Trong nội dung trình bày dưới đây, LVN Group sẽ gửi đến quý bạn đọc thông tin về bảo hiểm tiền gửi quỹ tín dụng !.
Bảo hiểm tiền gửi quỹ tín dụng
1. Bảo hiểm tiền gửi là gì?
Bảo hiểm tiền gửi là loại hình bảo hiểm đối với hoạt động ngân hàng được thực hiện từ rất sớm ở nhiều nước. Chẳng hạn như ở Mỹ, bảo hiểm tiền gửi xuất hiện từ năm 1934. Thực tế ở các nước cho thấy, khi có bảo hiểm tiền gửi ra đời, hoạt động có hiệu quả thì số lượng các ngân hàng bị tuyên bố phá sản đã giảm đi rõ rệt. Bởi vì, nhờ có bảo hiểm tiền gửi đã ngăn chặn sự đổ vỡ mang tính dây chuyền trong hệ thống ngân hàng, góp phần duy trì sự phát triển ổn định, an toàn cho các tổ chức tín dụng. Nhờ có bảo hiểm tĩền gửi mà quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền được bảo đảm và từ đó các tổ chức tín dụng đã tạo dựng được niềm tin cho người gửi tiền, nhiều người dân có tiền đã tích cực gửi tiền vào các tổ chức tín dụng, qua đó các tổ chức tín dụng huy động nhiều vốn nhàn rồi trong xã hội để cho vay và làm các dịch vụ ngân hàng khác, hiệu quả hoạt động của các tổ chức tín dụng đã tăng lên rõ rệt, nền kinh tế đất nước phát triển, xã hội ổn định.
Ở nước ta, bảo hiểm tiền gửi bắt đầu áp dụng vào năm 1994 theo Quyết định của Bộ trưởng Bộ tài chính số 101/QĐ/BTC ngày 01/2/1994 về việc ban hành quy tắc bảo hiểm trách nhiệm của quỹ tín dụng nhân dân đối với các khoản tiền gửi có kì hạn. Tuy nhiên, bảo hiểm tiền gửi theo Quyết định số 101/QĐ- BTC chỉ là một trong những nghiệp vụ kinh doanh bảo hiểm do các doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện theo nguyên tắc tự nguyện. Phạm vi bảo hiểm tiền gửi còn rất hạn hẹp vì đối tượng tham gia bảo hiểm chỉ là các quỹ tín dụng nhân dân và tiền gửi được bảo hiểm chỉ với các khoản tiền gửi có kì hạn bằng đồng Việt Nam.
Nhận thức được tầm cần thiết của bảo hiểm tiền gửi đối với hoạt động ngân hàng trong thời kì mới, ngày 12/12/1997 Quốc hội đã ban hành Luật các tổ chức tín dụng trong đó có quy định:
“Tổ chức tín dụng có trách nhiệm tham gia tổ chức tổ chức bảo toàn hoặc bảo hiểm tiền gửi; mức bảo toàn hoặc bảo hiểm tiền gửi do Chính phủ quy định”.
Với quy định này đã tạo cơ sở pháp lí cần thiết cho sự ra đời chế độ bảo hiểm tiền gửi mới ở nước ta. Ngày 01/09/1999, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 89/1999/NĐ-CP về bảo hiểm tiền gửi trong đó quy định rõ mục đích, tính chất của bảo hiểm tiền gửi; đối tượng tham gia bảo hiểm tiền gửi, các loại tiền gửi được bảo hiểm, phí bảo hiểm… Ngày 9/11/1999, Thủ tướng Chính phủ đã kí Quyết định số 218/1999/QĐ-TTg về việc thành lập Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam – tổ chức độc lập chuyên thực hiện nghiệp vụ bảo hiểm tiền gửi. Ngày 07/10/2000, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam chính thức đi vào hoạt động. Ngày 18/6/2012, Quốc hội đã ban hành Luật bảo hiểm tiền gửi; Chính phủ ban hành Nghị định sổ 68/2013/NĐ-CP ngày 28/06/2013 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật bảo hiểm tiền gửi. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành Thông tư số 24/2014/TT-NHNN ngày 06/9/2014 hướng dẫn một số nội dung về hoạt động bảo hiểm tiền gửi.
Theo các quy định hiện hành:
“Bảo hiểm tiền gửi là sự bảo đảm hoàn trả tiền gửi cho người được bảo hiểm tiền gửi trong hạn mức trả tiền bảo hiểm khi tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi lâm vào tình trạng mất khả năng chi trả tiền gửi cho người gửi tiền hoặc phá sản”. Xem: Khoản 1 Điều 4 Luật bảo hiểm tiền gửi năm 2012.
Bảo hiểm tiền gửi là loại hình bảo hiểm theo đó tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thành lập và hoạt động theo Luật các tổ chức tín dụng được nhận tiền gửi bằng đồng Việt Nam.
Bảo hiểm tiền gửi ở nước ta, xét về tính chất là loại hình bao hiêm băt buộc. Bởi vì, pháp luật về bảo hiểm tiền gửi có quy định về điều kiện bảo hiểm, mức phí bảo hiểm mà các tham gia quan hệ bảo hiểm có nghĩa vụ phải thực hiện. Việc áp dụng chế độ bảo hiểm bắt buộc đối với tiền gửi không chỉ nhằm xử lí rủi ro đối với tổ chức nhận tiền gửi, bảo vệ lợi ích của người gửi tiền mà còn bảo vệ sự an toàn cho cả hệ thống các tổ chức tín dụng, sự ổn định tiền tệ quốc gia. Đồng thời còn tạo ra sự bình đẳng, công bằng trong các tổ chức có hoạt động ngân hàng, góp phần nâng cao uy tín của các tổ chức tín mg đối với người dân trong giai đoạn hiện nay, nhằm khai íc tổi đa các nguồn vốn nhàn rỗi để tập trung cho đầu tư phát ìn kinh tế. Việc quy định bắt buộc tham gia bảo hiểm tiền đối với các tổ chức tín dụng được áp dụng ở nhiều nước, ng hạn như Mỹ, pháp luật có quy định các ngân hàng là h viên của hệ thống dự trữ liên bang phải tham gia bảo tại Công ty bảo hiểm tiền gửi Liên bang (Federal Deposit mce Corporation, viết tắt là: FDIC).
Xét về bản chất, bảo hiểm tiền gửi ở Việt Nam là loại hình bảo hiểm phi thương mại, không thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật kinh doanh bảo hiểm mà được điều chỉnh bằng một quy chế pháp lí riêng (Luật bảo hiểm tiền gửi). Tính phi thươn; mại của bảo hiểm tiền gửi thể hiện ở chỗ, bên bảo hiểm là tổ chức Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam – tổ chức tài chính nhà nướ mục tiêu hoạt động của tổ chức này là hoạt động không nhầ mục đích lợi nhuận mà nhằm mục đích bảo vệ quyền và lợi hợp pháp của người gửi tiền, góp phần duy trì sự ổn định các tổ chức tín dụng, bảo đảm sự phát triển an toàn, lành m hoạt động ngân hàng.
Ở một số nước, bảo hiểm tiền gửi là hoạt động bảo mang tính thưong mại, thực hiện theo nguyên tắc hạch Chẳng hạn ở Đức, quỹ bảo hiểm tiền gửi do Hiệp hội hàng thương mại Đức tổ chức. Nó được thành lập, hoạt như là tổ chức phi chính phủ nhằm tạo ra tính liên kết, hỗ trợ giữa các ngân hàng hội viên nhằm bảo đảm an toàn cho cà hệ thống. Các hội viên đóng góp tiền theo hướng dẫn vào quỹ bảo hiểm. Khi quỹ tạm thời nhàn rỗi số tiền trong quỹ sẽ được tận dụng một cách hợp pháp để tạo khả năng sinh lời. Quỹ bảo hiểm lập ra nhằm hai mục đích là phòng ngừa các rủi ro bằng cách quỹ giúp đỡ các thành viên khi gặp khó khăn về khả năng thanh toán và để thanh toán cho khách hàng khi ngân hàng là thành viên bị phá sản.
2. Loại tiền gửi nào được hưởng bảo hiểm?
Căn cứ Điều 18 Luật Bảo hiểm tiền gửi năm 2012, tiền gửi được bảo hiểm là tiền gửi bằng đồng Việt Nam của cá nhân gửi tại ngân hàng, tổ chức tín dụng dưới các cách thức sau đây:
– Tiền gửi có kỳ hạn.
– Tiền gửi không kỳ hạn.
– Tiền gửi tiết kiệm.
– Chứng chỉ tiền gửi.
– Kỳ phiếu.
– Tín phiếu.
– Các cách thức tiền gửi khác.
Lưu ý: Tiền gửi được bảo hiểm không bao gồm:
– Tiền gửi của người sở hữu trên 5% vốn điều lệ của chính tổ chức tín dụng đó.
– Tiền gửi của cá nhân là thành viên Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó Giám đốc) của chính tổ chức tín dụng đó
– Tiền gửi của cá nhân là Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó Giám đốc) của chính chi nhánh ngân hàng nước ngoài đó.
Trên đây là một số thông tin chi tiết về bảo hiểm tiền gửi quỹ tín dụng. Hy vọng với những thông tin LVN Group đã gửi tới sẽ giúp bạn hiểu thêm về vấn đề trên. Nếu bạn cần hỗ trợ tư vấn hỗ trợ pháp lý hoặc sử dụng các dịch vụ pháp lý khác từCông ty Luật LVN Group, hãy đừng ngần ngại mà liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ nhanh chóng. LVN Group cam kết sẽ giúp bạn có trải nghiệm tốt nhất về các dịch vụ mà mình gửi tới đến khách hàng. Chúng tôi luôn đồng hành pháp lý cùng bạn.
Gmail: info@lvngroup.vn
Website: lvngroup.vn