC. Điều này có thể dẫn đến nhiều cách xử lý khác nhau trong kế toán. Một số tình huống xử lý có thể xảy ra:

Tình huống 1: Ghi vào giá nhập kho (Giống trường hợp 1: NVL).

Tình huống 2: Ghi trực tiếp vào các tài khoản chi phí có liên quan đến việc sử dụng công cụ, dụng cụ (các Tài khoản loại 6 hoặc Tài khoản loại 2: TK 241- Xây dựng cơ bản dở dang)  (Giống trường hợp: CCDC).

Mặt khác, theo hướng dẫn tại Khoản 1, Điều 6, Luật Kế toán số 88/2015/QH13, được Quốc hội thông qua ngày 20/11/2015 có quy định:  Giá trị tài sản được ghi nhận ban đầu theo giá gốc. Sau ghi nhận ban đầu, đối với một số loại tài sản mà giá trị biến động thường xuyên theo giá thị trường và giá trị của chúng có thể xác định lại một cách đáng tin cậy, thì được ghi nhận theo giá trị hợp lý tại thời gian cuối kỳ lập báo cáo tài chính. Trong khi:

Trường hợp 1, CCDC quy định trong Thông tư 107, lại không tuân thủ theo nguyên tắc giá gốc.

Trường hợp 2, trường hợp 3 NVL, CCDC quy định trong Thông tư 107 không rõ ràng, nên dẫn đến các cách xử lý khác nhau trong kế toán như đã nêu ở trên. Dẫn đến cùng một sự kiện nhưng nội dung phản ánh lại tạo ra hai nguồn thông tin kế toán mang bản chất khác nhau.

Giải pháp, khuyến nghị

Vì vậy, quy định về chi phí thu mua, bốc xếp,… NVL, CCDC hiện hành đang gặp vấn đề theo hai nhóm lớn:

Một là: Không tuân thủ theo nguyên tắc giá gốc

Hai là: Không quy định rõ.

Chi phí thu mua, bốc xếp,… NVL, CCDC nhập kho hiện nay nên quy định rõ ràng xử lý thống nhất theo nguyên tắc giá gốc, tức là được tính vào trong giá trị hàng mua. Vì vậy, thông tin kế toán gửi tới sẽ theo đúng bản chất, nguyên tắc kế toán. Chất lượng thông tin được nâng cao, góp phần nâng cao chất lượng quyết định của người sử dụng thông tin kế toán, tăng cường tính kiểm soát đối với tài sản, nguồn vốn của đơn vị nói riêng và của quốc gia nói chung.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com