Quy định về vị trí đóng dấu mật khẩn trên văn bản - Biểu mẫu
Văn Phòng Luật LVN
Trang chủ - ACC - Quy định về vị trí đóng dấu mật khẩn trên văn bản

Quy định về vị trí đóng dấu mật khẩn trên văn bản

Văn bản tối mật là tài liệu chứa bí mật nhà nước liên quan đến chính trị, quốc phòng, an ninh, cơ yếu, lập hiến, lập pháp, đối ngoại, kinh tế, tài nguyên và môi trường, khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo, văn hóa, thể thao, thông tin và truyền thông, y tế, dân số, lao động, xã hội, tổ chức, cán bộ, thanh tra, kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, kiểm toán nhà nước, nếu bị lộ có thể gây nguy hại rất nghiêm trọng đến lợi ích quốc gia, dân tộc. Hôm nay LVN Group sẽ giới thiệu đến các bạn nội dung về Quy định về vị trí đóng dấu mật khẩn trên văn bản. Cùng LVN Group nghiên cứu ngay sau đây bạn ! !

Quy định về vị trí đóng dấu mật khẩn trên văn bản

1. Khái niệm về Dấu mật

Theo quy định pháp luật thì độ mật là mức độ cần thiết, là những bí mật nhà nước và khi tin, tài liệu đó bị tiết lộ sẽ gây tổn hại tùy vào mức độ.
Bí mật nhà nước thuộc độ Mật là những tin tức, những vật, tài liệu mang nội dung cần thiết thuộc danh mục bí mật do Bộ trưởng Bộ Công an và Bộ trưởng BQP quyết định ban hành, nếu bị tiết lộ sẽ gây tổn hại cho lợi ích của Nhà nước.

2. Quy định về cách đóng dấu văn bản mật 

a. Phông chữ của mẫu dấu mật:

Đối với các mẫu dấu mật thì phông chữ được sử dụng là phông chữ tiếng Việt theo bộ mã ký tự Unicode Tiêu chuẩn Việt Nam.

b. Mực để đóng dấu mật:

Mực đỏ tươi là loại mực dùng để đóng các loại con dấu mật.

c. Vị trí đóng dấu mật:

Vị trí đóng các con dấu mật được thực hiện theo Phụ lục III của Thông tư 33/2015/TT-BCA hướng dẫn Nghị định 33/2002/NĐ-CP về Bảo vệ bí mật Nhà nước.
Theo đó thì vị trí của dấu mật trên văn bản là ở dưới phần trích yếu nội dung văn bản, bên phía tay trái của văn bản.
Không được phép in sẵn dấu chỉ độ mật vào tài liệu bí mật nhà nước. Trường hợp với số lượng lớn thì phải in dấu chỉ độ mật bằng mực màu đỏ tươi bên ngoài.

d. Hình thức dấu mật

Mẫu dấu “MẬT” được khắc theo cách thức: là hình chữ nhật có kích thước 20mm x 8mm, có hai đường viền, khoảng cách giữa hai đường viền là 01mm, bên trong của 2 đường viền là chữ “MẬT” được trình bày bằng chữ in hoa, kiểu chữ đứng, in đậm, cách đều đường viền bên ngoài một khoảng bằng 02mm.

3. Quy định về vị trí đóng dấu mật khẩn trên văn bản

Căn cứ Điều 18 Quy chế công tác văn thư, lưu trữ của Bộ Nội vụ ban hành kèm theo Quyết định 1032/QĐ-BNV năm 2020 có quy định việc nhân bản, đóng dấu đơn vị, dấu mức độ khẩn, mật như sau:

1. Nhân bản, đóng dấu của đơn vị, tổ chức và dấu chỉ độ mật, mức độ khẩn đối với văn bản giấy

a) Văn bản đi được nhân bản theo số lượng được xác định ở phần “Nơi nhận” của văn bản, trường hợp văn bản gửi đến nhiều nơi mà trong văn bản không liệt kê đủ danh sách, thì đơn vị soạn thảo phải có Phụ lục nơi nhận kèm theo làm căn cứ nhân bản để phát hành.

b) Nơi nhận văn bản phải được xác định cụ thể trong văn bản trên nguyên tắc văn bản chỉ gửi đến đơn vị, tổ chức và cá nhân có chức năng, thẩm quyền giải quyết, tổ chức thực hiện, phối hợp thực hiện, báo cáo, giám sát, kiểm tra liên quan đến nội dung văn bản; không gửi vượt cấp, không gửi nhiều bản cho một đối tượng, không gửi đến các đối tượng không liên quan.

c) Việc nhân bản văn bản mật phải bảo đảm đúng quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước và Quy chế bảo vệ bí mật nhà nước của Bộ Nội vụ.

d) Việc đóng dấu đơn vị, tổ chức và dấu chỉ độ mật, mức độ khẩn, được thực hiện theo hướng dẫn tại Phụ lục I, Nghị định số 30/2020/NĐ-CP ngày 05/3/2020 của Chính phủ.

2. Ký số của đơn vị, tổ chức đối với văn bản điện tử

a) Ký số của đơn vị, tổ chức được thực hiện theo hướng dẫn tại Phụ lục I Nghị định số 30/2020/NĐ-CP ngày 05/3/2020 của Chính phủ.

b) Đối với văn bản kèm theo trong cùng một tệp tin của văn bản điện tử: Văn thư Bộ chỉ thực hiện ký số đơn vị, tổ chức lên văn bản điện tử và không thực hiện ký số lên văn bản kèm theo có trong tệp tin đó (lý do: văn bản kèm theo đã được chữ ký số xác thực);

c) Đối với văn bản kèm theo không trong cùng tệp tin của văn bản điện tử: Văn thư Bộ thực hiện ký số của đơn vị, tổ chức lên văn bản điện tử và ký số trên văn bản kèm theo không trong cùng một tệp tin.

Trên đây là những nội dung về Quy định về vị trí đóng dấu mật khẩn trên văn bản do Công ty Luật LVN Group gửi tới kiến thức đến khách hàng. LVN Group hy vọng nội dung trình bày này sẽ là nguồn thông tin hữu ích gửi đến quý bạn đọc !

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com