Bạo hành trẻ em trong gia đình là gì? [Chi tiết 2023] - Biểu mẫu
Văn Phòng Luật LVN
Trang chủ - ACC - Bạo hành trẻ em trong gia đình là gì? [Chi tiết 2023]

Bạo hành trẻ em trong gia đình là gì? [Chi tiết 2023]

Thực trạng bạo hành trẻ em hiện nay vẫn đang rất nhức nhối và không ngừng gia tăng. Trong đó có đến hơn 70% trường hợp bạo hành trẻ em diễn ra trong chính gia đình gây ra những hệ quả thương tâm. Cần đẩy mạnh các biện pháp bảo vệ trẻ em, nâng cao hình phạt với những kẻ bạo hành để sớm ngăn chặn vấn đề này. Vậy Bạo hành trẻ em trong gia đình là gì? Hãy nghiên cứu qua nội dung trình bày dưới đây.

Bạo hành trẻ em trong gia đình là gì? [Chi tiết 2023]

1. Thế nào là bạo hành trẻ em?

Theo Tổ chức Sức khỏe Thế giới WHO, bạo hành trẻ em là tất cả những hành vi đối xử tệ bạc với trẻ em về cả thể chất và tinh thần như đánh đập… dẫn đến những mối nguy hiện tiềm năng hay hiện hữu đối với sức khỏe, nhân phẩm và sự phát triển của trẻ.

Còn tại Việt Nam, khoản 6 Điều 4 Luật Trẻ em 2016 có giải thích tương tự về bạo lực trẻ em là hành vi hành hạ, ngược đãi, đánh đập; xâm hại thân thể, sức khỏe; lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm; cô lập, xua đuổi và các hành vi cố ý khác gây tổn hại về thể chất, tinh thần của trẻ em.

Dựa trên các căn cứ trên, có thể hiểu bạo hành hay bạo lực trẻ em là các hành vi gây tổn hại về cả thể chất lẫn tinh thần đối với trẻ em. Trong đó:

– Bạo lực thể chất là hành vi sử dụng sức mạnh thể chất với mục đích gây thương vong, tổn hại đến sức khỏe của người khác.

Ví dụ: Đánh, trói hoặc có hành động khác gây tổn thương cơ thể.

– Bạo lực tinh thần còn được gọi là bạo lực tình cảm, bạo lực tâm lý. Hành vi bạo lực tinh thần bao gồm: Chửi mắng, hạ nhục với những lời lẽ thô thiển, nặng nề; Gây áp lực thường xuyên về tâm lý…

Những hành vi này mặc dù không tác động trực tiếp đến sức khỏe về mặt thể chất nhưng có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến tinh thần và sự phát triển tâm lý của trẻ em.

2. Thực trạng bạo hành trẻ em hiện nay

Trong những năm gần đây, tình trạng bạo lực trẻ em trong gia đình ngày một gia tăng cả về số lượng lẫn mức độ. Nguyên nhân trước hết là nhận thức của gia đình, cộng đồng về vấn đề bảo vệ trẻ em chưa trọn vẹn và phần nào bị xem nhẹ. Nhiều người coi chuyện đánh con là bình thường. Sự dồn nén tâm lý của một người do những khó khăn về kinh tế hoặc vì các chất kích thích… đều có thể là nguyên nhân dẫn đến bạo hành trẻ em.

Thời gian phải giãn cách xã hội do dịch COVID-19 vừa qua cho thấy sự hạn chế di chuyển và các biện pháp cách ly khác kèm theo áp lực về xã hội, kinh tế hiện hữu… đã làm tăng bạo lực gia đình, đặc biệt ở trẻ em và phụ nữ.

Công tác phối hợp với các đơn vị, chính quyền địa phương để tham vấn, tư vấn và giải quyết khẩn cấp cho các trường hợp phụ nữ cần hỗ trợ về bạo lực cũng tăng lên 40% so với cùng kỳ năm trước, trong đó có 30 trường hợp giải cứu khẩn cấp.

Phòng Tham vấn của Trung tâm Phụ nữ và Phát triển có 511 người đến tham vấn trực tiếp, tăng 48% so với cùng kỳ năm ngoái. Mặt khác, số phụ nữ đến các Ngôi nhà bình yên ở Hà Nội và Cần Thơ trong thời gian này là 72 người, tăng 80% so với cùng kỳ năm ngoái.

Theo thống kê của Bộ Lao động,Thương binh và Xã hội, chỉ tính riêng trong tháng 4-2020 (thời gian thực hiện giãn cách xã hội), Tổng đài quốc gia bảo vệ trẻ em 111 đã tiếp nhận 750 cuộc gọi đề nghị trợ giúp, trong đó hơn 200 cuộc cần sự can thiệp về bạo lực gia đình, xâm hại trẻ em và những vấn đề liên quan đến sang chấn tâm lý.

Theo Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF), ở nhiều quốc gia trên thế giới, bạo lực gia đình cũng tăng từ 30-300%.

Theo nhiều nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam, bạo lực trẻ em trong gia đình có những ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình phát triển thể chất và trí tuệ đối với trẻ. Khi chứng kiến bạo lực gia đình, trẻ sẽ trong tình trạng luôn căng thẳng, sợ hại, tâm lý tiêu cực, thiếu tập trung. Nhiều trẻ không có khả năng chơi tích cực, lẩn tránh các mối quan hệ với các bạn, sống khép kín. Có những trẻ lại theo chiều hướng thích gây rối, bỏ học, phạm tội, uống rượu, hút thuốc lá và nghiện ma túy; thậm chí học theo hành vi của người lớn, tiến hành bạo lực với người khác. Trẻ bị bạo hành hoặc chứng kiến bạo lực gia đình thường có xu hướng thiếu tin tưởng vào người lớn; có em bỏ nhà ra đi; chán nản, có ý nghĩ tự tử thậm chí có em đã tự tử…

Dẫn chứng từ thiết bị Scan MRI (quét não bộ) đo chỉ số IQ của trẻ em cho thấy, nếu trẻ em bị xâm hại, bạo lực hay là nhân chứng của những hành động này trong 3 năm đầu đời, hàm lượng chất xám bị giảm đi đáng kể.

3. Xử phạt hành vi bạo hành trẻ em

Điều 37 Hiến pháp 2013 nêu rõ, các hành vi xâm hại, hành hạ, ngược đãi, bỏ bê, lạm dụng, bóc lột sức lao động hay các hành vi khác xâm hại đến quyền trẻ em đều bị nghiêm cấm.

Theo đó, người nào có hành vi bạo hành trẻ em sẽ bị xử lý như sau:

3.1. Bạo hành trẻ em có thể bị phạt hành chính đến 20 triệu đồng

Căn cứ Điều 52, 53 Nghị định 144/2021/NĐ-CP, cha mẹ, ông bà và người thân trong gia đình có hành vi hành hạ trẻ em nhưng chưa đến mức phải chịu trách nhiệm hình sự sẽ bị phạt như sau:

– Phạt tiền từ 05 – 10 triệu đồng nếu: Đánh đập gây thương tích; lăng mạ, chì chiết, xúc phạm danh dự, nhân phẩm.

– Phạt tiền từ 10 – 20 triệu đồng nếu sử dụng các công cụ, phương tiện hoặc các vật dụng khác gây thương tích.

Mặt khác, Nghị định 144 còn quy định nhiều mức phạt khác khi thực hiện các hành vi bị cấm liên quan đến trẻ em.

3.2. Bạo hành trẻ em có thể bị phạt tù đến 05 năm

Điều 185 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về Tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình như sau:

1. Người nào đối xử tồi tệ hoặc có hành vi bạo lực xâm phạm thân thể ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình thuộc một trong những trường hợp sau đây, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Thường xuyên làm cho nạn nhân bị đau đớn về thể xác, tinh thần;

b) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:

a) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu;

b) Đối với người khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng hoặc người mắc bệnh hiểm nghèo.

Vì vậy, nếu thường xuyên thực hiện hành vi bạo hành trẻ em trong gia đình, người thực hiện có thể bị truy cứu trách nhiệm về Tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình với mức phạt tù từ 02 – 05 năm.

4. Giải pháp khắc phục thực trạng bạo hành trẻ em hiện nay

Bạo hành trẻ em chính là vấn đề gây nhức nhối cần được cả xã hội chung tay giải quyết từ ngay bây giờ. Một cá nhân không thể nào có thể chống lại nạn bạo hành mà cần có sự hỗ trợ của cả xã hội, các đơn vị có thẩm quyền, pháp luật Việt Nam.

Thực tế có rất nhiều đơn vị đang thực hiện các công tác bảo vệ trẻ em nhưng sự kết nối, phối hợp lại chưa chặt chẽ dẫn tới rất nhiều lỗ hổng, thậm chí có những trường hợp đã phát hiện nhưng lại không có hướng xử lý đúng cách kịp thời dẫn đến những sự cố đáng tiếc khác. Thậm chí có những trường hợp đã được báo cáo nhưng công tác xử lý không được tiến hành và chỉ khi vụ việc bị phát hiện, dư luận lên tiếng thì các đơn vị chức năng mới vào cuộc.

Việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền về quyền lợi và các chính sách bảo vệ trẻ em, bảo vệ nhân chứng tố giác các trường hợp bạo hành trẻ em cũng là điều cực kỳ cần thiết. Mặt khác việc gửi tới các số điện thoại đường dây nóng giúp tố giác bạo hành cũng cần được thực hiện rộng rãi hơn ở mọi địa phương, kể cả những nơi có mạng lưới công nghệ thông tin chưa được phát triển.

Bên cạnh đó, nhà nước cũng cần tích cực xây dựng các chương trình tuyên truyền và vun đắp tinh thần tương thân tương ái, khôi phục truyền thống văn hóa gia đình Việt Nam trong đó lấy đạo đức, lễ nghĩa làm trọng. Thực hiện mạnh tay loại bỏ các văn hóa phẩm đồi trụy, đề cao sự bạo lực, các hành vi không đúng với luôn thường đạo lý để hạn chế cho người dân tiếp xúc với các tư tưởng thiếu tính nhân văn.

Việc hạn chế và kiểm soát được việc sử dụng đồ uống có cồn, chất kích thích hay dẹp các sòng bài bạc, cá độ cũng góp phần giảm bạo lực cho rất nhiều gia đình. Khi sử dụng các chất này tinh thần dễ trở nên kích động nên không kiểm soát được bản thân và dễ xuất hiện các hành vi mang tính bạo lực hơn.

Nhà trường cũng cần tham gia vào việc phòng tránh bạo hành trẻ em thông qua tuyên truyền, hướng dẫn các em cách tự bảo vệ mình, cách lên tiếng nếu đang là nạn nhân. Mặt khác chính các thầy cô giáo cũng là người gần gũi với các con, nếu phát hiện thấy con có dấu hiệu bị bạo hành chẳng hạn như tay chân thâm bầm, dễ hoảng loạn, hay bị thương..

Khắc phục và phòng tránh bạo hành trẻ em còn là nhiệm vụ của các đơn vị địa phương. Không chỉ đẩy mạnh tuyên truyền, hướng dẫn về quyền và luật bảo vệ trẻ em mà còn cần triển khai các hoạt động kiểm tra, rà soát các hộ gia đình có liên quan đến tệ nạn, có trẻ em để có các biện pháp hỗ trợ kịp thời.

Bạo hành trẻ em không có bất cứ nguyên nhân nào là được chấp nhận, kể cả dùng để giáo dục cũng cần thực hiện đúng cách, tuyệt đối không nên đưa bạo lực vào. Bản thân mỗi chúng ta cũng cần nâng cao tinh thần tích cực bài trừ cái xấu, dũng cảm lên tiếng và báo cáo nếu phát hiện các trường hợp bạo hành trẻ em xung quanh.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com