Các Tài Sản Cầm Cố, Thế Chấp Chủ Yếu Là Gì? - Biểu mẫu
Văn Phòng Luật LVN
Trang chủ - ACC - Các Tài Sản Cầm Cố, Thế Chấp Chủ Yếu Là Gì?

Các Tài Sản Cầm Cố, Thế Chấp Chủ Yếu Là Gì?

Cầm cố tài sản là biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ, theo đó bên có nghĩa vụ giao tài sản là động sản thuộc sở hữu của mình cho bên có quyền và các giấy tờ chứng minh quyền sở hữu tài sản (nếu có) để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ dân sự. Thế chấp là biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bằng tài sản, theo đó, bên có nghĩa vụ dùng tài sản thuộc quyền sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ đối với bên có quyền. Bài viết phân tích và làm rõ các quy định pháp luật về thế chấp tài sản. Mời bạn đọc cùng cân nhắc thêm nội dung nội dung trình bày dưới đây về đối tượng tài sản cầm cố, thế chấp chủ yếu là gì?

Các Tài Sản Cầm Cố, Thế Chấp Chủ Yếu Là Gì?

1. Khái niệm cầm cố tài sản

Trong quan hệ nghĩa vụ, để bảo đảm quyền và các lợi ích của người có quyền không bị xâm phạm thì các bên có thể thoả thuận xác lập một biện pháp bảo đảm đối vật, theo đó bên có nghĩa vụ phải giao cho người có quyền một tài sản thuộc quyền sở hữu của mình. Trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ thì bên có quyền đã có sẵn một tài sản mà người có nghĩa vụ đã giao cho mình để khấu trừ phần nghĩa vụ chưa được thực hiện. Vì vậy, về phương diện ngữ nghĩa thì cầm cố tài sản là việc một người cầm trước (giữ sẵn) một tài sản của người khác để bảo đảm cho quyền, lợi ích của mình.

Việc cầm cố tài sản thường được đặt ra bên cạnh một hợp đồng dân sự nhưng cũng có thể được đặt ra bên cạnh một nghĩa vụ ngoài hợp đồng. Bất luận ở trường hợp nào, cầm cố tài sản đều là kết quả của sự thoả thuận từ hai phía và với mục đích bên có nghĩa vụ hoặc người thứ ba phải bằng tài sản của mình để bảo đảm việc thực hiện nghĩa vụ đó trước bên có quyền.

Cầm cố tài sản là việc một bên giao tài sản thuộc quyền sở hữu của mình cho bên kia để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ. Biện pháp cầm cố được quy định từ Điều 309 đến Điều 316 Bộ luật dân sự năm 2015.

2. Đối tượng của cầm cố tài sản

Nếu như đối tượng của các biện pháp bảo đảm nói chung có thể bao gồm nhiều loại (tài sản, công việc phải thực hiện, uy tín) thì đối tượng của cầm cố tài sản chỉ có thể là tài sản. Vì vậy, đối tượng của cầm cố tài sản còn được gọi là tài sản cầm cố.

Mặc dù pháp luật hiện hành không có quy định về tài sản cầm cố nhưng xét theo bản chất của cầm cố là vệc bên cầm cố phải giao tài sản cho bên nhận cầm cố giữ nên tài sản cầm cố chỉ có thể là vật có sẵn vào thời gian giao dịch cầm cố được xác lập. Giấy tờ có giá chỉ có thể là tài sản cầm cố nếu bản thân giấy tờ đó là một loại tài sản.

Vật dùng để cầm cố có thể là động sản hoặc bất động sản (nếu pháp luật có quy định) nhưng phải đáp ứng các điều kiện sau đây:

Thứ nhất, vật cầm cố phải thuộc quyền sở hữu của bên cầm cố

Khi người có nghĩa vụ giao tài sản cầm cố cho người có quyền, từ thời gian đó họ bị hạn chế một số quyền năng đối vói tài sản của mình. Bên nhận cầm cố chiếm hữu tài sản đó đồng thời có quyền định đoạt nó khi đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên cầm cố không thực hiện hoặc thực hiện không đủng nghĩa vụ (nếu có thoả thuận).

Vì vậy, tài sản là đối tượng của cầm cố phải thuộc sở hữu của người cầm cố. Nếu tài sản thuộc sở hữu chung của nhiều người thì việc cầm cố tài sản đó phải được sự đồng ý của tất cả các đồng chủ sở hữu.

Trong thực tiễn, việc xác định tài sản cầm cổ có thuộc sở hữu của người cầm cố được không sẽ tương đối dễ dàng nếu tài sàn đó có giấy tờ chứng nhận quyền sở hữu. Nhưng sẽ là một việc làm hết sức khó khăn nếu đối tượng của cầm cố là một loại tài sản không có đăng kí quyền sở hữu. Trong những trường hợp này, người cầm cố phải hết sức thận trọng và chỉ nhận vật khi có đủ cơ sở để khẳng định chắc chắn vật đó thuộc sở hữu của người cầm cố thì quyền lợi của mình mới được bảo đảm.

Theo thông lệ, những tài sản không có đăng ký quyền sở hữu được suy đoán là thuộc sở hữu của người chiếm hữu thực tiễn. Mặt khác, để bên kia chấp nhận, người cầm cố bao giờ cũng khẳng định tài sản đó thuộc sở hữu của mình. Vì vậy, người nhận cầm cố khó có căn cứ để xác định tài sản đó có thuộc sở hữu của bên cầm cố được không? Và vì thế, việc pháp luật quy định tài sản cầm cố phải thuộc sở hữu của bên cầm cố là một điều tương đối bất lợi đối với bên nhận cầm cố. Nếu tài sản không thuộc sở hữu của người cầm cố, dù đó là do người cầm cố lừa dối (chẳng hạn người mượn vật của người khác và nói dối là của mình để cầm cố) thì người nhận cầm cố vẫn là người trước tiên phải gánh chịu hậu quả. Nếu tài sản được thu hồi để giao về cho chủ sở hữu đích thực của nó thì người nhận cầm cố sẽ không còn gì để bảo đảm cho quyền lợi của mình nữa, không còn quyền ưu tiên trong việc thanh toán khoản nợ từ tài sản cầm cổ.

Tuy nhiên, nguyên tắc tài sản phải thuộc sở hữu của bên cầm cố được loại trừ trong trường hợp bên cầm cố là doanh nghiệp nhà nước. Các tài sản mà các doanh nghiệp nhà quản lý là tài sản thuộc sở hữu toàn dân mà Nhà nước là chủ sở hữu. Để các doanh nghiệp của mình có thể hoạt động bình thường trong việc thực hiện chức năng, mục đích của nó, I Nhà nước đã giao cho các doanh nghiệp này tài sản và quyền quản lí tài sản. Vì vậy, các doanh nghiệp nhà nước, dù không phải là chủ sở hữu đối với tài sản nhưng vẫn có thể dùng tài sản thuộc quyền quản lý của mình để cầm cố bảo đảm thực hiện nghĩa vụ.

Thứ hai, vật cầm cố phải là vật được phép chuyển giao.

Khi nghĩa vụ được bảo đảm bằng biện pháp cầm cố đến thời hạn mà bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đủ thì bên cầm cố được quyền bán tài sản cầm cố. Tuy nhiên, bên cầm cố chỉ có thể bán tài sản nếu tài sản đó là tài sản được phép chuyển giao trong giao dịch dân sự. Vì vậy, nếu tài sản cầm cố là tài sản mà pháp luật cấm giao dịch thì không chỉ giao dịch cầm cố đó vô hiệu mà người nhận cầm cố còn không thể xử lí được tài sản đó.

 3. Khái niệm về thế chấp tài sản

Về phương diện ngữ nghĩa, thế chấp tài sản là việc một bên dùng một tài sản để thay thế, chấp hành một nghĩa vụ trước đó.

Trong thực tiễn, khi các bên có nghĩa vụ đối vởi nhau thường áp dụng một biện pháp nào đó để bảo đảm quyền lợi cho người có quyền. Thế chấp tài sản là một ưong những biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ do pháp luật quy định theo đó, các bên trong quan hệ nghĩa vụ lựa chọn sử dụng để bảo đảm cho việc thực hiện nghĩa vụ.

Thế chấp tài sản là việc một bên dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự đối với bên kia và không chuyển giao tài sản đó cho bên nhận thể chấp. Thế chấp tài sản được quy định từ Điều 317 đến Điều 327 Bộ luật dân sự năm 2015.

4. Đối tượng của thế chấp tài sản

Phạm vi tài sản được dùng để thế chấp rộng hơn so với tài sản được dùng để cầm cố. Tài sản thế chấp có thể là vật, quyền tài sản, giấy tờ có giá, có thể là tài sản hiện có hoặc tài sản hình thành trong tương lai. Tài sản đang cho thuê, cho mượn cũng được dùng để thế chấp.

Tuỳ từng trường hợp, các bên có thể thoả thuận dùng toàn bộ hoặc một phần tài sản để thế chấp. Nếu người có nghĩa vụ dùng toàn bộ một bất động sản để thế chấp thì các vật phụ của bất động sản cũng thuộc tài sản thế chấp. Trong trường hợp thế chấp một phần bất động sản, động sản có vật phụ thì vật phụ thuộc tài sản thế chấp, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác.

Khi đối tượng thế chấp là một tài sản được bảo hiểm thì khoản tiền bảo hiểm cũng thuộc tài sản thể chấp. Hoa lợi, lợi tức có được từ tài sản thế chấp chỉ thuộc tài sản thế chấp khi các bên có thoả thuận hoặc ttong những trường hợp pháp luật có quy định.

Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về quy định liên quan đến đối tượng tài sản cầm cố, thế chấp chủ yếu là gì? Nếu bạn đọc có câu hỏi liên quan, vui lòng liên hệ với LVN Group để được hỗ trợ tư vấn.

 

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com