Nguyên nhân dẫn đến bạo hành trẻ em trong trường học - Biểu mẫu
Văn Phòng Luật LVN
Trang chủ - ACC - Nguyên nhân dẫn đến bạo hành trẻ em trong trường học

Nguyên nhân dẫn đến bạo hành trẻ em trong trường học

Bạo hành trẻ em luôn được đánh giá là một vấn nạn cần được giải quyết càng sớm càng tốt. Do đó việc bảo vệ trẻ em là trách nhiệm của người thân, gia đình và xã hội. Một trong những bạo hành trẻ em phổ biến nhất là trong trường hợp. Vậy Nguyên nhân dẫn đến bạo hành trẻ em trong trường học là gì? Chúng ta hãy nghiên cứu qua nội dung trình bày dưới đây.

Nguyên nhân dẫn đến bạo hành trẻ em trong trường học

1. Quan hệ thầy trò

Những sự kiện bạo hành trong nhà trường đã được dư luận và báo chí gọi là  “báo động đỏ”. Xu hướng bạo lực từ một số thầy, cô giáo đã ảnh hưởng đến tinh thần học sinh, làm các em không còn tin vào nhân cách người thầy,  làm lệch lạc chuẩn mực đạo đức xã hội mà các em đã  được lĩnh hội nhờ quá  trình giáo dục. Hình thức bạo hành trong nhà trường từ phía thầy, cô giáo đối với học sinh thể hiện qua các vụ việc được báo chí đề cập nhiều như: cô giáo bắt học sinh liếm ghế, thầy giáo đẩy học sinh ngã chấn thương, cô giáo cho cả lớp tát học sinh đến phải đi viện… làm dư luận hết sức bất bình.

Thời kỳ còn đi học, khó có ai trong chúng ta tránh khỏi việc bị thầy, cô giáo trách phạt, những  hình phạt giúp chúng ta nhận ra lỗi lầm, ân hận và tự răn mình lần sau không tái phạm. Hình phạt thường là đứng cạnh  bảng, hoặc đứng cuối lớp, chép phạt, gõ thước kẻ vào tay… Sau này khi đã lớn khôn, mọi người đều hiểu rằng thầy cô phạt nghiêm khắc vì mong muốn mình nên người, chứ không phải ghét bỏ học sinh của mình. Học sinh có  sự cảm nhận rất tinh tế,  các em sẽ phân biệt được hình phạt công bằng với kiểu trừng phạt trả thù, nhục mạ học trò…  Cảm nhận được tấm lòng của người thầy sẽ cho các em niềm tin vào nhà trường, trường hợp ngược lại sẽ gây căng thẳng, sang chấn tâm lý, tổn thương tinh thần cho các em…

Việc thầy, cô giáo có hành vi bạo lực với học sinh cũng có nguyên nhân từ áp lực công việc, do thiếu kiềm chế, không làm chủ được mình, thiếu kỹ  năng  ứng xử… Nhiều thầy, cô giáo trút tức giận, bực bội lên đầu trẻ do không có kỹ năng xử lý tình huống, kỹ năng phân tích tâm lý dẫn đến bạo lực với học trò. Bạo lực nhà trường ảnh hưởng xấu đến học sinh, làm lệch lạc các chuẩn mực đạo đức ở các em. Dù xuất phát từ bất kỳ lý do nào đi  chăng nữa, sự kiện giáo viên sử dụng bạo lực với học sinh có thể xem như một sự sa sút nhân cách nhà giáo, sự bất lực về khả năng sư phạm.  Luật Giáo dục năm 2005 đã có quy định nhà giáo không được “xúc phạm danh dự, nhân phẩm, xâm phạm thân thể của người học” [3]. Xã hội và ngành giáo dục cần xây dựng và gìn giữ môi trường học đường  mang tính nhân văn, là chuẩn mực văn hoá và vì một mục đích cao cả – vì người học. Đó là những đạo lý cơ bản nhất mà bất cứ nhà giáo nào cũng phải biết và luôn nhắc nhở mình không vi phạm. Trau dồi nhân cách, đạo đức nhà giáo là phương cách tồn tại và sức mạnh nội sinh của giáo dục,  giáo viên cần rèn luyện, trau dồi phẩm chất đạo đức của mình ở mọi lúc, mọi nơi. Các đơn vị, ban ngành chịu trách nhiệm đào tạo, quản lý nhà giáo phải có những cơ chế, giải pháp để bồi dưỡng, cũng như bảo  vệ nhân cách nhà giáo. Trẻ em chịu nhiều ảnh hưởng tinh thần từ phía nhà trường qua mối quan hệ thầy – trò.  Quan hệ thầy – trò tốt đẹp, thân ái, tôn trọng và yêu thương sẽ làm các em tin tưởng lạc quan trong cuộc sống. Tuy nhiên trong nhà trường hiện nay xu hướng sử  dụng hình phạt trong giáo dục còn chiếm một tỷ lệ đáng kể, theo điều tra  của chúng tôi có 26.3% học sinh bị thầy cô dùng các hình phạt như hù dọa, cốc đầu, !o tai, phơi nắng… Không lạ gì khi thay vì tôn trọng, yêu mến thầy, cô giáo thì trong các em nỗi sợ chiếm đa số, tỷ  lệ:  chiếm 48.0% học sinh. Có thể từ những lý do trên, dẫn đến tình trạng học sinh chán học, bỏ học.

Bạo hành trẻ em trong nhà trường có nguyên nhân sâu xa từ nhận thức và văn hóa của người Việt Nam. Tập cửa hàng, truyền thống văn hóa Việt Nam từ thế hệ trước cho phép người thầy sử dụng các cách thức trừng phạt bằng bạo lực, đe dọa học trò. Trong xã hội Việt Nam trước đây người thầy rất có quyền uy. Nhiều bậc cha mẹ còn có quan niệm rằng: “Phải đánh mới nên người”. Vì vậy, một số phụ huynh thậm chí ủng hộ thầy, cô giáo sử dụng roi vọt như một biện pháp trừng phạt giúp trẻ biết lỗi để trẻ không dám tái phạm. Quan niệm “yêu cho roi, cho vọt” đã hậu thuẫn cho biện pháp giáo dục lạc hậu và hiệu quả hạn chế của nó, mà nhà sư phạm Xô Viết lỗi lạc Macarenco A.S. đã gọi là “sự bất lực của khả năng sư phạm”. Bạo lực học đường hiện nay cũng tồn tại ở cách thức giữa các em học sinh với nhau với tỷ lệ 16.7% học sinh bị bạn ức hiếp (bắt làm bài, chép bài cho bạn…),  35.4% học sinh đã từng bị bạn hù dọa  (kể chuyện ma, dọa ma, bị bo xì, bị đánh…), 10.2% các  em không nhận được sự trợ giúp của bạn bè khi gặp khó khăn (Điều tra của của nhóm nghiên cứu đề tài).

2. Quan hệ bạn bè

Ở  lứa tuổi vị thành niên, các em thường bị bạn bè kích động, thường nghe bạn hơn nghe lời cha mẹ, thầy cô nên rất khó quản lý. Nhiều em học sinh là nạn nhân của những vụ bạo lực học đường, xâm phạm đến thể xác, bạo lực về tâm lý như tẩy chay, nói xấu hội đồng… khiến các em hoảng hốt, không còn tâm trạng học tập, thậm chí bị hoảng loạn. Theo các chuyên gia tâm lý, nếu sự uất ức, dồn nén tâm lý lâu ngày sẽ là nguyên nhân dẫn tới việc trẻ em hung hăng và tới lúc bùng phát, sẽ khiến trẻ có những  hành vi bạo lực, không thể kiểm soát hành vi của mình.  Hành  vi  bạo  lực  cũng  được  coi  là  một  hiện  tượng  rối  loạn  tâm  lý  ở  trẻ.  Ví  dụ  như  trường hợp học sinh Lê Công Hoàng, lớp 8 trường Trung học cơ sở công lập Tân Bình, Quận  Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh. Do bị bạn bè chế nhạo, nhại tiếng, do uất ức bị đồn nén trong một thời gian dài nên học sinh Lê Công Hoàng đã đâm chết bạn. Nhóm nghiên cứu đề tài đã điều tra về quan hệ bạn bè của học sinh kết quả cho thấy đa số các em chưa tìm  cách  giải quyết ôn hòa và hiệu quả khi nảy sinh mâu thuẫn với bạn, cụ thể như sau: 46.5% học sinh tức giận, buồn; 3% các em chọn cách sử dụng bạo lực, đánh bạn khi giải quyết mâu thuẫn; chỉ có 23.2% các em học sinh chọn cách giải quyết đúng mang tính ôn hòa là giãi bày, trao đổi, nói lại với bạn cho bạn hiểu.

3. Sử dụng chất gây nghiện

Nguy cơ xảy ra hành vi bạo hành  ở trẻ có thể từ  hành vi  sử dụng chất gây nghiện  của học sinh. Trong điều tra của chúng tôi về hành vi sử dụng chất gây nghiện của học sinh, thống kê cho thấy 32.8%  các em  thỉnh thoảng  có uống rượu, 5% học sinh uống rượu  thường xuyên. Hành vi uống rượu cần tuyệt đối cấm ở học sinh vì rượu ảnh hưởng tới thần kinh, dễ làm các em có hành vi quá khích, thiếu kiềm chế, không làm chủ được mình.

4. Cơ hội vui chơi giải trí của học sinh

Học sinh hiện nay rất ít khi có cơ hội vui chơi giải trí vì áp lực học tập, phải đi học thêm, phải làm quá nhiều bài tập về nhà. Điều này làm tinh thần  các em không thoải mái, gây “stress”,  cau  có,  bực  bội,  trầm  cảm,  ảnh  hưởng  đến  thái  độ,  cách  cư  xử  của  các  em  đối  với  những  người xung quanh, dễ gây sự dẫn đến bạo lực. Điều tra cho thấy: 2.5% số học sinh hoàn toàn  không  có cơ hội vui chơi giải trí, 11.6% phải rất khó khăn mới có được cơ hội vui chơi giải trí. 

5. Nguyên nhân khác

Bạo lực học đường xảy ra còn do một nguyên nhân là học sinh hiểu biết về pháp luật quá ít,đó là những nguyên nhân dẫn đến bạo lực học đường được nêu ra tại buổi tọa đàm “Bạo lực trẻ em trong nhà trường – thực trạng và giải pháp”, do Sở Lao động – Thương binh và xã hội Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức. Bạo lực trong nhà trường có thể dẫn đến các em dễ phạm tội và phạm tội có tính chất nghiêm trọng…  Chỉ vài xích mích với bạn khi đang chơi đùa, trẻ có thể nổi tính hung hăng, đánh bạn. Hiện tượng trẻ em có hành vi bạo lực ngày càng tăng, thậm chí dẫn tới những hậu quả nghiêm trọng.  Sự bốc đồng, sống thiếu định hướng sẽ rất dễ khiến các em phạm tội ở lứa tuổi chưa nhận thức chín chắn. Giải pháp để giảm bạo lực học đường là tăng cường giảng dạy kỹ năng sống trong nhà trường, tập cho học sinh nói không với cái xấu, biết chọn lọc tiếp thu chuẩn mực văn hóa tốt, kỹ năng yêu cầu trợ giúp khi gặp khó khăn… Cần  định hướng nâng cao nhận thức quyền trẻ em, nâng cao kỹ năng giáo dục  trẻ, cập nhật phương pháp giáo dục con cái tiên tiến. Khi trẻ bị bạo lực từ thầy cô giáo, cha mẹ phải gần gũi trẻ, tạo cho trẻ sự tin cậy và an toàn. Cha mẹ cần bình tĩnh để trẻ tự nói ra sự việc và tìm cách giúp đỡ trẻ. Nếu có tổn thương về thể chất, cần đưa trẻ đi bệnh viện, thường xuyên theo dõi chăm sóc trẻ, bảo vệ trẻ bằng pháp luật nếu cần thiết.  Cha mẹ cần khuyến khích, động viên trẻ, thể hiện lòng yêu thương đối với  trẻ, khi cần thì chuyển trẻ sang môi trường mới, giúp trẻ quên đi những hình ảnh bị bạo hành. Về lâu dài, cần dạy trẻ cách nhận biết đúng sai, để trẻ tự tin khi giải quyết khó khăn của chính mình. Trước bất cứ biểu hiện khác thường nào của trẻ về mặt tâm lý, cha mẹ phải đưa trẻ đi khám ở chuyên gia tâm lý có kinh nghiệm để tìm ra nguyên nhân và có cách can thiệp kịp thời.

Mặt  khác, trẻ  em độ tuổi thanh thiếu niên thường có xu hướng muốn tự khẳng  định mình,chứng tỏ mình mạnh mẽ, có quyền lực và thể hiện bằng những  hành vi gây hấn, bạo lực…. Đồng thời, lứa tuổi này các em chịu ảnh  hưởng từ nhóm bạn bè. Do vậy, một nguyên nhân nữa dẫn tới tình trạng bạo  lực ở trẻ có thể kể đến là sự tác động, rủ rê, lôi kéo từ phía nhóm bạn  bè. Nhiều bè phái, nhóm đánh bạn trong các trường học được hình thành,  xuất phát từ nguyên nhân này. Vì vậy, cha mẹ và nhà trường cần giáo dục  các em nhận thức đúng về tình bạn, chọn bạn để chơi.

Hiện  nay truyền thông tác động rất lớn tới sự hình thành nhân cách của trẻ.  Trẻ được tiếp nhận lượng thông tin dồi dào, đa chiều. Các loại phim ảnh, truyền hình, báo chí và game bạo lực đang tràn lan, những hình ảnh bạo lực kích động tâm lý của trẻ. Nhiều vụ hành hung gây hậu quả nghiêm trọng do trẻ vị thành niên gây ra có nguyên nhân sâu xa là trẻ xem phim bạo lực, chơi game bạo lực  rồi dần dần bị nhiễm trong suy nghĩ, lối  sống, dẫn tới những hành động bạo lực.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com