Quá trình hình thành và phát triển pháp luật bầu cử ở Việt Nam

Quá trình hình thành và phát triển pháp luật bầu cử ở Việt Nam thế nào? Hãy cùng Luật LVN Group nghiên cứu chi tiết thông qua nội dung trình bày sau !!

Quá trình hình thành và phát triển pháp luật bầu cử ở Việt Nam

1. Bầu cử là gì?

Bầu là cách lựa chọn người nắm giữ một chức vụ theo chế độ tập thể. Bầu cử là việc lựa chọn người nắm giữ chức vụ trong bộ máy nhà nước được thực hiện bởi người dân thông qua con đường bỏ phiếu tập thể

Bầu cử là một hoạt động xã hội của con người mà theo đó một nhóm người bầu ra một hay nhiều người để uỷ quyền cho các nhóm người xác định đó để thực hiện chức năng xã hội cụ thể.

Mặt khác, khái niệm bầu cử còn được dùng rất nhiều thay cho “quyền bầu cử”.

2. Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật chính về bầu cử qua các thời kì

3. Quá trình hình thành và phát triển pháp luật bầu cử ở Việt Nam

Ở góc độ khái quát, như minh hoạ ở trên, có thể thấy lịch sử hình thành và phát triển của chế định bầu cử của Việt Nam có ba đặc điểm lớn sau:

Chế định bầu cử của Việt Nam:

– Được hình thành từ rất sớm;

– Ngày càng phát triển về quy mô điều chinh;

– Phát triển theo xu hướng hợp nhất quy định bầu cử đại biểu Quốc hội và bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân.

Thứ nhất, chế định bầu cử của Việt Nam, cùng với đó là chế độ bầu cử, được hình thành từ rất sớm. Những văn bản quy phạm pháp luật nền tảng đầu tiên về bầu cử đã được ban hành từ trước khi có Hiến pháp năm 1946, thậm chí đã được dự kiến từ trước Tổng khởi nghĩa. Ngay từ khi Quốc dân đại biểu đại hội họp ở Tân trào ngày 16, 17 tháng 8 năm 1945 để chuẩn bị tổng khởi nghĩa đã quyết định Quốc dân đại hội (Quốc hội khóa 1) sau này sẽ được hình thành qua con đường bầu cử (Lời nói đầu của sắc lệnh số 14, ngày 08/9/1945 của Chủ .tịch Chính phù lâm thời về tổ chức tổng tuyển cử toàn quốc viết rõ: “Chiểu theo nghị quyết của Quốc dân đại biểu đại hội họp ngày 16, 17 tháng 8 năm 1945 tại khu Giải Phóng, ấn định rằng nước Việt Nam sẽ theo Chính phủ dân chủ cộng hòa, và Chính phủ nhân dân toàn quốc sẽ do một Quốc dân đại hội bầu theo lối phổ thông đầu phiêu cử lên”). Chưa đầy một tuần sau khi tuyên bố độc lập, ngày 08 tháng 9 năm 1945 Chủ tịch Chính phủ lâm thời lúc bấy giờ là Hồ Chí Minh đã kí sắc lệnh số 14 về tổ chức tổng tuyển cử toàn quốc, trong đó ấn định số đại biểu của Quốc dân đại hội, điều kiện đi bầu cử, ứng cử. Chỉ hơn một tháng sau đó, ngày 17 tháng 10 năm 1945, Chính phủ lâm thời đã thông qua sắc lệnh số 51, văn bản quy phạm pháp luật đầu tiên ấn định thể lệ cho một cuộc tổng tuyển cử dân chủ ở Việt Nam. Đối với việc bầu cử Hội đồng nhân dân ở địa phương thì tới năm 1957 mới có văn bản điều chỉnh riêng, tức là Sắc luật số 004/SLt quy định thể lệ bầu cử Hội đồng nhân dân và ủy ban hành chính các cấp. Song ngay từ tháng 11 năm 1945, Chính phủ lâm thời cũng đã ban hành sắc lệnh số 63 về tổ chức Hội đồng nhân dân và ủy ban hành chính, trong đó có một số điều khoản về thể lệ bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân.

Thứ hai, chế định bầu cử của Việt Nam ngày càng phát triển hơn về mặt quy mô. số lượng chương, điều của các đạo luật chính về bầu cử qua các thời kì có thể không có sự chênh lệch quá lớn, song mức độ quy định cụ thể của các điều khoản lại có sự khác biệt đáng kể. Sự khác biệt này mặc dù chỉ là cách thức, song nó phần nào cho thấy xu hướng điều chỉnh ngày càng chi tiết quy trình, thủ tục bầu cử ở nước ta.

Thứ ba, dễ nhận thấy xu hướng hợp nhất hai hệ thống văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân bằng một hệ thống chế định bầu cử thống nhất. Như thể hiện ở bảng 9.1, từ khi chế độ bầu cử của Việt Nam được hình thành đã có những văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh riêng về bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân. Mặc dù có sự giao thoa ở mức độ nhất định, song các văn bản quy phạm pháp luật về bầu cử trước đây lập thành hai hệ thống văn bản, hai chế định, độc lập với nhau. Thực tế này tồn tại cho tới năm 2010 khi có một luật điều chỉnh chung hai lĩnh vực bàu cử, Luật số 63/2010/QH12 ban hành ngày 24 tháng 11 năm 2010. Tuy nhiên, đây mới chỉ là luật sửa đổi, bổ sung hai luật riêng biệt về bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân trước đó. Phải tới năm 2015 mới chính thức có một đạo luật chung, Luật số 85/2015/QH13, điều chỉnh cả hai lĩnh vực bầu cử ở Việt Nam.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com