Hậu quả của bạo hành trẻ em trong gia đình - Biểu mẫu
Văn Phòng Luật LVN
Trang chủ - ACC - Hậu quả của bạo hành trẻ em trong gia đình

Hậu quả của bạo hành trẻ em trong gia đình

Việc bạo hành trẻ em không chỉ gây ra những hậu quả nặng nề về sức khỏe thể chất; mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tâm thần của trẻ kéo theo nhiều hệ lụy tâm lý. Tất cả những hành động như đánh đập, vùi dập, khủng bố, làm nhục… đều khiến đứa trẻ thiếu tự tin, rụt rè, luôn trong trạng thái thảng thốt. Chính vì đề đó đã từ lâu pháp luật Việt Nam đã có những biện pháp răn đe; trừng phạt đối với hành vi bạo hành trẻ em. Để trả lời cho câu hỏi về vấn đề Hậu quả của bạo hành trẻ em trong gia đình, bạn đọc cân nhắc nội dung trình bày sau đây.

Hậu quả của bạo hành trẻ em trong gia đình

1. Bao nhiêu tuổi thì được xác định là trẻ em?

Theo Điều 1 Luật Trẻ em 2016:

Trẻ em là người dưới 16 tuổi.

2. Thế nào là bạo hành trẻ em?

Theo Tổ chức Sức khỏe Thế giới WHO, bạo hành trẻ em là tất cả những hành vi đối xử tệ bạc với trẻ em về cả thể chất và tinh thần như đánh đập… dẫn đến những mối nguy hiện tiềm năng hay hiện hữu đối với sức khỏe, nhân phẩm và sự phát triển của trẻ.

Còn tại Việt Nam, khoản 6 Điều 4 Luật Trẻ em 2016 có giải thích tương tự về bạo lực trẻ em là hành vi hành hạ, ngược đãi, đánh đập; xâm hại thân thể, sức khỏe; lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm; cô lập, xua đuổi và các hành vi cố ý khác gây tổn hại về thể chất, tinh thần của trẻ em.

Dựa trên các căn cứ trên, có thể hiểu bạo hành hay bạo lực trẻ em là các hành vi gây tổn hại về cả thể chất lẫn tinh thần đối với trẻ em. Trong đó:

– Bạo lực thể chất là hành vi sử dụng sức mạnh thể chất với mục đích gây thương vong, tổn hại đến sức khỏe của người khác.

Ví dụ: Đánh, trói hoặc có hành động khác gây tổn thương cơ thể.

– Bạo lực tinh thần còn được gọi là bạo lực tình cảm, bạo lực tâm lý. Hành vi bạo lực tinh thần bao gồm: Chửi mắng, hạ nhục với những lời lẽ thô thiển, nặng nề; Gây áp lực thường xuyên về tâm lý…

Những hành vi này mặc dù không tác động trực tiếp đến sức khỏe về mặt thể chất nhưng có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến tinh thần và sự phát triển tâm lý của trẻ em.

3. Hậu quả của bạo hành trẻ em trong gia đình

Hậu quả của bạo hành trẻ em không chỉ về mặt thể xác mà còn về tinh thần; hậu quả của bạo hành trẻ em sẽ gắn liền; theo sao mỗi cá nhân đến suốt cuộc đời.

Bạo hành ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe thể chất của trẻ

Bạo hành làm trẻ không thể phát triển về thể chất một cách bình thường; như trẻ còi cọc; chậm lớn; đau bụng; rối loạn tiêu hóa; nước da tái; môi nhợt nhạt; ánh mắt đờ đẫn bạc nhược hoặc hung dữ.

Ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ

Việc bạo hành trẻ em không chỉ gây ra những hậu quả nặng nề về sức khỏe thể chất; mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tâm thần của trẻ kéo theo nhiều hệ lụy tâm lý. Tất cả những hành động như đánh đập; vùi dập; khủng bố; làm nhục; … đều khiến đứa trẻ thiếu tự tin, rụt rè; luôn trong trạng thái thảng thốt. Khi bị bạo hành thường xuyên sẽ khiến trẻ có những rối loạn hành vi; và ứng xử.  Nhiều trường hợp vì bị bạo hành quá nhiều nên kéo theo sự thay đổi về tâm tính; khả năng nhìn nhận những mặt tốt – xấu trong xã hội bị ảnh hưởng; thậm chí trở nên vô cảm, lãnh đạm với mọi thứ xung quanh.

Rối loạn hành vi ứng xử

Khi bị bạo hành nhiều; trẻ rất có thể thay đổi hành vi ứng xử. Có trẻ đang hiền lành, hòa nhã; lễ phép bỗng trở nên thô lỗ; nóng nảy, cục cằn; và hung bạo; thậm chí sẽ học theo hành vi bạo hành đối với người khác, nhìn ai cũng thấy đáng ghét; và ra tay đánh đập; ngay cả với các loài động vật.

Ngược lại, có nhiều trẻ khi bị bạo hành sẽ thu mình lại; sống khép kín, cô lập; hay buồn phiền suy nghĩ, luôn thấy tự ti; ngại giao tiếp, không dám đưa ra suy nghĩ của bản thân; và rất dễ lâm vào tình trạng trầm cảm. Nặng hơn, trẻ có thể bị hoang tưởng, ảo giác; tâm trí bất ổn; và xa lánh mọi người; phó mặc cuộc sống, không có ước mơ; hoài bão và mục đích, lý tưởng sống.

Trẻ bị bạo hành có thể thành người dễ bạo lực

Điều đặc biệt lưu ý là việc bạo hành sẽ gây hậu quả trầm trọng đến việc hình thành; và phát triển nhân cách của trẻ. Bị bạo hành; trẻ dần dần hình thành một nhân cách nhút nhát; tự ti, thiếu sự khẳng định mình.

Trẻ sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc thích nghi chấp nhận; và vượt qua các thử thách biến cố hay thất bại trong cuộc sống sau này. Vì thế, trẻ dễ mắc phải các rối loạn stress; lo âu và trầm cảm kéo dài. Có những trẻ biểu hiện lúc nhỏ có thể đơn giản là hung bạo; hay cáu gắt, khó tính; nhưng khi lớn lên, trẻ có thể trở thành một con người cục cằn; lỗ mãng và độc ác. Sống trong môi trường không lành mạnh; bị bạo hành; hoặc chứng kiến sự bạo hành, trẻ sẽ có quan niệm sống lệch lạc; không biết tôn trọng người khác; và cũng không biết tôn trọng chính bản thân mình. Thậm chí trẻ trở nên vô cảm; không biết lên án những hành vi phi đạo đức của người khác.

4. Xử phạt hành vi bạo hành trẻ em

Điều 37 Hiến pháp 2013 nêu rõ, các hành vi xâm hại, hành hạ, ngược đãi, bỏ bê, lạm dụng, bóc lột sức lao động hay các hành vi khác xâm hại đến quyền trẻ em đều bị nghiêm cấm.

Theo đó, người nào có hành vi bạo hành trẻ em sẽ bị xử lý như sau:

4.1. Bạo hành trẻ em có thể bị phạt hành chính đến 20 triệu đồng

Căn cứ Điều 52, 53 Nghị định 144/2021/NĐ-CP, cha mẹ, ông bà và người thân trong gia đình có hành vi hành hạ trẻ em nhưng chưa đến mức phải chịu trách nhiệm hình sự sẽ bị phạt như sau:

– Phạt tiền từ 05 – 10 triệu đồng nếu: Đánh đập gây thương tích; lăng mạ, chì chiết, xúc phạm danh dự, nhân phẩm.

– Phạt tiền từ 10 – 20 triệu đồng nếu sử dụng các công cụ, phương tiện hoặc các vật dụng khác gây thương tích.

Mặt khác, Nghị định 144 còn quy định nhiều mức phạt khác khi thực hiện các hành vi bị cấm liên quan đến trẻ em.

4.2. Bạo hành trẻ em có thể bị phạt tù đến 05 năm

Điều 185 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về Tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình như sau:

1. Người nào đối xử tồi tệ hoặc có hành vi bạo lực xâm phạm thân thể ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình thuộc một trong những trường hợp sau đây, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Thường xuyên làm cho nạn nhân bị đau đớn về thể xác, tinh thần;

b) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:

a) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu;

b) Đối với người khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng hoặc người mắc bệnh hiểm nghèo.

Vì vậy, nếu thường xuyên thực hiện hành vi bạo hành trẻ em trong gia đình, người thực hiện có thể bị truy cứu trách nhiệm về Tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình với mức phạt tù từ 02 – 05 năm.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi về chủ đề: Hậu quả của bạo hành trẻ em trong gia đình. Nếu quý khách hàng có bất kỳ câu hỏi liên quan đến chủ đề này có thể liên hệ trực tiếp với chúng tôi để nhận được câu trả lời nhanh chóng, chính xác nhất. Với đội ngũ luật sư và chuyên viên pháp lý nhiều kinh nghiệm, giỏi chuyên môn, chúng tôi tự tin cam kết cho Quý khách hàng dịch vụ pháp lý tốt nhất, nhanh nhất, giá cả hợp lý nhất.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com