Hướng dẫn các cách tính vốn cố định bình quân hiện nay - Biểu mẫu
Văn Phòng Luật LVN
Trang chủ - ACC - Hướng dẫn các cách tính vốn cố định bình quân hiện nay

Hướng dẫn các cách tính vốn cố định bình quân hiện nay

Có thể nhận thấy rằng số vốn này sẽ mang tính chất đầu tư ứng trước bởi trong trường hợp có sử dụng và đem lại hiệu quả thì sẽ không thật sự bị mất đi. Phía doanh nghiệp sẽ có thể nhanh chóng được thu về lại khi dịch vụ, sản phẩm của mình được kinh doanh một cách hiệu quả. Trong nội dung trình bày này LVN Group sẽ gửi tới cho quý bạn đọc về vấn đề: Hướng dẫn các cách tính vốn cố định bình quân hiện nay.
Hướng dẫn các cách tính vốn cố định bình quân hiện nay

1. Vốn cố định là gì? Phân loại

Vốn cố định trong doanh nghiệp là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ giá trị của TSCĐ và những tài sản dài hạn khác hiện có của doanh nghiệp ở một thời gian nhất định”.
Ví dụ về vốn cố định
Một ví dụ về vốn cố định là nếu một doanh nghiệp đầu tư vào một nhà xưởng nơi mà quá trình sản xuất sẽ diễn ra, nó sẽ được gọi là vốn cố định. Bởi vì:
Thứ nhất, nhà xưởng sẽ không được tiêu thụ trực tiếp bởi quá trình sản xuất. Nhưng nếu doanh nghiệp không có nhà xưởng, hoạt động sản xuất của doanh nghiệp đó sẽ không thể diễn ra.
Thứ hai, đầu tư vào nhà xưởng là một nguồn vốn cố định vì nhà xưởng này sẽ phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh trong thời gian dài và nó có thể được coi là tài sản dài hạn.
Thứ ba, nếu doanh nghiệp nghĩ rằng sẽ bán hết nhà xưởng trong tương lai, doanh nghiệp vẫn sẽ thu được giá trị còn lại ngay cả khi giá trị hữu ích kinh tế của nó đã cạn kiệt.
Vốn cố định tồn tại dưới 3 cách thức chính:
Tài sản cố định. Được hiểu là những tài sản có giá trị lớn, phục vụ doanh nghiệp qua nhiều chu kỳ kinh doanh.
Đầu tư dài hạn. Đây là những khoản đầu tư ra bên ngoài doanh nghiệp với thời gian thu hồi vốn từ 1 năm trở lên. (Mua chứng khoán, cho vay dài hạn, góp vốn liên doanh.)
Chi phí sản xuất cơ bản dở dang. Đây là bộ phận vốn được sử dụng để tạo đầu ra TSCĐ, nhưng hiện tại quá trình đầu tư chưa hoàn thành. Bộ phận tài sản này sẽ chuyển vào TSCĐ khi quá trình đầu tư kết thúc.
Căn cứ vào hình thái tồn tại, tài sản cố định được phân chia làm hai loại:
Tài sản cố định hữu hình: có hình thái vật chất cụ thể
Tài sản cố định vô hình: không có hình thái vật chất cụ thể. Ví dụ: chi phí mua bằng phát minh, sáng chế, nhãn hiệu thương phẩm
Đối với tư liệu lao động, để được xem là tài sản cố định phải đồng thời thỏa mãn cả hai điều kiện do pháp luật quy định là mức giá trị tối thiểu và thời gian sử dụng tối thiểu.
Đối với vốn bằng tiền sử dụng cho mục đích đầu tư tài sản cố định được xác định căn cứ vào bảng tổng kết tài sản và kế hoạch sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Do pháp luật cho phép các doanh nghiệp có quyền tự chủ trong việc sử dụng các loại vốn nên việc xác định vốn sử dụng cho mục đích đầu tư tài sản cố định chỉ có ý nghĩa tương đối.
Đặc điểm vốn cố định
Vốn cố định tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất, do TSCĐ được sử dụng lâu dài, trong nhiều chu kỳ sản xuất quyết định.
Vốn cố định được luân chuyển dần dần từng phần trong các chu kỳ sản xuất.
Sau nhiều chu kỳ sản xuất vốn cố định mới hoàn thành một vòng luân chuyển.

2. Vai trò của vốn cố định

– Đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh được diễn ra liên tục từ khoản mua sắm vật tư, sản xuất cho đến tiêu thụ sản phẩm.
Đặc biệt, sử dụng vốn để đầu tư cho công nghệ tiên tiến để nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm, hạ giá thành sản phẩm góp phần giúp doanh nghiệp tồn tại và phát triển vững chắc hơn.
– Ảnh hưởng đến phạm vi hoạt động đa dạng hóa ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp. Bởi lẽ quy mô nguồn vốn có tác động mạnh mẽ đến hoạt động xây dựng phương án kinh doanh của doanh nghiệp.
– Việc đảm bảo nguồn vốn còn giúp doanh nghiệp hạn chế được các rủi ro, tổn thất, biến động thị trường, khủng hoảng tài chính.
– Tạo thế chủ động trong kinh doanh của doanh nghiệp.
Ý nghĩa của hàm lượnG vốn cố định
Chỉ tiêu hàm lượng vốn cố định Phản ánh để tạo ra một đồng doanh thu trong kỳ cần bao nhiêu đồng vốn cố định. Hệ số này càng bé chứng tỏ doanh nghiệp sử dụng vốn cố đinh có hiệu quả và ngược lại
Đánh giá hiệu suất sử dụng vốn cố định:
Doanh nghiệp thường so sánh chất lượng sản xuất kinh doanh giữa các kỳ qua việc xác định hiệu xuất sử dụng vốn cố định qua công thức:
H = DT/VCĐ
Trong đó:
DT: Tổng doanh thu tiêu thụ
VCĐ: Vốn cố định sử dụng bình quân trong kỳ
VCĐ= (Giá trị còn lại đầu kỳ + Giá trị còn lại cuối kỳ)/2
Chỉ tiêu này phản ánh cứ mỗi đồng vốn cố định bỏ ra trong kỳ sẽ thu lại được bao nhiêu đồng doanh thu. Giá trị chỉ tiêu càng lớn thì chứng tỏ kết quả kinh doanh càng tốt.

3. Các cách tính vốn cố định bình quân hiện nay

Vốn cố định bq = (Vốn CĐ đầu kì + vốn CĐ cuối kì) /2
+Vốn CĐ đầu kì = Nguyên giá đk – K.hao lũy kế đk
+Vôn CĐ cuối kì = Nguyên giá ck – K.hao lũy kế ck
Trên đây là các công thức tính vốn cố định bình quân, LVN Group xin gửi đến bạn đọc. Với những công thức này hi vọng sẽ giúp các bạn vận dụng tốt trong các bài tập tính vốn cố định trung bình. Chúc các bạn thành công.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com