Theo luật biển việt nam năm 2012 quần đảo là gì?

Theo luật biển việt nam năm 2012 quần đảo là gì? Hãy cùng Luật LVN Group nghiên cứu chi tiết thông qua nội dung trình bày sau !!

Theo luật biển việt nam năm 2012 quần đảo là gì?

1. Theo luật biển việt nam năm 2012 quần đảo là gì?

Điều 19. Đảo, quần đảo

1. Đảo là một vùng đất tự nhiên có nước bao bọc, khi thủy triều lên vùng đất này vẫn ở trên mặt nước.

Quần đảo là một tập hợp các đảo, bao gồm cả bộ phận của các đảo, vùng nước tiếp liền và các thành phần tự nhiên khác có liên quan chặt chẽ với nhau.

2. Đảo, quần đảo thuộc chủ quyền của Việt Nam là bộ phận không thể tách rời của lãnh thổ Việt Nam.

2. Chế độ pháp lý của đảo, quần đảo

1. Nhà nước thực hiện chủ quyền trên đảo, quần đảo của Việt Nam.

2. Chế độ pháp lý đối với vùng nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của các đảo, quần đảo được thực hiện theo hướng dẫn tại các điều 10, 12, 14, 16 và 18 của Luật này.

Trong vùng nước quần đảo:

– Các quốc gia quần đảo có nghĩa vụ tôn trọng các điều ước hiện hành đã được ký kết với các quốc gia khác và thừa nhận các quyền đánh bắt hải sản truyền thống và những hoạt động chính đáng của các quốc gia kế cận trong một số khu vực thuộc vùng nước quần đảo của các quốc gia quần đảo.

– Các quốc gia quần đảo có nghĩa vụ tôn trọng các dây cáp ngầm hiện có do những quốc gia khác đặt và đi qua các vùng nước của quốc gia quần đảo mà không đụng đến bờ biển của mình.

– Tàu thuyền của các quốc gia khác đểu được hưởng quyền đi qua không gây hại trong vùng nước quần đảo. Chế độ pháp lý của quyền đi qua không gây hại này gần giống với chế độ pháp lý của quyền quá cảnh các eo biển quốc tế.

Vùng nước quần đảo là vùng biển thuộc chủ quyền của quốc gia quần đảo. Chủ quyền này được mở rộng đến vùng trời trên vùng nước quần đảo, cũng như đến đáy vùng nước đó và lòng đất tương ứng (Điều 49 Công ước luật biển năm 1982). Chế độ pháp lý của vùng nước quàn đảo thể hiện ở những nội dung chính sau:

2.1 Quyền đi qua không gây hại

Tàu thuyền của tất cả các quốc gia đều được hưởng quyền đi qua không gây hại trong vùng nước quần đảo. Quyền đi qua không gây hại trong vùng nước quần đảo tương tự quyền đi qua không gây hại trong lãnh hải đã được quy định tại Mục 3 Phần II Công ước luật biển năm 1982. Quốc gia quần đảo có thể tạm thời đình chỉ việc đi qua không gây hại của tàu thuyền nước ngoài trong các khu vực nhất định thuộc vùng nước quần đảo nếu biện pháp này là càn thiết để đảm bảo an ninh của nước mình, nhưng không được có sự phân biệt đối xử giữa các tàu thuyền nước ngoài. Việc tạm đình chỉ này chỉ có hiệu lực sau khi đã được công bố theo đúng thủ tục (Điều 52 Công ước luật biển năm 1982).

2.2 Quyền đi qua vùng nước quần đảo

Ngoài quyền đi qua không gây hại, Công ước luật biển năm 1982 còn quy định về quyền đi qua vùng nước quần đảo.1 Khác với quyền đi qua không gây hại chỉ dành cho tàu thuyền nước ngoài và có thể bị đình chỉ, quyền đi qua vùng nước quần đảo dành cho cả tàu thuyền, phương tiện bay nước ngoài và không thể bị đình chỉ. Quyền đi qua vùng nước quần đảo được quy định trong Công ước luật biển năm 1982 như sau:

– Quyền đi qua vùng nước quần đảo được thực hiện theo các tuyến đường hàng hải và hàng không do quốc gia quẩn đảo ẩn định.

Các tuyến đường hàng hải và hàng không được xác định qua hàng loạt các đường trục liên tục nối liền các điểm vào với các điểm ra của chúng. Trong quá trình đi qua, các tàu thuyền và phương tiện bay nước ngoài không được đi chệch các đường trục này quá 25 hải lý. Mặt khác, các tàu thuyền và phương tiện bay nước ngoài không được đi cách bờ một khoảng cách dưới 10% khoảng cách giữa những điểm gần nhất của các đảo nằm dọc theo tuyến đường. Hiện nay có hai cách giải thích về quy định này của Công ước luật biển năm 1982 (Điều 53 Công ước luật biển năm 1982):

+ Cách giải thích thứ nhất: “10% khoảng cách giữa những điểm gần nhất của các đảo dọc theo tuyến đường” được hiểu là 10% chiều rộng của luồng hàng hải tính từ bờ đảo bên này đến bờ đảo bên kia. Theo cách giải thích này, nếu nếu luồng hàng hải rộng 40 hải lý thì hai vùng cấm tàu thuyền và phương tiện bay sẽ có chiều rộng là 4 hải lý tính từ bờ mỗi bên. Kết qụả là tuyến đường hàng hải và hàng không mà tàu thuyền và phương tiện bay nước ngoài được đi qua vùng nước quần đảo sẽ có chiều rộng 32 hải lý và tàu thuyền, phương tiện bay sẽ không được đi lệch quá đường trục xác định 16 hải lý. Vì vậy, để tàu thuyền và phương tiện bay có thể đi lệch đường trục xác định tối đa lên tới 25 hải lý thì chiều rộng giữa các đảo phải là 62,5 hải lý.

+ Cách giải thích thứ hai: “10% khoảng cách giữa những điểm gần nhất của các đảo dọc theo tuyến đường” được hiểu là 10% chiều rộng luồng hàng hải tính từ đường trục xác định đến các đảo. Theo cách giải thích này, để tàu thuyền và phương tiện bay có thể đi lệch đường trục xác định tối đa lên tới 25 hải lý thì chiều rộng giữa các đảo chỉ là 55,6 hải lý. Năm 1996, Indonesia đã áp dụng cách giải thích này để xác định tuyến đường hàng hải đi qua vùng nước quần đảo của mình. Tuyến đường này được Indonesia đệ trình lên IMO và được tổ chức này chấp nhận vào năm 1998.

Việc xác định tuyến đường đi qua vùng nước quần đảo của quốc gịa quần đảo phải được đệ trình lên tổ chức quốc tế có thẩm quyền để được chấp nhận và công bố theo đúng thủ tục quy định. Nếu quốc gia quần đảo không ấn định các tuyến đường hàng hải và hàng không dành cho tàu thuyền và phương tiện bay nước ngoài thì quyền này được thực hiện theo các tuyển đường hàng hải và hàng không quốc tế.

– Tàu thuyền, phương tiện bay nước ngoài thực hiện quyền đi qua vùng nước quần đảo theo các phương thức hàng hải, hàng không bình thường với mục đích là quá cảnh liên tục và nhanh chóng giữa một điểm của biển cả hoặc một vùng đặc quyền kinh tế với một điểm khác của biển cả hoặc một vùng kinh tế.

– Khi thực hiện quyền đi qua vùng nước quần đảo, tàu thuyền và phương tiện bay nước ngoài phải tuân thủ các nghĩa vụ tương tự như khi thực hiện quyền quá cảnh qua eo biển quốc tế được quy định tại Điều 39 Công ước luật biển năm 1982, chẳng hạn như không được dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực để chống lại chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ hay độc lập chính trị của quốc gia quần đảo; tuân thủ các quy định, thủ tục để đảm bảo an toàn hàng hải, an toàn hàng không; không được có hoạt động nào khác ngoài những hoạt động cần cho sự quá cảnh liên tục và nhanh chóng, trừ trường hợp bất khả kháng hoặc nguy cấp…

2.3 Một số quyền và nghĩa vụ khác của quốc gia quần đảo

Theo quy định của Điều 54 Công ước luật biển năm 1982 thì các điều 39, 40, 42, 44 Công ước luật biển năm 1982 cũng được áp dụng với những thay đổi cần thiết về chi tiết cho việc đi qua vùng nước quần đảo. Do đó, quốc gia quần đảo có thể áp dụng phảp luật quốc gia để ngăn ngừa ô nhiễm môi trường biển; cho phép việc nghiên cứu, đo đạc thuỷ văn; cấm đánh bắt hải sản… Bên cạnh chủ quyền đối với vùng nước quần đảo, quốc gia quần đảo có nghĩa vụ:

– Tôn trọng các điều ước quốc tế hiện hành đã được ký kết với các quốc gia khác và thừa nhận quyền đánh bắt hải sản truyền thống cũng như các hoạt động chính đáng của các quốc gia kế cận trong một số khu vực thuộc vùng nước quần đảo của mình.

Hiện nay, trong quan hệ quốc tế đã có một số điều ước quốc tế song phương hoặc đa phương quy định nghĩa vụ của quốc gia quần đảo về vấn đề này. Khoản 2 Điều 2 Hiệp ước song phương Indonesia và Malaysia ngày 25 tháng 7 năm 1982 ghi nhận: Malaysia công nhận Indonesia là quốc gia quần đảo và đường cơ sở quần đảo của Indonesia, đổi lại Indonesia thừa nhận một số quyền của Malaysia trong vùng nước quần đảo của Indonesia: (i) quyền truy cập và thông tin liên lạc của các tàu thuyền và phương tiện bay Malaysia; (ii) quyền đánh bắt hải sản truyền thống tại những khu vực quy định; (iii) quyền hợp pháp đối với các dây cáp và ống dẫn ngầm; (iv) quyền tiến hành các hoạt động tìm kiếm, cứu nạn; (v) quyền hợp tác nghiên cứu khoa học biển (Điều 51 Công ước luật biển năm 1982).

– Quốc gia quần đảo có nghĩa vụ tôn trọng các dây cáp ngầm hiện có của các quốc gia khác đặt và đi qua vùng nước quần đảo của quốc gia quần đảo mà không đụng chạm đến bờ biển của quốc gia quần đảo. Quốc gia quần đảo cho phép bảo dưỡng và thay thế các đường dây cáp ngầm sau khi đã được thông báo trước về vị trí của chúng và về những công việc bảo dưỡng hay thay thế dự định tiến hành.

Chế độ pháp lý của vùng nước quần đảo vừa thể hiện chủ quyền của quốc gia quần đảo đối với vùng nước quần đảo, vùng trời phía trên và lòng đất tương ứng; đồng thời vừa đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các quốc gia khác. Sự đan xen quyền và lợi ích này đảm bảo sự công bằng giữa các quốc gia trong quá trình khai thác và sử dụng biển. Bằng việc xác định đường cơ sở quần đảo theo Công ước luật biển năm 1982, quốc gia quần đảo có thể gộp một vùng biển rất rộng vào lãnh thổ của quốc gia mình. Trong nhiều trường hợp ở vùng biển đó đã từng tồn tại các đường hàng hải quốc tể hoặc các ngư trường đánh bắt truyền thống. Do đó, việc thừạ nhận của quốc gia quần đảo đối với quyền và lợi ích của các quốc gia khác trong vùng nước quần đảo, đặc biệt là quyền đi qua không gây hại của tàu thuyền, quyền quá cảnh của tàu thuyền và phương tiện bay hay quyền khai thác hải sản truyền thống… là rất cần thiết và phù hợp với xu thế phát triển của quan hệ quốc tế.

3. Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam

Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam từ ngày 01 đến ngày 08 tháng 6 hằng năm.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com