Các hoạt động của quỹ hưu trí tự nguyện (Cập nhật 2023)
1. Quỹ hưu trí tự nguyện là gì?
Quỹ hưu trí tự nguyện là một quỹ tài chính được đóng góp bởi người lao động và người sử dụng lao động, có mục đích tạo ra thu nhập bổ sung, đảm bảo mỗi người được hỗ trợ tài chính ổn định khi đến tuổi hưu trí, bên cạnh trợ cấp của bảo hiểm xã hội.
Tại Việt Nam, mô hình quỹ hưu trí tự nguyện được Chính phủ ban hành vào năm 2016 và đến giai đoạn hiện nay, quỹ này tiếp tục được Bộ Tài chính phát triển bằng cách áp dụng ưu đãi, khấu trừ chịu thuế thu nhập tối đa 1.000.000 VND/tháng (đối với người lao động) và 3.000.000 VND/tháng (đối với người sử dụng lao động).
Về cách thức tham gia, mỗi cá nhân đóng góp số tiền đã đăng ký theo từng kỳ giao dịch hoặc kết hợp với doanh nghiệp để đóng góp. Số tiền có thể dựa theo nhu cầu tích lũy tuổi già của mỗi người hoặc dựa trên cơ sở tự nguyện. Sau này, mức thụ hưởng hưu trí được thanh toán mỗi tháng từ tài khoản cá nhân (giống như một dạng lương hưu) và kéo dài đến khi người lao động nhận được tổng số tiền đóng góp với lợi nhuận đi kèm.
2. Đối tượng tham gia quỹ hưu trí tự nguyện
Doanh nghiệp sử dụng lao động đóng góp vào quỹ hưu trí cho người lao động của doanh nghiệp mình. Người lao động được hưởng toàn bộ quyền lợi từ khoản đóng góp của doanh nghiệp sử dụng lao động và kết quả đầu tư liên quan theo các điều khoản quy định tại văn bản thỏa thuận giữa người lao động và doanh nghiệp sử dụng lao động về việc tham gia quỹ hưu trí.
Người lao động tham gia quỹ hưu trí thông qua doanh nghiệp sử dụng lao động.
Cá nhân tham gia trực tiếp quỹ hưu trí (không thông qua doanh nghiệp sử dụng lao động).
3. Tham gia quỹ hưu trí tự nguyện thông qua người sử dụng lao động
Tại Điều 8 Nghị định 88/2016/NĐ-CP quy định về tham gia quỹ hưu trí tự nguyện thông qua sử dụng lao động như sau:
Điều 8. Tham gia đóng góp thông qua người sử dụng lao động1. Căn cứ vào yêu cầu quản lý lao động và khả năng tài chính, người sử dụng lao động có thể xây dựng chương trình hưu trí và thực hiện đóng góp vào quỹ hưu trí cho người lao động của doanh nghiệp mình theo phương thức quy định tại Khoản 1 Điều 7 Nghị định này.
2. Quy trình tham gia đóng góp chương trình hưu trí thông qua người sử dụng lao động như sau:
a) Người sử dụng lao động thông báo cho người lao động về chương trình hưu trí.
b) Người sử dụng lao động ký thỏa thuận bằng văn bản với người lao động về việc tham gia chương trình hưu trí theo hướng dẫn của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội. Văn bản thỏa thuận về việc tham gia chương trình hưu trí bao gồm các nội dung cơ bản sau:
– Tên chương trình hưu trí người lao động lựa chọn tham gia;
– Nội dung cơ bản của chương trình hưu trí;
– Thời gian bắt đầu tham gia chương trình hưu trí;
– Mức đóng góp, tần suất và thời gian đóng góp của người sử dụng lao động;
– Mức đóng góp, tần suất, thời gian và phương thức đóng góp của người lao động (trong trường hợp người lao động cùng tham gia đóng góp với người sử dụng lao động);
– Quyền và nghĩa vụ của người lao động khi tham gia quỹ hưu trí, trong đó bao gồm Điều kiện được hưởng Khoản đóng góp của người sử dụng lao động và kết quả đầu tư từ Khoản đóng góp này;
– Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động khi tham gia đóng góp cho người lao động, trong đó bao gồm Điều kiện người sử dụng lao động được nhận lại Khoản đóng góp của mình cho người lao động và kết quả đầu tư từ Khoản đóng góp này;
– Quy trình thay đổi các nội dung tại văn bản thỏa thuận (nếu có);
– Các trường hợp ngừng và tạm ngừng tham gia chương trình hưu trí.
c) Người sử dụng lao động ký hợp đồng tham gia chương trình hưu trí với doanh nghiệp quản lý quỹ hưu trí. Nội dung hợp đồng tham gia quỹ hưu trí thực hiện theo hướng dẫn tại Điều 19 Nghị định này.
d) Căn cứ vào hợp đồng tham gia chương trình hưu trí và văn bản thỏa thuận với người lao động, người sử dụng lao động thực hiện chuyển tiền đóng góp vào quỹ hưu trí đối với phần trách nhiệm đóng góp của mình và phần người lao động ủy thác cho người sử dụng lao động đóng hộ (nếu có) đồng thời thông báo cho doanh nghiệp quản lý quỹ hưu trí, tổ chức lưu ký và ngân hàng giám sát về số tiền đóng góp vào mỗi tài Khoản hưu trí cá nhân.
3. Khoản tiền đóng góp vào mỗi tài Khoản hưu trí cá nhân của người tham gia quỹ bao gồm:
a) Khoản tiền đóng góp của người sử dụng lao động cho người lao động theo văn bản thỏa thuận ký giữa người sử dụng lao động và người lao động;
b) Khoản tiền đóng góp của người lao động (nếu có) theo văn bản thỏa thuận ký giữa người sử dụng lao động và người lao động.
4. Việc ngừng hoặc tạm ngừng tham gia chương trình hưu trí của người lao động và người sử dụng lao động thực hiện theo văn bản thỏa thuận ký giữa người sử dụng lao động và người lao động quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều này và hợp đồng tham gia quỹ hưu trí quy định tại Điều 19 Nghị định này.
4. Tham gia đóng góp trực tiếp chương trình hưu trí
Tại Điều 9 Nghị định 88/2016/NĐ-CP quy định về tham gia quỹ hưu trí tự nguyện trực tiếp như sau:
Điều 9. Tham gia đóng góp trực tiếp chương trình hưu trí
1. Người lao động, cá nhân tham gia đóng góp trực tiếp chương trình hưu trí theo phương thức quy định tại Khoản 2 Điều 7 Nghị định này.
2. Người lao động, cá nhân tự lựa chọn chương trình hưu trí và phương thức đóng góp, thực hiện ký hợp đồng với doanh nghiệp quản lý quỹ hưu trí theo mẫu hợp đồng quy định tại Điều 19 Nghị định này.
3. Người lao động, cá nhân thực hiện chuyển tiền đóng góp của mình vào quỹ hưu trí theo các Điều Khoản tại hợp đồng tham gia chương trình hưu trí.
4. Người lao động, cá nhân đối chiếu thông tin cập nhật do doanh nghiệp quản lý quỹ, tổ chức lưu ký và ngân hàng giám sát gửi tới định kỳ về giá trị tài Khoản hưu trí cá nhân theo hướng dẫn tại Điều 28 và Điều 29 Nghị định này.
5. Người lao động, cá nhân ngừng hoặc tạm ngừng tham gia chương trình hưu trí theo hợp đồng tham gia quỹ quy định tại Điều 19 Nghị định này.
Trên đây là nội dung trình bàyCác hoạt động của quỹ hưu trí tự nguyện (Cập nhật 2023) Công ty Luật LVN Group tự hào là đơn vị hàng đầu hỗ trợ mọi vấn đề liên quan đến pháp lý, tư vấn pháp luật, thủ tục giấy tờ cho khách hàng là cá nhân và doanh nghiệp trên Toàn quốc với hệ thống văn phòng tại các thành phố lớn và đội ngũ cộng tác viên trên khắp các tỉnh thành. Liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời.